Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Đọc “Tiểu Luận” Của Nguyễn Huy Thiệp - Đỗ Ngọc Thạch

Đọc “Tiểu Luận” Của Nguyễn Huy Thiệp

Tiểu luận

Đọc “Tiểu Luận” Của Nguyễn Huy Thiệp   Đỗ Ngọc Thạch

(người đầu tiên văng cứt vào văn học Việt Nam một cách trắng trợn, hiệu quả và day dứt nhất….
Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh”(2). …Chính vì NHT đã chọn cách “diễn đạt nông dân” ….) trích dẩn trong bài của Đỗ Ngọc Thạch,
VCV không thể tán thành thứ văn chương cứt và xem thường nông dân của tác giả, nếu có…NHvcv
Nguyễn Huy Thiệp (NHT) có cuốn Giăng Lưới Bắt Chim (1). Cuốn sách ngay sau khi được phát hành đã gây dư luận trái chiều, người thì bảo NHT không biết làm phê bình, kẻ lại nói “đó là cuốn phê bình văn học đáng đọc nhất trong văn nghệ 30 năm đổi mới”. Quả là NHT đã “đại náo” diễn đàn Lý luận-Phê bình văn học!
GS, nhà Lý luận, Phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “Mỗi nhà lý luận nhân văn đều có một cách giải thích khác nhau về tác phẩm. Lý luận chẳng qua chỉ là những huyền thoại. Những huyền thoại mới đến sẽ thế chỗ và loại trừ những huyền thoại cũ. Rồi sau đó, những huyền thoại tương lai lặp lại quá trình với những huyền thoại hiện tại”. “Tôi thành thật chúc mừng Thiệp. Thiệp có tặng tôi Giăng lưới bắt chim với lời đề tựa: “Đây là một cuốn sách nhảm nhí, có nhiều nhầm lẫn”, song chính nó đã làm tôi thức tỉnh. Bản thân là nhà PBLL nhưng tôi tự thấy mình chưa làm được điều gì thật sự sâu sắc cho PBLL. Đọc Thiệp xong, tôi thấy mình phải thay đổi”. “Chúc mừng Hội Nhà văn Hà Nội đã tìm đúng tác phẩm để trao giải. Bởi trong tình trạng cả tác giả lẫn độc giả cả nước đều đang nửa tỉnh nửa mê như hiện nay thì sự xuất hiện của Giăng lưới bắt chim là vô cùng quan trọng”. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến: “Đọc Thiệp xong, tôi thấy mình cần phải thay đổi…Trong tình trạng của tác giả lẫn độc giả cả nước đều đang nửa tỉnh nửa mê như hiện nay thì sự kiện “GLBC” đoạt giải thưởng là vô cùng quan trọng”.
Năm 2004, bài viếtTrò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văncủa NHT đăng trên Tạp chí Ngày nay - là cơ quan của tổ chức UNESCO VN - (ba kỳ vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2004) đã tạo ra những tranh luận gay gắt trong giới văn chương một thời gian dài trên Báo Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn VN và một số trang mạng tại VN.
Tại sao NHT lại làm phân hóa giới văn nghệ (và cả công chúng văn nghệ) mạnh mẽ như vậy và thực ra những bài viết gọi là “Phê bình, Tiểu luận” của NHT là gì? Tôi đặc biệt chú ý đến hai ý trong những nhận định vừa dẫn trên của GS Hoàng Ngọc Hiến - người đã nổi tiếng với khái quát “Chủ nghĩa hiện thực phải đạo” ở thời kỳ “Tiền đổi mới” -, đó là: 1/ “Đọc Thiệp xong, tôi thấy mình phải thay đổi” và 2/ “Bởi trong tình trạng cả tác giả lẫn độc giả cả nước đều đang nửa tỉnh nửa mê như hiện nay thì sự xuất hiện của Giăng lưới bắt chim là vô cùng quan trọng”.
 *
Theo như lời giới thiệu lần xuất bản thứ nhất thì “Giăng lưới bắt chim” là một tập hợp những bài tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới thiệu và ghi chú của NHT đã đăng rải rác trên các báo và tạp chí trong nước từ năm 1989 đến 7-2003. Khi mới xuất hiện, những sáng tác của NHT đã gây nên một cuộc tranh luận văn học sôi nổi. Những bài viết chủ yếu nhất trong cuộc tranh luận này đã được nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên tập hợp trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội 2001).
Tập sách này trước hết bao gồm 5 bài tiểu luận quan trọng được NHT viết trong khoảng thời gian đang xảy ra cuộc tranh luận văn học về mình (1988-1992). Bẵng đi tới gần 10 năm, kể từ năm 2000 trở đi, NHT mới lại viết những bài báo dưới dạng tạp văn (ký tên Dương Thị Nhã) in rải rác trên các báo Tiền Phong, Nông nghiệp Việt Nam, Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh v.v... Gần đây, danh chính ngôn thuận NHT lại ký tên thật và bắt đầu dè dặt giới thiệu một số người như Đồng Đức Bốn, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, v.v.. trên một số báo và tạp chí. Những ghi chú trong truyện ngắn của NHT cũng đã từng được giới thiệu như một phụ lục trong một vài tuyển tập gần đây. Lần này, những người làm sách đã sưu tầm và bổ sung thêm với hy vọng rồi đây sẽ tập hợp được cả những bài nói và viết của NHT ở nước ngoài để bạn đọc có thể có được một cái nhìn toàn diện về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Trước khi “có được cái nhìn toàn diện” về NHT, tôi đặc biệt chú ý đến bài viết khá “độc đáo” về NHT của Đặng Thân: “Để kết thúc bài viết nhỏ nhẹ về một Nguyễn Huy Thiệp “cởi quần” để “đổi mới” xin được nhắc tới một thành quả văn học có tính độc sáng của người “cởi quần” mà không ai có thể quên được: anh là người đầu tiên văng cứt vào văn học Việt Nam một cách trắng trợn, hiệu quả và day dứt nhất. Từ "Trương Chi", "Phẩm tiết" cho đến "Còn mãi một tình yêu" hay "Chuyện ông Móng"…, cứt hiện lên với mọi hình thái cao quý, hiên ngang, phũ phàng, bộc trực, chân thực, phản kháng, khủng bố và đầy nhân tính của nó. Chính nhờ thế mà anh có một hỗn danh đầy vinh dự mà hình như phải là người thấu hiểu Phật tính mới dám nhận - nhiều người gọi anh là Thiệp “cứt”. Phải chăng đó chính là nền tảng cho tuyên ngôn bất hủ của anh về sáng tạo văn chương: Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh”(2). Nếu quả NHT là “bậc chí thánh” như Đặng Thân nói thì cần phải bình tĩnh xem lại…Vì thế mà có bài viết này.
*
Trong bài Một góc sơ xuất trong thế giới nội tâm nhà văn, NHT viết: “Tôi có may mắn là thời thơ ấu tôi gắn bó với nông thôn. Mẹ tôi là nông dân. Còn tôi sinh ở nông thôn.... Những người nông dân Việt Nam cách đây ba chục năm rất thực thà. Tôi được họ dạy bằng thứ ngôn từ thiết thực kiểu như sau: - Cu ai nấy đái; - Trâu thì lấy dây mà dắt, người thì lấy c. mà lôi; - Mặt nào ngao ấy ; - Sướng con cu mù con mắt.  Sau này khi đọc thứ văn chương bác học tôi không tìm thấy thứ ngôn từ thiết thực ấy nữa. Tôi rất phân vân: giữa cách diễn đạt nông dân kia với cách diễn đạt bác học thì nên lựa chọn cách diễn đạt nào?”. Có vẻ như NHT đã chọn “cách diễn đạt nông dân” nên đã chê Mắcxim Gorki khi khuyên các nhà văn trẻ, đã “trở nên lắm lời kinh khủng. ông yêu cầu họ phải học tập cẩn thận kho tàng văn học dân gian, đọc thật nhiều sách, am hiểu hội họa, kiến trúc, lịch sử... tóm lại là toàn bộ thế giới tri thức”, và nhận xét M. Gorki rằng “niềm khát khao học vấn của ông chân thành đến mức đáng thương”. Rồi NHT tung ra một “ẩn số”: “Đa số con người bị cuốn theo chiều gió, kiến thức mà họ thâu lượm được ở trong cuộc đời phụ thuộc vào cái gì đó hết sức bí mật và chớ có hoài công đi tìm các quy luật giác ngộ”.
Trở lại sự lựa chọn của NHT. Ta thường thấy hầu hết các nhà văn lớn khi được hỏi đã học ở đâu để thành tài như vậy thì đều khiêm tốn trả lời rất “dân gian” là đã học ở những người nông dân hay đại loại là người lao động cực khổ. Hẳn là NHT cũng vậy và anh tỏ ra rất thích thú với “cách diễn đạt nông dân”: không màu mè và có vẻ thô tục nhưng gọi đúng tên sự vật. Ở nông thôn VN, khi tỏ thái độ miệt thị ai, người ta thường nói “Đồ mặt L.”. Khi không ưng cái gì, người ta nói “Dí L. vào”, có cả “Dí C. vào” nữa! Muốn chửi ai, người ta nói: “Mày ăn L. bà!”…Nói chung, ở nông thôn, nói ra mồm những thứ đó là chuyện thường ngày, gọi là “Nói tục”! Phải thấy rằng “diễn đạt theo cách nông dân” là sở trưởng của NHT nên trong bài Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn (bài 3) NHT viết: “Giai thoại có một nhà thơ nói về tình cảnh thơ ở trong bài thơ sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: "Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l…/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l… vào thơ!", tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa”.
Chính vì NHT đã chọn cách “diễn đạt nông dân” (và phải nói là NHT là người học trò xuất sắc của “người thầy Nông dân”) cho nên dù có nhiều người phải “bịt tai, che mắt” trước những cách diễn đạt nông dân với những hình ảnh sinh động “rất NHT” cũng phải thừa nhận NHT rất hài, rất hóm và có một “ma lực” lôi cuốn khi NHT “nói trắng phớ” ra mọi chuyện: “Tôi biết sẽ có nhiều người phản ứng lại điều tôi nói "trắng phớ" ra như thế nhưng ở đây nó là thực tế. Tôi chỉ nói ra một thực tế "tàn nhẫn" mà mọi người vẫn tránh né hoặc "không nỡ" nói ra mà thôi. Đã đến lúc người ta phải nhìn vào thực tế để thúc đẩy văn học cũng như thúc đẩy xã hội phát triển”. Điều gì ở diễn đạt theo cách nông dân có sức lôi cuốn nhất? Đó chính là chất Tiếu lâm, kiểu nói Trạng đã lưu truyền từ bao đời cho đến nay. Và NHT đã tung hoành khá thoải mái với công cụ hữu hiệu này. Chỉ có điều, NHT đã quá lố khi sử dụng công cụ này. Có câu “Thái quá bất cập”, phải nói ngay rằng NHT đã bất cập!
Phần lớn những sự phê phán NHT đều lấy những tiêu chuẩn rất bài bản của một bài Lý luận, Phê bình ra để so sánh, đối chiếu với kiểu viết “vô chiêu” đậm chất dân gian, tức “diễn đạt theo cách nông dân” của NHT cho nên cũng giống như hai người bất đồng ngôn ngữ nói chuyện với nhau, sẽ chẳng bao giờ hiểu nhau cả! Từ ngày NHT xuất hiện trên văn đàn, những bài viết về NHT đều là của những “đại gia” của Làng Văn với bằng cấp đầy mình (3) - ca ngợi hết lời và phê cũng hết ý, - nhưng NHT không những không hề “tâm phục, khẩu phục” những sự phê phán mà còn nói họ vu cáo ngoài văn học và “trả đòn” bằng những “độc chiêu” như với nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng.
Nói về những bài “Tiểu luận, Phê bình” của mình, NHT đặt trước cửa “Nhà Lý Luận NHT “ câu nói của Phật tổ: “Phật tổ đã nói: "Mở miệng là đã sai rồi". Chúng ta luôn luôn sống trong những sự nhầm lẫn đan cài nhau. Bản chất cuộc sống, chân lý rốt ráo trong cuộc sống chính là sự nhầm lẫn”. Và  “Tôi không phải là nhà nghiên cứu. Nhưng chiêm nghiệm từ bản thân và những người Việt Nam khác thì thấy chúng ta luôn luôn nhầm lẫn trong mọi thứ, trong tình yêu, trong cuộc sống. Nhiều khi tưởng là tình yêu thì lại không phải tình yêu. Tưởng công việc phù hợp thì lại không phải”. Và rồi NHT nói “ỡm ờ” rằng  “… tôi chỉ nêu ra những suy nghĩ "nhầm lẫn" để mọi người trong giới văn học xem xét mà thôi …”.
Rõ ràng là NHT đã đùa cợt trong những bài viết, phát biểu trên báo chí của mình, trong khi đó, những người muốn “đối thoại” với NHT thì lại rất công phu, trịnh trọng và “bài bản”. Chẳng hạn như Trần Mạnh Hảo (TMH) đã công phu theo dõi hầu như tất cả các buổi trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài phát tiếng Việt của NHT, ít nhất trong vòng 15 năm, và nhận xét :  "HỘI CHỨNG CHỬI" của NHT là có hệ thống, có cân nhắc tính toán hẳn hoi, chứ không phải là việc "nổi điên" do rượu chè quá chén, hay bốc đồng văng mạng chửi đổng chơi như có nhiều bạn bè lầm tưởng. NHT trong rất nhiều lần trả lời phỏng vấn, trò chuyện với thính giả trên các làn sóng phát thanh nước ngoài và in trên các báo chí, khi đề cập các vấn đề trong nước, thường thấy anh lặp đi lặp lại những chữ sau: "đểu cáng", "vô học", "lưu manh", "cứt", "phù phiếm", "khốn nạn", "điếm", "chó má", "nôn mửa", "tởm", "ngu như lợn", "thê thảm", "xỏ lá", "lừa bịp", "xỏ xiên", "lọc lõi", "lỗ mãng", "nham nhở", "nhảm nhí", "tiểu nhân", "ngụy quân tử", "phàm phu tục tử", "suy đồi"...Rồi, khi “bút chiến” với NHT, TMH đã phí hoài công sức khi phải đi “tra từ điển” từng chữ NHT đã dùng mà quên rằng những từ ngữ mà NHT dùng đều rất tùy hứng, “đa nghĩa” và cả do ngẫu nhiên lượm được trong “dân dã” mà các nhà làm từ điển chưa kịp bổ sung!
*
Tôi thấy trong một bài trả lời phỏng vấn VnExpress, khi được hỏi: “Ông nghĩ sao về việc trở thành nhà phê bình chuyên nghiệp trong một tương lai gần?”, NHT đã nói rõ: “Không. Nhất định là không. Tôi là người sáng tác chứ không phải nhà phê bình. Tôi cũng biết thân biết phận. Lý luận là vũ khí của người khác, không phải vũ khí của tôi”. Vậy “vũ khí” của NHT là gì? Và NHT đã sử dụng “vũ khí” này ra sao?
Xin trả lời ngay cho câu hỏi vừa nêu ra: sẽ hoài công nếu muốn tìm ra “vũ khí” lý luận, phê bình của NHT, bởi như đã nói ở trên, NHT đã chọn “phương pháp luận” của mình là “diễn đạt theo cách nông dân”, mà “Trí tuệ dân gian vốn thực tế”, tức “Liệu cơm gắp mắm” chứ không bày binh bố trận bài bản gì cả!
Tôi đặc biệt chú ý đến cảm giác về “Lý luận, phê bình” kiểu NHT của VnExpress khi phỏng vấn NHT:  “Cách lập luận của Giăng lưới bắt chimquá nhiều mệnh đề chỏng lỏn, mới nghe thì hay kinh người, song ngẫm kỹ một chút thì cũng sai lệch kinh người”. Đây là một nhận xét rất tinh và bài viết này của tôi được “gợi cảm hứng” từ nhận xét đó! Vì thế phần tiếp theo của bài viết về “Tiểu luận” của NHT chủ yếu sẽ gồm hai phần chính là “Hay kinh người”“Sai lệch kinh người”! Xin nói ngay là tác giả bài viết chỉ làm công việc tuyển chọn còn phần bình luận xin nhường lại cho bạn đọc - vị quan Tòa công minh nhất phán xét. Tuy nhiên, trong quá trình phân loại, tôi lại thấy có những “cái” không thể xếp vào mục “Hay kinh người” cũng như “Sai lệch kinh người”? Chợt nhớ NHT đã từng nói “cả thế giới hỗn độn chứ đâu chỉ riêng tôi” và nhiều lúc “giải thích lung tung”, “suy nghĩ nhầm lẫn” cho nên đành xếp những “cái” này vào mục “Vừa hay vừa sai lệch” có lẽ là hợp lý nhất. Vì thế, phần tiếp theo của bài viết sẽ có ba phần: 1/ “Hay kinh người”; 2/ “Sai lệch kinh người” và 3/ “Vừa hay vừa sai lệch”.
1/ “Hay kinh người”:
-Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh.
- Chúng ta đang sống trong một môi trường cay đắng đầy những thành kiến ràng buộc. Mọi hành động của chúng ta đều bị trực tiếp kiểm soát, gián tiếp kiểm soát và tự kiểm soát.
-Trong khu vực văn chương ở ta, trừ đôi ba người thực sự xuất chúng, còn nhìn chung văn thơ của các cụ ta ngày xưa và những nhà văn hiện đại ngày nay so với nhiều dân tộc khác, phải thừa nhận là kém cỏi.
-Nhân dân đã chán ngấy những cuốn sách thuyết giảng thứ đạo đức giả. Họ cũng chán ngấy các sách mua vui rẻ tiền và những sách gợi cảm giác mạnh. Thậm chí đến cả những sách ca ngợi tinh thần dân tộc trong các cuộc chiến tranh vệ quốc nữa, bây giờ cũng trở nên lạc lõng. Nhân dân đang cần những cuốn sách tự vấn, những cuốn sách giúp họ tự nhận thức lại mình. Làm được điều đó là một công lao to lớn của nhà văn hiện đại.
-Từ xưa đến nay ở ta đã hình thành nên một tâm lý quá yên tâm đối với văn học. Tôi tiếc chưa có một nhà văn nào đủ một nội tâm mạnh mẽ để có thể khinh bỉ văn học rồi từ đó làm lại từ đầu.
-“...Nhìn vào danh sách 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều già nua không có khả năng sáng tạo và hầu hết đều..."vô học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả...”
-"Văn học, đối tượng  của nó là những người trẻ tuổi. Nó không phải là sân chơi của đám giặc già lăng nhăng thơ phú"..
-“Chân lý của cuộc sống là sự hỗn độn, cả phương Đông hỗn độn, cả thế giới hỗn độn chứ đâu chỉ riêng tôi…Còn trẻ, ai cũng tôn trọng trật tự, càng già đi, người ta càng có xu hướng chấp nhận sự hỗn độn cao hơn. Vì thực ra, mọi giá trị cũng luôn biến đổi, nên cái hay của ngày hôm nay chưa chắc đã sống đến ngày mai, còn cái dở có lúc lại lên ngôi và được ca tụng. Chính vì thế, lầm lạc, ngu dốt là chuyện thường tình”.
 -"Văn học Việt Nam gần đây mất đi khả năng tưởng tượng, lãng mạn, mơ mộng và nhiệt huyết sống. Nó trở nên thực dụng, ê chề, lọc lõi, oái oăm, đôi khi đểu cáng?... Sinh hoạt văn học (nói rộng ra là cả sinh hoạt tính thần) ở ta - ít nhất là ở Thủ đô - theo tôi hiện nay là thảm hại, chẳng có gì đáng để người ta quan tâm, say sưa''... “Có nhiều tác phẩm, người ta vẫn phải đọc, vẫn phải chấp nhận mặc dù ai nấy đều cũng có cảm giác là nó thối tha...”.
-Tôi đã nói nghề văn là nghề rất là khó khăn và để đi xa được thì lòng ham mê, những ước mơ, khao khát về nghề nghiệp rất lớn. Đây là nghề nghiệp ảo, chứ không phải nghề nghiệp thật. Trong suy nghĩ của mọi người tôi xuất hiện với tư cách là một nhà văn viết truyện hư cấu. Mà nhà văn viết truyện hư cấu thì những vấn đề anh ta đưa ra là ảo. Và ai có thể sống được với những điều ảo tưởng như nhân vật ảo, câu chuyện ảo, vấn đề ảo, suy nghĩ ảo như thế mãi được. Tôi nghĩ người nào đi theo con đường văn chương thì niềm đam mê phải rất lớn, với những khát khao, những ước vọng lớn đặc biệt là trí tưởng tượng phải rất lớn. Thành ra khi đọc những tác giả trẻ tôi chú ý đến trí tưởng tượng của người viết, đọc sáng tác của người nghèo trí tưởng tượng tôi luôn luôn có cảm giác nhói tim và biết rằng họ chọn nhầm nghề hoặc là họ đi không đúng hướng. Trí tưởng tượng với những cây bút trẻ rất quan trọng, nó có thể đẩy con người ta đi xa thêm trong nghiệp văn học, chứ không chỉ là quằn quại, giữ riệt lấy cái hiện thực cuộc sống trần trụi…
-Cuộc sống càng khắc nghiệt, hiện thực càng ghê gớm, miếng ăn manh áo trở thành vấn đề riết róng thì văn học càng phải nâng đỡ con người ta, nó đòi hỏi trí tưởng tượng, đòi hỏi con người phải bứt phá. Tôi đi được trên con đường văn học hơn hai mươi năm qua xét một khía cạnh nào đó thì tôi là một người sống ảo, sống trong mộng mị rất nhiều. Nghề văn là một nghề luôn luôn đặt người viết trong tình trạng để tình cảm của mình ở trong hoàn cảnh hiểm nghèo. Nguyên liệu chính của người viết văn không phải là anh hiểu cái này, biết cái kia, nhưng sự rung động của anh trong những tình huống hiểm nghèo như thế nào thì nó quan trọng hơn cả.
- Có người coi việc dấn thân trong văn học là những người biết uống rượu, hiểu biết trai gái, rồi những thứ nọ kia. Trong cuốn Giăng lưới bắt chim tôi có nói rằng dấn thân có nhiều kiểu khác nhau…Bản thân tôi đã phải trải qua rất nhiều nghề khác nhau, những tình huống khác nhau, tôi phải sống ráo riết với bản thân mình đồng thời phải biết cách tổ chức cuộc sống cho gia đình. Nếu không biết cách dấn thân, không biết cách tổ chức cuộc sống nhiều khi chỉ mang họa cho ta, cho những người thân xung quanh. Những cây viết trẻ bây giờ, coi việc thử thuốc lắc, đi vào các bar, ngủ với những người đàn ông, đàn bà để viết ra những truyện như của Viên Miên, Vệ Tuệ viết. Tất nhiên mỗi người một kiểu nhưng quan niệm dấn thân của tôi lại khác, và tôi rất buồn khi một vài người khi nói về văn học mặc dù họ mới bắt đầu viết văn nhưng họ không có những khát vọng hay không có sự kính trọng với nghề nghiệp, công việc mình theo đuổi. Có người nói với tôi, cháu viết truyện này viết truyện kia có nghĩa là cháu nôn mửa vào văn học. Khi mà nghe điều đó tôi thấy buồn lắm. Cho đến giờ mặc dầu đã lăn lộn với nghề văn, cũng ê chề với nó, cũng vui buồn với nó suốt hai mươi năm nhưng tôi vẫn nghĩ văn học có một giá trị và mình cần phải tôn trọng, chính vì thế mà nó tồn tại.
  -…Tôi nghĩ là trong thế hệ của tôi có những nhà văn giỏi, thậm chí rất giỏi nhưng nếu không biết chớp lấy cái thời đó, hoặc không biết cách thức xuất xử thì cũng bại. Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, chẳng phải bây giờ đâu mà từ xưa vấn đề xuất xử là quan trọng, lúc nào cần ra mắt, lúc nào cần huyền, cần nhu. Thời thế nói chung và cũng là tình hình chính trị, xã hội của đất nước nói riêng ở trong mỗi một lúc một khác chứ không phải lúc nào một anh nhà văn, một anh nghệ sĩ cũng giương giương tự đắc mình là chúa tể, là số một, là tất cả để mà giễu võ giương oai, để mà vây vo này nọ. Không phải chỉ nhà văn mà nghề nào cũng vậy, nghề văn cũng như hàng ngàn vạn nghề khác trong thiên hạ, lúc thế nọ, lúc thế kia. Thời kỳ 1986 trở đi, khi mà luồng gió đổi mới, xã hội thay đổi thì đó là điều kiện để người ta có thể bày tỏ được nhiều điều, nhưng sự đổi mới của đất nước mình cũng không phải là một ngôi nhà mở cửa là mở toang, lúc mở ra từ từ, lúc khép lại, khi mưa gió phải che bớt đi, nên việc công bố một tác phẩm cũng phải tùy lúc.
- Thời thế tạo anh hùng mới đúng với số phận của nhà văn vì trong một nước nhược tiểu, yếu tố khách quan là chủ yếu, yếu tố chủ quan chỉ là phù trợ. Nhưng chất của văn học Việt Nam hiện đại là chất cay đắng. Nhà văn Việt Nam đi sau thời thế đến mươi, mười lăm năm. Còn nước Việt Nam đi sau thế giới có đến 50 năm.
- Mọi sự diễn ra một cách ngẫu nhiên. Mọi sự phụ thuộc vào thời thế.
- Nhà văn là kẻ mơ mộng giữa thế gian phàm tục và thời thế phàm tục. “Vấp phải đời phàm tục, chiếc thuyền tình vỡ tan”.
 -“Xông vào văn học, cái được thì không thấy, nhưng cái mất thì quá nhiều… Bởi quá trình sống đâu phải là cuộc gặt hái mà là hành trình xuống cấp, càng sống con người ta càng già đi, tồi tệ đi, suy sụp, đểu cáng, hư đốn hơn và đích cuối cùng là cái chết. Còn lúc đầu, khi mới sinh ra, con người đều là sự trong trẻo, thánh thiện cả”.
- Khi xem xét thế giới nội tâm của mình đa số nhà văn có lương tri đều ngượng. Các sự kiện thảy đều vụn vặt, chắp vá, nhem nhuốc, những suy luận duy tâm duy vật đan kẽ nhau thậm chí bỉ ổi, còn điều mà chúng ta gọi là tri thức thì được ủ bọc trong trạng thái giống như phôi, thai, đúng hơn là ở trạng thái khả năng.
-Nỗi cô đơn ở trẻ nhỏ là chỗ đất tốt cho những tâm hồn mơ mộng. Nếu được nuôi dưỡng bằng truyện cổ tích, đa số những đứa trẻ ấy lớn lên thường rất biết điều. Tác dụng lớn lao ở truyện cổ tích là khả năng khuyên răn người đọc nó phải thụ động, nếu lười nhác được thì cứ lười nhác, chớ nên cựa quậy vì trong cuộc sống có những con thú rất mạnh...Kho tàng truyện cổ ở ta đầy rẫy những thằng ngốc, thằng khù khờ nhưng rốt cuộc đều ăn nên làm ra, những anh hùng thì bị chém cổ mà phụ nữ thì đức hạnh tuyệt vời. Giữa cái thế giới người trong truyện cổ và thế giới người của đời thực gây nên một sự hoang mang dịu ngọt. Chắc câu hỏi: Ta là ai? đã đến với nhiều người ngay từ thuở thiếu thời, khi còn lê la đất cát và mặc quần thủng đít.
- Những nghệ sĩ lớn, những nhà văn thiên tài luôn luôn bận rộn với thiên mệnh lớn lao, họ làm mọi việc lấy lệ cho xong chuyện bởi họ còn bận tâm ở đâu đấy. Tôi hình dung đấy là những con người rất buồn bã, hễ ai hỏi chuyện thì họ sẽ cau có phụt ra một câu ngắn gọn kiểu như của A.Puskin: lao động thường xuyên thiếu nó sẽ không có cái thực sự vĩ đại hoặc kiểu như của Hô-nô-rê đờ Ban-zăc luôn luôn hướng về cái tuyệt mỹ. Nói xong thì họ quay đi.
-Sẽ chẳng có một tác phẩm văn học nào giá trị có thể kéo dài cuộc đời thực của người viết ra nó. Đây cũng là điều hết sức chua xót. Thế giới nội tâm của anh xét cho cùng cần cho ai nếu như nó không giúp cho anh sống ráo riết trong từng giây phút một. Tôi nghĩ có lẽ sức truyền cảm cô đúc trong các con chữ ở các nhà văn lương thiện chính là sự ráo riết ở ý nghĩa từng con chữ ấy. Đây chính là cái Đẹp vì từ lâu người ta đã coi cái Đẹp là sự sống và sự giản dị là điều kiện thiết yếu của nó.
-Khi văn học chưa đạt được tới ngưỡng của tri thức văn hóa của thời đại nhà văn đang sống thì văn học không thể có sức mạnh được. Muốn gì thì gì, cuối cùng trên từng trang viết nhà văn phải dần dần tạo cho mình một quan niệm tín ngưỡng ít nhất ra cũng với mình. Tín ngưỡng đó hướng về đấng tối cao của sự sống. Đấng tối cao nào của sự sống thì tùy anh lựa chọn.
Như tôi đã nói ban đầu, xem xét thế giới nội tâm nhà văn là một việc làm thậm chí vô nghĩa. Những điều tôi diễn đạt ở trên chỉ là phần sơ xuất nhất trong thế giới nội tâm của anh ta. Chỉ trên từng tác phẩm cụ thể những phần khác nhau trong thế giới nội tâm nhà văn mới dần lộ rõ. Nhưng tác phẩm dù hay ho đến đâu chăng nữa, nhà văn cũng sẽ hiện ra trước mắt chúng ta như một người nông nổi, một người nông nổi hết sức đáng thương, một kẻ bất hạnh nhưng tốt bụng.
Người ta cũng đã từng vẽ hình ảnh Chúa với những nét hao hao như thế.
- Đối tượng của văn học là con người. Văn học là khoa học về con người. Tôi không tin những nhà văn không có những lý lẽ xác đáng về con người có thể viết hay được. Song những lý lẽ xác đáng ấy ở ngay những nhà văn vĩ đại nhất cũng vụn vặt, đầy thành kiến và bị giới hạn.
Các nhà tư tưởng phương Đông coi tính bản thiện là hạt nhân cơ bản tạo nên con người. Điều ấy sâu sắc không chỉ bởi tính chất nhân văn đơn thuần. Khi con người sinh ra, họ tự yên tâm về mình. Điều ấy có sức nâng đỡ cho cả cuộc đời. Có lẽ, điều kiện giúp cho mọi người đạt tới chính danh chỉ đơn giản có vậy thôi, chẳng thừa mà cũng không thiếu. Tất cả truyền thống phong nhã trong giáo dục phương Đông đều cùng lưu tâm đến việc dạy cho trẻ nhỏ ý thức thương người và biết cách phân biệt giữa nghĩa và lợi. Làm việc nghĩa, đấy là vô thượng mệnh lệnh, làm mà không vì gì cả, biết chẳng được mà cứ làm, biết thất bại mà cứ làm, kết quả ở mệnh chứ không phải ở tiền bạc hoặc sự lừng danh. Thực ra, sự lừng danh nào cũng tê buốt. Trí tuệ dân gian vốn thực tế - đã đo danh bằng đơn vị vật chất: Mua danh ba vạn.
- Khác với phương Tây, truyền thống chính trị phương Đông chưa hề bao giờ có sự tôn trọng đúng mức các nhà văn, các nhà tư tưởng. Các bậc đế vương trước kia thường chỉ sử dụng các nhà văn, các nhà tư tưởng như những mưu sĩ. Truyền thống ấy được bảo toàn cho đến bây giờ và chúng ta luôn nghe thấy các nhà văn hiện đại hỏi nhau: Này, dạo này bác có mưu gì? Điều ấy thật sự buồn cười.
Gạt sang bên sự nhếch nhác của hiện thực, nhặt ra những mảnh vụn sang trọng trong tư tưởng nhà văn, cưu mang nó, đấy chính là tiến bộ. Loài người đã nhích từng tí một đến chân lý nhờ những hạt vàng tư tưởng ấy.
- Có lẽ chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lại cần đến những nhà văn có tư tưởng sáng suốt như trong thời điểm hiện nay. Chỉ vài năm nữa đến năm 2000. Chúng ta cần phải tỉnh táo nhận ra rằng tình trạng hiện nay của dân tộc ta là thê thảm. Tôi không muốn nói đến tình trạng thiếu thốn vật chất mà muốn nói đến thế giới tinh thần của họ. Những ràng buộc nặng nề của các tư tưởng lạc hậu cũ kỹ khiến cho hàng triệu số phận con người đau khổ. Họ mê man trong các công sở và trong các tổ quỷ gia đình, trong các lũy tre xanh và các khu tập thể đông hộ. Tôi đã thấy sự nghèo đói nhưng tôi không sợ. Tôi đã thấy những sai lầm trong những công việc ở nhiều nơi nhưng tôi không sợ. Tôi chỉ sợ khi con người không còn sự tôn trọng lẫn nhau, không còn lòng dũng cảm, không còn đức tính trung thực và như thế sẽ không đào đâu ra được tình yêu với những giá trị tuyệt đối. Dân tộc Việt sẽ khó mà khá lên được.
Với lòng mong muốn của mình, tôi tin là những năm tới sẽ xuất hiện hàng loạt các nhà văn xuất sắc.

Nhân dân đã chán ngấy những cuốn sách thuyết giảng thứ đạo đức giả. Họ cũng chán ngấy các sách mua vui rẻ tiền và những sách gợi cảm giác mạnh. Thậm chí đến cả những sách ca ngợi tinh thần dân tộc trong các cuộc chiến tranh vệ quốc nữa, bây giờ cũng trở nên lạc lõng. Nhân dân đang cần những cuốn sách tự vấn, những cuốn sách giúp họ tự nhận thức lại mình. Làm được điều đó là một công lao to lớn của nhà văn hiện đại.
-Từ sâu trong thâm tâm, bản chất của nhân dân là vô thần. Việc nhấn mạnh tính chất vô thần ấy trên cách trang sách nghĩa là tưới dầu vào lửa. ý thức tín ngưỡng hướng thượng khác với mê tín dị đoan. Tôi đã thấy những thành kiến tôn giáo làm cho các tư tưởng các nhà văn ở ta thấp kém đi như thế nào. Những nhà văn tiến bộ không ủng hộ thần quyền nhưng cũng không giữ thành kiến tôn giáo. ý thức tín ngưỡng, hướng thượng, vươn lên sự cao cả, chân lý, cái đẹp, sự tuyệt đối phải là những hòn than ủ đỏ trong tác phẩm nhà văn.     
-Cuối cùng, vì là một bộ môn nghệ thuật, văn học không thể xem nhẹ giá trị thẩm mỹ. Điều này, những bậc thầy cổ điển đã nói rất hay. H.Banzắc nói: Luôn luôn hướng về cái tuyệt mỹ. L.Tônxtôi nói: Sự giản dị là điều kiện thiết yếu của cái đẹp. Ở ta, tôi nghĩ rằng phải hết sức chú ý yếu tố chính xác trong các giá trị thẩm mỹ văn chương. Chính xác ở ngôn từ thể hiện. Chính xác ở bản thân sự kiện. Chính xác ở tư tưởng. Thậm chí chính xác ở thể loại. Chính xác ở chức năng văn học. Văn học ở ta mới hình thành chưa được 100 năm. Đã đến lúc văn học phải bước những bước chính xác trong cuộc hành trình gian khổ của nó. Chính xác cũng là một điều kiện thiết yếu của cái Đẹp.
- Đa số nhà thơ chẳng ra gì, điều ấy thực, bởi một phần do lối nói quá lên và đặc tính xảo ngôn (nghệ thuật tu từ) của thể loại. Thiên tư mơ mộng ở nhà thơ và lối thể hiện uốn éo (hoạn quan hoặc pê-đê) những thiên tư ấy đã chứa ẩn suy đồi. Một số (rất ít) thoát khỏi sự tầm thường phải là người có thiên nhãn. Song, những nhà thơ như thế thì người bình thường không ai chịu nổi: cách luyện công của họ na ná như trò làm loạn. A.Rimbô (là một người như thế) nói: Thi sĩ làm cho mình thành người có thiên nhãn bằng sự gây rối loạn lâu dài, rộng khắp và có suy tính tất cả các giác quan. Tất cả các nền chuyên chính quân chủ, chuyên chính cộng hòa, chuyên chính dân chủ khi nghe A.Rimbô nói vậy đều cau mặt xiết tay lại: họ không cần đến thứ công dân như thế. Ta nên lưu ý đến câu suy tính tất cả giác quan mà A.Rimbô nhấn mạnh. Điều ấy là gì nếu không phải là ý thức kiểm soát chặt chẽ mọi nhận thức? Vậy, sự gây rối loạn ở nhà thơ khác hẳn sự gây rối loạn phàm phu tục tử. Dù cho A.Rimbô có thời đi buôn vũ khí nhưng ông chưa bao giờ là người chủ trương bạo động xã hội. Các nhà thơ nếu có bắn thì bắn chỉ thiên: đó cũng là một lầm lỗi nữa ở trong thiên tư của họ tinh thần cải lương (hóa giải) với địch! Tôi rất khó chịu với những câu thơ đầu môi chót lưỡi về lòng nhân từ bản năng, tính thiện bản năng hoặc là trò ngâm ngợi thứ lòng tốt nhỏ kiểu từ thiện xã hội. Tác giả của nó mới chỉ la liếm ở vành ngoài của tính thiện. ở vành ngoài của tính thiện bao giờ cũng nhơ bẩn: nó là máu me, là những cuống nhau sót lại của bà mẹ ác. Chỉ có đối mặt thẳng thắn, lý giải nó bằng triết học, nhà thơ mới tìm ra được một giải pháp tương đương, có tính chất toàn bộ nhằm chống chọi và giữ được thế cân bằng với cái ác trong bản chất sự sống. Thực ra thiện ác cũng chỉ là nhất nguyên thể (Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương). Vậy thì nhà thơ phải đứng cao hơn điều mình viết. Y bắt buộc phải thấm nhuần ý tưởng siêu thiện ác nếu như y muốn trở thành một người đáng kể.
Phải thừa nhận rằng hầu như tất cả những ai làm công việc sáng tạo (viết văn, làm toán, xây dựng, làm chính trị) đều chịu ơn thơ. Thơ giữ vai trò người mẹ lẩm cẩm, người mẹ lẫn lộn cho công việc sáng tạo.
-Khi ai đó nói thơ là kinh nghiệm thì đây chắc chắn phải là kinh nghiệm tâm linh chứ không có kinh nghiệm gì khác. Kinh nghiệm tâm linh tột cùng nằm ở nơi kết thúc các sự kiện, nằm ở sự chết của sự kiện. Con người xông pha trong cuộc đời (đuổi theo danh vọng, tình ái, tiền bạc, thậm chí danh dự (!), làm cách mạng gia đình (!) với ý niệm cho rằng ta có thể tìm được hạnh phúc ở ngoại giới (!) (thực sự là một ý định kiếm chác phàm phu), lúc nào cũng nghĩ rằng mình gần đạt được điều mình mong muốn. Họ chỉ dừng chân khi nào họ bị cuộc đời hắt hủi, chơi cho một búa. Những cú pan ấy, những nhát búa triết học ấy có ít chất thơ nhưng làm tăng nhanh số người điềm đạm. ở một xã hội điềm đạm dễ chịu hơn nhiều so với một xã hội cuồng nhiệt hăng say. Đây không phải nhận xét cá nhân mà là bài học về lịch sử văn minh nhân loại.
Tôi nghĩ thơ là kết quả của trạng thái sáng tạo trong đó Sự Thật biểu hiện. Quan niệm ấy na ná như một quan niệm tôn giáo nhưng thật ra không thể hiểu khác được. Quan niệm ấy về khía cạnh nào đó sẽ dị ứng với yêu cầu xã hội hóa. Muốn gì thì gì, thực tại thế giới bên ngoài vẫn tồn tại vô cùng tàn nhẫn giữa thiện một bên và ác một bên, hư và thực, tử tế và đểu cáng, địch và ta. Nhà thơ đứng ở ranh giới giữa hai làn đạn để làm một việc là biểu hiện sự Thật mà thôi.
Tôi không dám khẳng định rằng một dân tộc đi đâu cũng thấy tiếng thơ véo von là một dân tộc suy đồi nhưng bất hạnh là chắc chắn.
- Nhà thơ, nhà nghệ sỹ đáng quý hay không đáng quý? Không biết. Nhưng theo phân tích tâm lý của Nitsơ thì đây là kẻ tự bản chất có thể thiết yếu là một người đa dục, xúc động trước tất cả mọi sự kích thích và những gì gợi ra sau sự kích thích này. Nhưng dưới ảnh hưởng của sứ mệnh hắn, của ý chí đi tới tự chủ của hắn, hắn thường tiết độ nghĩa là trinh khiết.
Trinh khiết giữa cuộc đời ô trọc và phàm phu, hướng tới sự sống, tuyệt giao với mọi biểu hiện suy đồi theo tôi, đấy chính là đạo đức rồi.
Chỉ cần một thứ để làm nên bất tử thôi: Tác phẩm.
Con đường của nhà thơ thật dài. 
- Khi tôi nhận ra rằng văn học là một thế giới hoang tưởng của người viết thì không có nghĩa là tôi hạ thấp giá trị văn học. Tôi chỉ vạch ra khía cạnh vô bổ, vô nghĩa của văn học mà thôi. Tôi cũng đã cảnh tỉnh để người viết dè chừng khả năng bị tha hóa về mặt tinh thần, đạo đức khi cầm bút viết. Văn học có khả năng thôi miên. Thôi miên bạn đọc, nó còn thôi miên chính người viết. Những bi kịch đầy rẫy trong cuộc đời các nhà văn chứng minh điều ấy. Tôi không muốn dẫn chứng bởi vì không phải ai cũng thông cảm được.
Khi phân tích về bản chất con người, Nitsơ rất có lý khi chỉ ra rằng cái khuynh hướng lười biếng, rụt rè, sợ sệt đã ngự trị tất cả. Chỉ có ít nhà văn thành công mới dám đương nhiên công nhận rằng bản thân họ cũng hèn hạ, nhăng nhố, đôi khi bợm bãi. Họ công nhận điều ấy không phải để cầu xin sự cảm thông của người đời. Những nhà văn ấy với lòng tự trọng và sự lịch lãm sẵn có, dám đứng ra trả giá cho những đam mê của mình, quá hiểu rằng con người làm sao có thể cảm thông cho nhau được? Ai cũng là người khác. Mỗi người là một hiện hữu, một vật thể, một linh hồn, một bản ngă, một duy nhất không lặp lại. Việc công nhận những khuyết tật của ḿnh chỉ là một h́nh thức tự phê phán, tự trục độc, một lối phân thân u sầu nhằm cảm nhận hết nỗi nhục mà nhà văn phải trải qua, phải chịu đựng, đã thấy được.
Tôi rất sợ cách quan niệm thô sơ về nhân cách nhà văn, đánh đồng nhân cách với đạo đức và phép nước.
- Khi Nitsơ phân tích về bản chất con người, ông đã thật sự dũng cảm, thật bác ái khi chỉ cho chúng ta rằng thực chất tình trạng sống của chúng ta vẫn là súc vật, chỉ là súc vật. Chỉ khi nào chúng ta cảm nhận hết sự nhục nhã và đau đớn trước tình trạng súc vật ấy, chúng ta mới có cơ may vươn lên thành người. Công việc của nhà văn phần nào giống công việc của các bậc thánh tức là sản xuất ra những người cao thượng, những tình cảm cao thượng. Đấy là lý tưởng cao cả của người cầm bút. Văn học có giá trị là thứ văn học có khả năng sản xuất ra những người cao thượng và những tình cảm cao thượng. Tóm lại nó là văn hóa. Một mặt khác, văn học còn là thước đo trình độ trí tuệ, trình độ học vấn của giới trí thức trong thời đại đó. Một tác phẩm văn học gây nên một sự khó hiểu nào đó không có nghĩa là không giải thích được mà là chưa giải thích được.
-Tôi không nghĩ rằng mục đích cuộc sống của các nhà văn là tiến tới thành bậc thánh nhân. Đa số đều ưa một khuôn mẫu trưởng giả mang tinh thần philistanh. Đấy là một môi trường hết sức an toàn, không phải cố gắng gì lớn, chẳng phải chuẩn bị gì, chẳng phải tốn công tổ chức. Điều thiện bao giờ cũng phải được chuẩn bị và tổ chức công phu. Đấy cũng là một điều cay đắng trong thời đại văn minh hiện đại. Chỉ có điều ác mới hồn nhiên và dễ dàng như thò tay vào túi lấy đồ vật.
Luôn luôn có những trở ngại trong việc hóa thánh mà trong đó nhà văn là một sức ỳ, môi trường xã hội dung tục cũng lại là một sức ỳ khác. Câu nói nổi tiếng được nhiều kẻ thích thú: Những gì của con người đều không xa lạ gì với tôi xét cho kỹ cũng cực kỳ ghê tởm. Đấy cũng là một lối nói biện minh nhằm tránh sự lố bịch, một thứ dầu nhờn bôi trơn cho trò chơi xấu.
Cô đơn, cô đơn, cô đơn hơn nữa - đấy là lối mòn bậc thánh nhân. Họ tách mình ra theo đuổi lý tưởng vô vọng của họ, không màng đến sự thông cảm hay không thông cảm. Bao giờ họ cũng tiến về phía trước.
Hình như đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở bậc thánh nhân là tính ưa nhàn. Khả năng thu mình, hạn chế biểu hiện của họ trái ngược với tinh thần hăng say của kẻ phàm tục. Nhàn ở đây chứa ẩn một nỗi đau đời sâu sắc và ở đấy cũng nén thầm một tiếng thở dài về sự vô nghĩa của dòng luân thế. Thời gian chẳng thương ai cả, đấy là chân lý.

Lối mòn cô đơn của bậc thánh nhân có phần hào hứng của một lối sống giang hồ. Giang hồ sót lại mình tôi câu thơ của Nguyễn Bính xưa cay cú với bạn văn đương thời đã thoát hiểm về được môi trường an toàn trong cảnh sống trưởng giả và tinh thần philistanh chăng?
Không biết. Nhưng giang hồ cũng là một ước mơ thầm kín của biết bao người viết. Họ ghê tởm thứ trật tự cổ truyền, khao khát tự do, dầu biết rằng trước sau cũng chẳng thể nào thoát khỏi thiên la địa võng.
Tôi vẫn nghĩ rằng ngay cả các thiên tài hiền minh nhất cũng không tự mình lột xác hóa thánh được, nếu không bị buộc phải rơi vào cái bẫy của một trật tự thế giới nào đó (hoặc là tinh thần hoặc là vật chất). Rất có thể chính Giêxu Crix đã dở khóc dở cười bởi người tự giác bị đẩy lên ngôi Chúa. Các tông đồ của Người đã luận bàn xong vị trí ngôi Chúa.

Đám đông vẫn thắng cá nhân bởi sự an toàn của đám đông cần thiết hơn vạn lần sự tiến bộ của một trí tuệ. Đấy là bi kịch chung của các cá nhân trí thức.
Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi những lỗi lầm ấy. Nó là con vật nhạy cảm hết sức đáng thương với các thói xấu của cả bầy đoàn. Nó viết không phải vì nó, nó viết để cả bầy đoàn rút ra từ đấy một lợi ích công cộng, một lợi ích văn hóa.    
Chúng ta đã quá tự tin, vô thần khi coi nhẹ mặt tâm linh trong đời sống con người. Điều ấy thật khủng khiếp: ô trọc và vô văn hóa sẽ ngự trị khắp nơi.
Từ thâm tâm tôi vẫn nghĩ là có các bậc thánh nhân. Trong những con người bình thường cũng có những tình cảm thánh nhân. Hình như nhà văn chỉ có thể khẳng định được mình khi anh trở nên chí thánh? Còn những trang viết, nó có ý nghĩa gì đâu.
 - Một câu văn hay cũng khác, không thể biền ngẫu như là ngày xưa. Yếu tố mới lạ của ngôn ngữ được đưa vào tác phẩm hiện đại theo tôi phải là yếu tố số một cho việc đánh giá một tác phẩm văn học giá trị. Sự biến hóa của ngữ pháp, việc sáng tạo ra những cấu trúc phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của Việt Nam hiện đại cũng là một tiêu chí phải xem xét.
-Việc tìm ra một câu văn cho phù hợp đòi hỏi một cường độ suy nghĩ, cân nhắc hơn người: đấy chính là thứ "lao động nhân văn" chết người, nhọc nhằn và gian khó không phải ai cũng làm được.
-Khoảng hơn chục năm trở lại đây, ở Việt Nam không có những nhà văn có phong độ, khí phách lớn. Đến ngay cả nỗi buồn cũng không phải là những nỗi buồn lớn. Thái độ hời hợt của xã hội với văn học, cách tiếp nhận của xã hội đối với các giá trị văn học cũng làm mất đi cảm hứng ở nhiều nhà văn nhiệt thành. Đấy là chưa kể đến sự tráo trở và lạnh lùng của cơ chế thị trường vẫn chẳng nể nang gì ai cả.
- Văn học hiện đại rất coi trọng "cảm giác". Không có cảm giác thật thì chẳng làm được gì cả. Cảm giác là thứ không thể truyền lại được. Kinh nghiệm của cảm giác là thứ rất khó ấn chứng giữa người này với người kia. Kinh nghiệm viết văn thực ra chỉ là kinh nghiệm của cảm giác. Cảm giác - đó là một thứ văn học mà văn học hiện đại đặt thành tiêu chí hàng đầu.
-
Đến đây bật ra câu hỏi: ai sẽ là người có quyền cảnh tỉnh đe nẹt văn chương? Chẳng ai hết cả, đấy là bốn trùm mafia tồn tại hết mọi thời: chính trị, ái tình, tiền bạc và tôn giáo. Bốn thế lực này giăng bẫy khắp nơi, hành hạ con người. Văn chương giúp cho con người nhận thức về mình, nhận chân sự hiểm nguy trong đường đời. Cuộc chiến tranh nhận thức diễn ra liên tục, khi quyết liệt, khi hòa hoãn và thường người cầm cờ ở mọi thời bao giờ cũng là một gã nhà văn bất hạnh được thời thế và lịch sử chọn lựa.
Gã đang đi trên đường kia, bút và giấy trong túi, tiền bạc không, chẳng có bổng lộc gì, trái tim tan nát...

2/“Sai lệch kinh người”:
-Phật tổ đã nói: "Mở miệng là đã sai rồi". Chúng ta luôn luôn sống trong những sự nhầm lẫn đan cài nhau. Bản chất cuộc sống, chân lý rốt ráo trong cuộc sống chính là sự nhầm lẫn.
-"Bản chất của cuộc sống, chân lý rốt ráo trong cuộc sống chính là sự nhầm lẫn!".
- "... trong Hội nghị Lý luận phê bình văn học ở Tam Đảo năm 2003, chẳng thấy có một tham luận nào dành cho văn học thực sự...".
- Không nên phân biệt văn chương đích thực và văn chương không đích thực. Không có văn chương nào là không đích thực cả. Mỗi một tác phẩm được viết ra đều có một giá trị nào đó. Vấn đề là anh có biết làm cho nó có giá trị không thôi. Không thể coi cốc sinh tố tại nhà hàng sang trọng là có giá trị còn củ khoai củ sắn bán rong ngoài kia thì không. Tất nhiên, giá trị của chúng khác nhau. Viết được một tác phẩm gây xôn xao, gây chấn động dư luận không phải là dễ. Bóng đè, Cánh đồng bất tận rồi Vết sẹo và cái đầu hói… đều là những tác phẩm tạo dư luận nhưng cái gì có giá trị, độc giả họ sẽ tự nhận ra.  
- Tất cả những người "hành nghề văn học" ở ta đều muốn "dĩ hoà vi quý", đều muốn có nhưng cuộc chơi đèm đẹp, chơi có thưởng, không ai muốn " hy sinh" nữa. Sinh hoạt văn học (nói rộng ra là cả sinh hoạt tinh thần) ở ta - ít nhất là ở Thủ đô - theo tôi hiện nay là thảm hại, chẳng có gì đáng để người ta quan tâm, say sưa.
 - Độc giả có kinh nghiệm văn học rất dễ nhận ra những khuôn mặt ngụy quân tử trong các tác phẩm của các nhà văn. Dối trá, đạo đức giả - người ta chỉ đọc có vài ba trang là nhận ra liền. Không phải tự dưng mà các nhà văn cổ điển luôn luôn nói về sự trung thực ở nhà văn và trong lao động văn học. Thế nào là trung thực? Trung thực với mình, với người, với xã hội, với chữ nghĩa. Văn điêu, văn ma, phò nịnh, "nên thơ" v.v… là thứ rất dễ ngộ nhận. Có nhiều tác phẩm, người ta vẫn phải đọc, vẫn phải chấp nhận mặc dầu ai nấy đều cũng có "cảm giác" là nó thối tha, song - như tôi đã nói, thời đương đại bao giờ cũng có "không khí" suy đồi, cần phải có một thời gian rất dài th́ những cái xác suy đồi mục nát ấy mới mất hết đi cái mùi ô uế của nó.
-  Khoảng hơn chục năm trở lại đây, ở Việt Nam không có những nhà văn có phong độ, khí phách lớn. Đến ngay cả nỗi buồn cũng không phải là những nỗi buồn lớn. Thái độ hời hợt của xã hội với văn học, cách tiếp nhận của xã hội đối với các giá trị văn học cũng làm mất đi cảm hứng ở nhiều nhà văn nhiệt thành. Đấy là chưa kể đến sự tráo trở và lạnh lùng của cơ chế thị trường vẫn chẳng nể nang gì ai cả.
 -  Ở Việt Nam , mấy năm gần đây văn học bị đưa ra đùa rỡn nơi công cộng và xem thường. Nhà văn bị ngờ vực. Việc biểu dương một số nhà văn trẻ "trong tầm tay" có một cái gì giả tạo. Văn học luôn tránh né một vấn đề nan giải khó nói nhất trong xã hội: không phải khó khăn kinh tế, không phải sex, không phải là tình cảm chiến tranh… Nó là vấn đề nhân tính. Văn học Việt Nam gần đây mất đi khả năng tưởng tượng, lãng mạn, mơ mộng và nhiệt huyết sống. Nó trở nên thực dụng, ê chề, lọc lõi, oái oăm, đôi khi đểu cáng.                                                  
- Tôi không hiểu tại sao xã hội lại đi đòi hỏi nhà văn nhiều sứ mệnh lớn lao đến nỗi trừ phi phải thế nào đấy thì mới tải nổi, chứ nếu là người bình thưòng thì tôi chắc không sao chịu được. Tôi đã suy nghĩ nhiều điều đó và tôi thường ngờ rằng chuyện này có bàn tay chính trị nhúng vào.  Trong đời sống tất cả sự nhạy cảm mà bọn nhà văn tưởng bở nhìn chung chẳng ăn nhằm gì so với sự nhạy cảm ở nhà chính trị.
Thực ra đa số nhà văn cũng hiếu danh và việc đứng ra đảm nhiệm sứ mệnh lớn lao mà xã hội giao phó cũng làm lòng họ run lên vì vui sướng. Câu ca dao: Ra đường võng giá nghênh ngang, về nhà hỏi vợ: cám rang đâu mày? Cám rang tôi để cối xay. Hễ chó ăn hết thì mày với ông vẽ được hình ảnh kẻ sĩ khá chân thật.
Cùng với việc giao phó sứ mạng lớn lao thường các cơ chế chính trị đặt ra một loạt các ta-bu, các quy định kiêng kỵ với người cầm bút. Các nhà văn vướng vào các ta-bu, các quy định kiệng kỵ ấy như gà mắc tóc. Nhìn chung, thân phận nhà văn giống như anh hề là ở chỗ này đây: khi gà đã mắc tóc rồi thì mọi cử động của chú gà dễ bật cười lắm.
- Cuộc đấu tranh giành giật miếng ăn để sinh tồn, để tiến tới một đời sống vật dục có văn hóa cao diễn ra trong xã hội lộn xộn và ngẫu nhiên hết sức. Đấy là xét về mặt từng đơn vị cá nhân con người. Người ta hoài công đi tìm các quy luật, tìm ra nó thì sung sướng tự đắc, ít lâu sau hiểu ra đã bé cái nhầm thì lại im thin thít. Rất nhiều nhà văn tham gia vào quá trình phát hiện quy luật ấy và chính từ thực tiễn đắng cay của bản thân mình họ đi đến kết luận trong hầu hết tác phẩm viết ra bằng câu sau đây: Trăm đường không ra khỏi số. Tôi công nhận kết luận ấy là hay, là sâu sắc, thậm chí còn dí dỏm nữa. Song cũng có lúc tôi thầm tự hỏi: Nếu chỉ đi đến kết luận như thế thì việc quái gì mất công viết lách cho mệt?
- Mối quan hệ chính trị với văn nghệ suy cho cùng là mối quan hệ giữa cộng đồng xã hội với cá nhân nghệ sĩ. Tôi có một người bạn hiền, khi mới biết nhau người ấy giao hẹn: Anh làm thế nào thì làm, anh phải giữ được sự tôn trọng ở tôi. Tôi về nằm một mình trong xó tối nghĩ ngợi và đau đớn nhủ thầm: Thế là hết, nghĩa là toàn bộ đời sống mình phải đặt lên mặt bàn, tất cả chẳng chừa lại tí gì. Để có sự tôn trọng ở con người nếu là nhà văn thì cách duy nhất là anh ta phải quăng thân vào gió bụi đánh cho hết vốn đấy là nói cho nên thơ thôi chứ thực tiễn chua xót lắm. Thực tiễn bao giờ cũng ráo riết, bạc bẽo, lại khoác lên mình bộ cánh bóng nhẫy chi chít những khuôn phép của đạo đức xã giao, những ước lệ văn minh, những sự kiện vụn vặt có ý nghĩa và đông hơn những sự kiện vụn vặt không có ý nghĩa.
- Như vậy, trong thế giới nội tâm nhà văn đã từng xảy ra không ít hơn ba điều ngộ nhận quái gở: sự ngộ nhận chính trị có ý nghĩa con người xã hội là sự ngộ nhận khủng khiếp, sự ngộ nhận giới tính có ý nghĩa con người tự nhiên là sự ngộ nhận đau đớn, sự ngộ nhận về cái chết có ý nghĩa chung cho cả con người xã hội lẫn con người tự nhiên là sự ngộ nhận tàn nhẫn. Khủng khiếp, đau đớn, tàn nhẫn, đó là vài ba điều mà nhà văn nào cũng phải tự rút ra cho mình trong quá trình sống và sáng tác. Cũng có thể kể thêm những sự ngộ nhận khác nữa nhưng với chỉ ba điều ấy cũng đủ làm tan xác một đời người.
3/ “Vừa hay vừa sai lệch”:
-  Khi nói đến con người tự nhiên và con người xã hội, tìm hiểu nó, lý giải nó, nhà văn bị đẩy vào thế hiểm nghèo giữa hai thế lực: một là Tạo hóa khôn cùng và hai là những thành kiến ràng buộc trong lịch sử và luật lệ của thể chế chính trị đương thời. Những kẻ đểu cáng nhất trong số các nhà văn đương thời thường bất chấp Tạo hóa, bất chấp tự nhiên, giày xéo lên bản tính người để tìm kiếm danh lợi ở cơ chế chính trị trước mắt. Những nhà văn trẻ, chất phác hơn nhưng do đó ngu ngốc hơn, cả tin nồng nhiệt ở Tạo hóa và tự nhiên, chĩa ngòi bút của mình vào xã hội. Tôi thấy kẻ bị thương bởi những ngòi bút ấy thường chẳng ai khác mà đa số là vợ con và những người thân của họ. Hình như chỗ giỏi của các nhà văn thiên tài là bằng lòng tốt và ngòi bút bất lực của mình, anh ta kéo được sức mạnh của Tạo hóa tự nhiên cùng với sức mạnh của thể chế chính trị xã hội đương thời xích lại gần nhau. Làm được điều này, nhà văn không được khoan nhượng với cả hai thế lực ấy, anh ta phải tự lớn lên để trở thành thế lực thứ ba. Tạo hóa vô tâm, cũng như cơ chế chính trị xã hội đương thời cũng vô tâm nốt, không cần đến trai điếm, gái điếm, nô lệ, một mặt vì nó quá nhiều điếm và nô lệ, một mặt điếm và nô lệ không sử dụng phương tiện tư tưởng mà sẽ sử dụng các dụng cụ khác đơn giản hơn nhiều.

- Xét đến tận cùng, đa số các nhà văn thuộc loại người thất bại chủ nghĩa. Tinh thần bi quan phản ánh tâm trạng bất lực của anh ta khi nguyện vọng và những hoài bão lớn lao không thực hiện được. Chẳng sao cả. Vẻ buồn man mác trong các tác phẩm văn học lừng danh sống lâu hơn năm tháng đời người. Tôi rất ngạc nhiên đã có thời lý luận phê bình văn học ở ta phản ứng gay gắt với nỗi buồn trong các tác phẩm văn chương. Sự hớn hở của nhà văn thường chỉ chứng tỏ việc nhà văn bỗng dưng biến hóa thành nhân vật chính trị tầm thường dung tục mà thôi. Quả thật, những nụ cười hớn hở ấy đôi khi trông cũng dễ thương, ngắm kỹ ai tinh ý sẽ nhận ra vẻ tội nghiệp trong đó. Cơ chế chính trị xã hội đương thời mạnh đến nỗi có thể mạo danh Tạo hóa biến đổi con người mà chính người đó chẳng hề hay biết, họ đành đổ bừa cho số phận (!).

- Trong khu vực văn chương ở ta, trừ đôi ba người thực sự xuất chúng, còn nhìn chung văn thơ của các cụ ta ngày xưa và những nhà văn hiện đại ngày nay so với nhiều dân tộc khác, phải thừa nhận là kém cỏi. Song, danh hiệu nhà văn được nhân dân hết sức tôn trọng, thậm chí còn làm mờ cả nhiều chân dung chính trị, làm mờ cả quân hiệu quân hàm trên trang phục quân nhân lòe loẹt mọi thời. Vậy thì trong đoàn người đi miên man trên đường kia nhà văn phải là một kẻ ra sao mới được mọi người tôn trọng chứ? Tôi đã suy nghĩ nhiều và ngỡ rằng điều ấy chỉ có thể giải thích bởi lòng yêu chuộng chân lý của nhân dân mà thôi. Nói đến chân lý thì ngay cả các nhà văn thiên tài cũng nói sai nhưng thật ra nhiệm vụ của các nhà văn không phải là nói ra chân lý mà là thức tỉnh ý thức hướng về chân lý hoặc chí ít cũng là thức tỉnh tình cảm về phẩm giá con người trong họ. Một bộ phận nhân dân thậm chí còn đặt kỳ vọng được nhà văn dẫn dắt và bênh vực khi họ bị đẩy vào các tình huống trớ trêu nào đấy, lúc họ bị các cơ chế chính trị đương thời bỏ rơi hoặc đánh đập. Thường trong trường hợp này, các nhà văn khôn ngoan hoặc bất tài đều cùng chỉ tay vu vơ lên trời.
Sự hiểu biết dân tộc theo lối một nhà tư tưởng đòi hỏi nhà văn một sức làm việc phi thường, một lòng dũng cảm phi thường, một nghị lực phi thường, một sức chịu đựng phi thường. Sự cám dỗ của Thượng đế ở thiên đường và sự cám dỗ của Quỷ sứ ở địa ngục đều rất hấp dẫn. Đến ngay ở những nhà văn tài năng nhất, đôi khi họ cũng vừa tìm cách lấy lòng Thượng đế vừa tìm cách lấy lòng Quỷ sứ. Nguy cơ lừa mị trong văn chương nằm ở chỗ này. Hình như đây chính là chỗ mà các nhà phê bình văn học sáng suốt phải lưu tâm cảnh giới. Trong lịch sử văn học nước ta, cả dân tộc đã vài lần bị một hai con ranh con hoặc vài ba chú mục đồng thôi miên bởi thứ văn chương ỡm ờ nửa thiên thần nửa quỷ sứ. Biết làm sao được? Hình như trong việc này có sự đóng góp của một số nhà lý luận phê bình văn học nào đó. Số này nếu không đểu cáng thì chắc chắn phải là thiển cận.
- Ở Việt Nam , mấy năm gần đây văn học bị đưa ra đùa rỡn nơi công cộng và xem thường. Nhà văn bị ngờ vực. Việc biểu dương một số nhà văn trẻ "trong tầm tay" có một cái gì giả tạo. Văn học luôn tránh né một vấn đề nan giải khó nói nhất trong xã hội: không phải khó khăn kinh tế, không phải sex, không phải là tình cảm chiến tranh… Nó là vấn đề nhân tính. Văn học Việt Nam gần đây mất đi khả năng tưởng tượng, lãng mạn, mơ mộng và nhiệt huyết sống. Nó trở nên thực dụng, ê chề, lọc lõi, oái oăm, đôi khi đểu cáng.
- Để có một nhà văn có giá trị nhân đạo cao phải dựa trên rất nhiều yếu tố. Người ta vẫn quen nghĩ rằng đó là do những nỗ lực cá nhân và chỉ là những nỗ lực cá nhân mà thôi. "Văn hay do cùng". Lối nghĩ đó vẫn phổ biến trong xã hội. Nó là lối đi tự phát, rèn luyện mà thành, lập nghiệp từ không chuyên, ỷ nhiều vào "năng khiếu". Có lẽ đã đến lúc người ta phải nghĩ đến một "typ" nhà văn khác: lớp nhà văn trí thức của một xã hội phát triển. Họ viết văn có bài bản, có lý luận, lý lẽ chứ không mò mẫm. Trước đây, ở Việt Nam hầu như chưa có những điều kiện xã hội để xuất hiện "typ" nhà văn này.
- Khi ta đang sống (đương đại) nghĩa là ta đang tiếp cận, đang tiếp cận cái chết (sự suy đồi ghê rợn nhất). Nghệ thuật đương đại, xét cho cùng chính là nghệ thuật suy đồi. Thời gian qua đi, những kinh nghiệm của cảm giác giá trị nhất sẽ còn lại, trở thành cổ điển, kinh điển, thành "văn hóa", đóng khung lại trong các bảo tàng nghệ thuật và trong trí nhớ người đời. Các nghệ sĩ sống trong thời hiện tại không thể tránh được sự dung tục, nhảm nhí, không thể tránh được bọn tiểu nhân, bọn phàm phu tục tử, lưu manh, philistanh, ngụy quân tử v.v. Kiểu gì thì kiểu, ngay cả những nhà văn danh giá nhất đôi khi vẫn cứ phải chung lưng đấu cật, "ba cùng", vẫn cứ phải đối thoại, đùa cợt, chơi bời với các đồng nghiệp bất đắc dĩ của họ, cùng lý tưởng nhưng khác hạng" (chữ của Victor Hugo). Không khí dung tục suy đồi "đương thời" cũng chính là không khí sống, không khí sáng tác - mặc nhiên là thế - bởi vậy nếu từ chối đối thoại nghĩa là anh tự làm cho mình khó thở, tự giam cầm mình.
- Chưa bao giờ văn học ở nước ta có những cơ hội lớn như bây giờ nhưng cũng chưa bao giờ khó như bây giờ. Xã hội cũng phải thấy rõ sự đóng góp về mặt tinh thần, vật chất của nhà văn để ghi công cho họ. Trong một phát biểu gần đây, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: "Văn học tác động vào xã hội để ảnh hưởng đến chính trị. Sử học thì tác động vào chính trị để ảnh hưởng đến xã hội". Đấy cũng là một ý kiến đáng suy nghĩ. Một đất nước văn minh không thể không có văn học và sử học được. Trong thời hiện đại, công việc đào tạo nhà văn là rất cần thiết, cần phải xây dựng thành công một công nghệ. Nó cũng từa tựa như công việc đào tạo các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và các vận động viên thể dục có thành tích cao. Không thể trông chờ vào việc ăn may, trời cho để Việt Nam có một đội ngũ nhà văn đẳng cấp thế giới. Ngay cả việc có một "tốp" nhà văn cô chiêu cậu ấm để đối thoại hoặc làm những việc "hậu trường" cũng là cần thiết. Việc phải nâng cấp cho trường đại học viết văn Nguyễn Du để nó gần với thiên nhiên hơn, gắn bó với xã hội hơn là rất cần thiết (chứ không phải là nhốt nó trong một ngôi nhà chật hẹp giữa Thủ đô). Các giá trị văn học đương thời (thực sự có giá trị) cũng phải được biểu dương đúng mực. Trong bóng đá, người ta cũng đã phong thánh cho Pêle, Marađôna, Beckham… Ở Việt Nam , hình như truyền thống…đánh truyền thống, đố kỵ, dè bỉu, ghen tỵ, chê bai… vẫn thấy nhiều hơn ở trong sinh hoạt văn học so với việc hân hoan khi có một tác phẩm mới ra đời.
- Ngay trong lĩnh vực văn học, đáng lẽ cần phải khuyếch trương, xây dựng thành một công nghệ đào tạo nhà văn mới thì vài năm trở lại đây lại có ý kiến bỏ đi trường viết văn Nguyễn Du. Bỏ thì dễ nhưng xây thì khó. Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều… "vô học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tùy tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự (số này đếm trên đầu ngón tay) là còn ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả.
Trên kia tôi đã nói đến việc xây dựng một công nghệ đào tạo nhà văn, tôi ủng hộ ý kiến nên xây dựng một vài khoa viết văn ở các trường đại học ở ta. Viết văn phải trở thành một nghề nghiệp, một nghề nghiệp chuyên nghiệp chứ không thể nghiệp dư, tùy hứng được. Những nhà văn được đào tạo trong nền công nghệ đó phải có những tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn nhất định. Nó không phải là toàn bộ chân dung văn học trong xã hội đó. Khi hòa nhập với thế giới bên ngoài luôn luôn có những sự trao đổi hợp tác giữa các nhà văn các nước. Lớp nhà văn cũ không còn phù hợp: họ không biết ngoại ngữ, không biết vi tính, họ chỉ có quá khứ, họ không thể trò chuyện và đối thoại "tay đôi" được với bên ngoài về những vấn đề của thời hiện tại.
Trong xã hội phát triển, văn học rất thường nhưng để vượt lên, trở thành một cái gì đó ngoại hạng là rất khó. Hình mẫu thiên tài văn học ngày nay khác trước rất nhiều. Trong sách giáo khoa văn học người ta thấy rõ văn học đã bị đông cứng lại, cũ kỹ và "phản động": nó cứ ê a mãi những "song viết" và "song kiết", học sinh chỉ nghiên cứu và học tập "những thây ma cũ" hoàn toàn không được"tiếp máu" bởi những sinh lực văn học cường tráng và lành mạnh.
- Trong Hội nghị Lý luận văn học ở Tam Đảo năm 2003, chẳng thấy có một tham luận nào dành cho văn học thực sự.
- Tất cả những người "hành nghề văn học" ở ta đều muốn "dĩ hòa vi quý", đều muốn có nhưng cuộc chơi đèm đẹp, chơi có thưởng, không ai muốn " hy sinh" nữa.
- Trong truyền thống, văn học đồng nghĩa với sự thanh đạm. Sinh hoạt văn học (nói rộng ra là cả sinh hoạt tinh thần) ở ta - ít nhất là ở Thủ đô - theo tôi hiện nay là thảm hại, chẳng có gì đáng để người ta quan tâm, say sưa. Tất nhiên trên thực tế, ở đâu có một cuốn sách hay, một bài viết hay những người quan tâm đến văn học đều cố tình đọc qua không bỏ sót. Rõ ràng văn học vẫn có cách tồn tại riêng của nó và vẫn âm thầm "đi những bước sấm đông rền" (Goethe) trên con đường hẹp, con đường định mệnh gian khó dành riêng cho nó. Văn học giá trị bao giờ cũng đề cao nhân tính. Một xã hội không có những tác phẩm vãn học hay, không có những tác phẩm văn học giá trị nghĩa là nhân tính mất đi. Trách nhiệm đó không phải chỉ ở một người nào mà nó ở toàn xã hội.
- Độc giả có kinh nghiệm văn học rất dễ nhận ra những khuôn mặt ngụy quân tử trong các tác phẩm của các nhà văn. Dối trá, đạo đức giả - người ta chỉ đọc có vài ba trang là nhận ra liền. Không phải tự dưng mà các nhà văn cổ điển luôn luôn nói về sự trung thực ở nhà văn và trong lao động văn học. Thế nào là trung thực? Trung thực với mình, với người, với xã hội, với chữ nghĩa. Văn điêu, văn ma, phò nịnh, "nên thơ" v.v… là thứ rất dễ ngộ nhận. Có nhiều tác phẩm, người ta vẫn phải đọc, vẫn phải chấp nhận mặc dầu ai nấy đều cũng có "cảm giác" là nó thối tha, song - như tôi đã nói, thời đương đại bao giờ cũng có "không khí" suy đồi, cần phải có một thời gian rất dài thì những cái xác suy đồi mục nát ấy mới mất hết đi cái mùi ô uế của nó. 
- Khi tôi nhận ra rằng văn học là một thế giới hoang tưởng của người viết thì không có nghĩa là tôi hạ thấp giá trị văn học. Tôi chỉ vạch ra khía cạnh vô bổ, vô nghĩa của văn học mà thôi. Tôi cũng đã cảnh tỉnh để người viết dè chừng khả năng bị tha hóa về mặt tinh thần, đạo đức khi cầm bút viết.
Văn học có khả năng thôi miên. Thôi miên bạn đọc, nó còn thôi miên chính người viết. Những bi kịch đầy rẫy trong cuộc đời các nhà văn chứng minh điều ấy. Tôi không muốn dẫn chứng bởi vì không phải ai cũng thông cảm được.
Khi phân tích về bản chất con người, Nitsơ rất có lý khi chỉ ra rằng cái khuynh hướng lười biếng, rụt rè, sợ sệt đã ngự trị tất cả. Chỉ có ít nhà văn thành công mới dám đương nhiên công nhận rằng bản thân họ cũng hèn hạ, nhăng nhố, đôi khi bợm bãi. Họ công nhận điều ấy không phải để cầu xin sự cảm thông của người đời. Những nhà văn ấy với lòng tự trọng và sự lịch lãm sẵn có, dám đứng ra trả giá cho những đam mê của mình, quá hiểu rằng con người làm sao có thể cảm thông cho nhau được? Ai cũng là người khác. Mỗi người là một hiện hữu, một vật thể, một linh hồn, một bản ngã, một duy nhất không lặp lại. Việc công nhận những khuyết tật của mình chỉ là một hình thức tự phê phán, tự trục độc, một lối phân thân u sầu nhằm cảm nhận hết nỗi nhục mà nhà văn phải trải qua, phải chịu đựng, đã thấy được.
- Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi những lỗi lầm ấy. Nó là con vật nhạy cảm hết sức đáng thương với các thói xấu của cả bầy đoàn. Nó viết không phải vì nó, nó viết để cả bầy đoàn rút ra từ đấy một lợi ích công cộng, một lợi ích văn hóa.
Chúng ta đã quá tự tin, vô thần khi coi nhẹ mặt tâm linh trong đời sống con người. Điều ấy thật khủng khiếp: ô trọc và vô văn hóa sẽ ngự trị khắp nơi.
 Từ thâm tâm tôi vẫn nghĩ là có các bậc thánh nhân. Trong những con người bình thường cũng có những tình cảm thánh nhân. Hình như nhà văn chỉ có thể khẳng định được mình khi anh trở nên chí thánh? Còn những trang viết, nó có ý nghĩa gì đâu.
Xác chết của các nhà văn đã chất thành núi trên thế gian này. Người ta vẫn bới tìm ở đấy những mẩu vụn của con người, về con người.
- Phê bình văn học, bình luận văn học là một lĩnh vực khó chơi, khó nhằn vì nó đòi hỏi sự công bằng, chưa nói gì đến dũng khí nhưng chí ít người làm việc đó phải không hèn. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp phải được đề cao như một phẩm chất số một. Trên văn đàn, số nghiệp dư và tỉnh lẻ thời nào cũng có và đông như kiến(!). Thói to mồm, tính chất bảo hoàng hơn cả nhà vua và đủ kiểu văn hay khác có thể giết phăng, giết tươi những người có ý định tử tế muốn làm việc này. Việc tranh đấu với những con ngợm văn chương (chữ của người Pháp dùng để chỉ đám quần cộc trong văn học) là bất khả. Không ai hoài hơi đi làm việc ấy (mãnh hổ bất địch quần hồ) nhưng việc nhận dạng ra nó để không dây vào, không chơi, không đánh đu là việc rất cần thiết với các nhà văn trẻ và những người cầm bút có ý thức chuyên nghiệp.
Có thể việc sống và làm việc như mọi người của nhà văn là hay nhưng cũng có thể sống "điên điên" một chút là hay. Điều cần thiết và quan trọng đối với nhà văn là ở chỗ có được tác phẩm và tác phẩm đó có được chất lượng giá trị văn học hay không. Về chất lượng giá trị văn học thì đây là thứ tưởng là dễ định nhưng lại khó định nhất. Chúng ta đã biết chuyện bao nhiêu đồ cử lên mây hết trên văn đàn thời Tú Xương. Thời nay cũng vậy, rất có thể 99/100 tác phẩm được in ra rồi sẽ lên mây hết. Cứ phải đợi đến giờ phán xử cuối cùng nhưng trước mắt, chúng ta có thể nhận ra tín hiệu về chất lượng giá trị thực sự của văn học qua nhận định của những người viết trẻ, của các nhà văn trẻ. Họ là những làn sóng xanh, là những tác phẩm tuổi xanh, là tương lai của văn học và lương tâm của văn học. Đương nhiên, trong số những người viết trẻ ấy họ rồi cũng sẽ giống như các lớp đàn anh đi trước. Họ cũng sẽ lại "điên điên".

- Thơ là một phép màu, một kiểu trị liệu mơn trớn lòng ích kỷ, sự lười biếng, thói hoang tưởng mơ mộng và dục vọng ở người ta. Thường khi yêu đấy là trạng thái dễ nảy sinh ra thơ nhất, bởi vậy người xưa nghiêm khắc từng cho thơ là biểu hiện của sự dâm đãng và tính dục.
- Khi thơ quá phát triển, quá lạm phát, người đời cũng có phần nào cảm thấy ghê ghê các nhà thơ. Nhà nho theo nghiệp thi cử đã từng coi trọng người giỏi phú và văn sách hơn người làm thơ; người hay thơ từng bị coi là hạng phóng dật, thiếu đứng đắn. Khi có nhiều thơ quá thì thậm chí người ta coi đấy là dấu hiệu của phong hóa suy đồi (nghĩa là đạo đức xã hội có phần đi xuống).
- Hầu hết các nhà văn hồn nhiên viết lách ban đầu chỉ đơn giản vì cái lẽ tham sân si ở đời mà thôi. Thật xấu hổ, những bài thơ đầu tiên của các nhà thơ như ta biết, hầu hết động cơ chỉ là để tán gái. Ngay cả A.Puskin vĩ đại cũng vậy, còn những người như H.Hainơ thì đầy rẫy. P.Nêruđa viết tới 100 bài thơ tình gửi cho vợ bé và ông già dê cụ này đã làm cho cả thế giới trầm trồ vì dục vọng nên thơ của ông ta.
 - Những nhà văn thiên tài hầu hết đều phải trải qua những tình huống hết sức oái oăm trong số phận mình. Những khát khao đều phải trả giá. Những khát khao của cá nhân nhà văn phù hợp với những khát khao của nhân loại thì nhà văn sẽ làm lễ đăng quang cùng nhân loại. Ngược lại những khát khao của cá nhân nhà văn bệnh hoạn thì bệnh hoạn sẽ làm ma hậu hĩ cho anh.
 *
Theo tôi, đọc Nguyễn Huy Thiệp (cả sáng tác và phê bình, tiểu luận) không nên đọc với tâm thế của fan hâm mộ, cũng không thể đọc với “cái búa phê bình” lăm lăm trong tay muốn chém một búa chết tươi, mà phải “lạnh lùng khách quan” như một vị Quan Tòa công minh. Muốn được như thế thật khó, song cuối cùng thì vẫn phải là: trước một hiện tượng văn học phức tạp, “đa thanh”, “đa nghĩa”, phải lý giải nó một cách khoa học. Hy vọng các nhà nghiên cứu văn học sẽ có sự lý giải thỏa đáng. Ở đây, tôi chỉ muốn “tóm lại” bằng suy nghĩ nhỏ: quả là Nguyễn Huy Thiệp có nhiều ý tưởng sắc sảo, bất ngờ…cả về cuộc đời cũng như văn chương. Và cũng có “Con mắt xanh” khi viết về thơ Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và đặc biệt là thơ Đồng Đức Bốn và Bảo Sinh… Nhưng khi đụng đến những vấn đề có tính khái quát của lý luận văn học thì do thiếu “nghiêm túc” nên đã “đùa cợt” quá trớn, và một khi đã “đùa cợt” quá trớn thì “nhầm lẫn” và “giải thích lung tung” là tất yếu. V. Bi-ê-lin-xki và nhiều “đại gia” tư tưởng đều nói, đại ý: Thiên tài là người biết xóa bỏ những sai lầm của mình! Nếu quả Nguyễn Huy Thiệp là một thiên tài, một bậc “chí thánh” của văn học Việt Nam hện đại (hình như văn học trung đại chỉ phong thánh cho Cao Bá Quát?) thì chúng ta sẽ có được một cuốn Phê bình, tiểu luận hoàn hảo chứ không như cuốn “Giăng lưới bắt chim”, dù nó đã được trao giải thưởng thường niên về Lý luận - Phê bình của Hội Nhà văn Hà Nội.
Sài Gòn, tháng 12-2010
----
Chú thích:
(1) Nguyễn Huy Thiệp: Giăng lưới bắt chim, lần xuất bản đầu Văn Mới- 2003, tái bản: Đông A - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006. Ngày 10/10/2006, Hội Nhà văn Hà Nội đã chính thức trao giải thưởng thường niên về Lý luận-Phê bình cho Giăng Lưới Bắt Chim.
(2) Xin xem: Hình như là... | Đặng Thân (viet-studies.info).
(3) Theo sự thống kê của Đặng Thân ở bài viết vừa dẫn thì danh sách các “đại gia” khá dài: Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, T. L. Filimonova, Greg Lockhart, Lại Nguyên Ân, Đỗ Văn Khang, Văn Tâm, Nguyễn Văn Lưu, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Đức Hiểu… Nguyễn Vy Khanh, Trương Hồng Quang, Thụy  Khuê hay Đoàn Cầm Thi…
(hết)
Đỗ Ngọc Thạch
Ngày đăng: 06.12.2010


In tác phẩm Góp ý Gởi cho bạn
Cùng thể loại

Đổi Mới Quyết Liệt Nguyễn Minh Châu - Đỗ Ngọc Thạch
http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=100156&at=0&ts=300&lm=634464484623500000bay đi chim ơi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét