PBVH - Tứ bề thọ địch - Đỗ Ngọc Thạch
1.Phê bình nghệ thuật nói chung cũng như phê bình văn học nói riêng ở xứ ta chưa bao giờ tồn tại như một sinh kế đối với nhà phê bình. Về lý thuyết, ai cũng thừa nhận phê bình là một bộ môn đặc biệt có “hai quốc tịch” vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, và do đó phê bình cực khó, và ai cũng khẳng định là cực khó, đến như nhà phê bình trác việt Lưu Hiệp (thời Trung Hoa cổ đại) đã viết nên kiệt tác Văn tâm điêu long (1) ròng rã hơn ba mươi năm trời, được người thời nay nhìn nhận là tác phẩm lý luận, phê bình văn học hoàn chỉnh và có hệ thống nhất của Trung Hoa cổ đại, đã phải thốt lên : “Tri âm thực là khó thay. Cái âm thực là khó biết, người biết thực là khó gặp. Gặp được người tri âm ngàn năm mới có một lần!”(Văn tâm điêu long).
Ở xứ ta, có lẽ bước vào Làng văn với tư cách là nhà phê bình văn học tài hoa chỉ có một Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam. Và có lẽ cũng chỉ có cuốn Thi nhân Việt Nam ấy là đứng sừng sững như Tháp Chàm (so sánh khập khiễng chăng?) trước bao biến thiên của lịch sử văn học! Ấy thế mà, Thi nhân Việt Nam đã từng bị chính tác giả của nó chối bỏ! Thật khó mà tin được những dòng này viết về Thi nhân Việt Nam là của Hoài Thanh: “…Cho nên sai lầm không chỉ ở chỗ đề cao quá đáng nhà thơ này hay nhà thơ kia. Có thể nói, toàn bộ sự đánh giá ở đây là sai, vì sai từ gốc sai đi. Ngay những đoạn có vẻ đúng, thực ra vẫn là sai và sai về căn bản” (Lê Đình Kỵ: Thơ với Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, NXB Cửu Long, l989, tr.71) (2).
Như thế, để có thể nhấn mạnh lại rằng làm nhà phê bình văn học quả là cực khó! Chính vì thế mà cho đến nay, người ta vẫn phàn nàn rằng đội ngũ nhà phê bình văn học (và nghệ thuật nói chung) ít và yếu, rằng không mấy ai chuyên tâm làm phê bình, rằng làm phê bình chỉ là “tay trái” hoặc thi thoảng “đá gà đá vịt” mà thôi! Có một dạo, ý tưởng thành lập Hội những người làm phê bình văn học (và cả nghệ thuật nói chung) và sẽ có tờ báo chuyên về phê bình văn học làm nức lòng cả những người vốn lấy nguyên tắc đối nhân xử thế “im lặng là vàng” làm lẽ sống ! Nhưng thực ra ý tưởng đó chỉ là ảo tưởng bởi họ chưa thấy hết cái CỰC KHÓ của bộ môn có hai quốc tịch này !... Đúng là “Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi “!...
2. Ở bài viết ngắn này, người viết chỉ xin nêu ra bốn cái KHÓ đủ để thấy nhà phê bình văn học luôn ở trong cái thế “Tứ bề thọ địch” như thế nào ?
MỘT: Đối với những nhà phê bình “ngây thơ chính trị” thì luôn luôn vấp phải cái chuyện “tế nhị và phức tạp” này: không bắt vào được cái “gam”, cái cảm hứng chủ đạo, cái tư tưởng chính thống của thời cuộc, của bối cảnh xã hội, cũng tức là lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Anh ta - nhà phê bình - bị tác phẩm hút hồn nên quá say mà mất đi sự tỉnh táo cần thiết để biết rằng lúc nào cần khen, cần tuyên truyền cổ động cho tác phẩm nào và cần “đánh” tác phẩm nào! Chẳng hạn như Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan không được “bới” ra trong lúc ấy; cũng vậy, lúc ấy Vũ Trọng Phụng là “tự nhiên chủ nghĩa” cần phê phán mạnh; cũng vậy, Màu tím hoa sim của Hữu Loan lúc ấy là phải “đánh”, v.v…Cái chuyện “phức tạp và tế nhị” này có thể đổ lỗi cho THỜI GIAN, đổ tất tần tật, còn “chúng ta” chẳng ai có lỗi, nhưng riêng nhà phê bình thì có lỗi là nói không đúng lúc!... Có thể nói rằng, điều này cản trở rất lớn cho sự hiện diện đích thực của bộ mặt phê bình trong tiến trình lịch sử. Chính vì thế, người đời sau mới có nhiều việc phải làm lại, bộ môn “Khảo cổ học trong văn học” mới có hi vọng phát triển…
HAI : Đối với những nhà phê bình có tâm huyết, luôn khao khát sáng tạo, đi tìm cái mới, sự cách tân thì luôn vấp phải sự cản trở quyết liệt của sự bảo thủ, trì trệ thường được khoác cái áo đẹp: sự ổn định, nền nếp chắc chắn, vững vàng… Ở đây cần nói ngay về một ngộ nhận nguy hiểm thường thấy : người ta thường nói “ổn định để phát triển”; thực ra phải nói: muốn phát triển thì phải luôn đổi mới, cách tân - đó chính là thuộc tính cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Cái mới, sự cách tân nào cũng vậy, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, khi mới xuất hiện là nguy cơ đe dọa cái cũ, nguy cơ hủy diệt cái cũ, cái lỗi thời, thậm chí có thể làm đảo ngược hoàn toàn mọi cái đã tưởng như an bài, vĩnh cửu, vĩnh hằng. Chính vì thế, người ủng hộ, bảo vệ cái mới luôn ở trong cái thế “một sống hai chết”. Do đó, đòi hỏi nhà phê bình sự dũng cảm tối đa, dám “chịu chơi”, dám đặt cược bằng cả sự nghiệp của đời mình. Điều này quả là một thách đố lớn đối với nhà phê bình ở xứ ta vốn bị gánh nặng áo cơm níu kéo tàn khốc…Đã có mấy ai dám “Đặt cược tận cùng chiếu manh”?... Điều này dẫn đến thực trạng đáng buồn của đời sống phê bình văn học là phê bình kiểu dĩ hòa vi quý, vui vẻ cả, thậm chí bốc thơm vô lối, lăng xê mù quáng cả những sản phẩm chưa hội đủ những tiêu chuẩn tối thiểu để được gọi là tác phẩm văn học. Thi thoảng, ở những dịp tổng kết này nọ, ta thường gặp những nhận định chung chung về một nền văn học, nghệ thuật “vừa thiếu vừa yếu”, không có đỉnh cao, không có tác phẩm lớn, không có nhà văn lớn, nghệ sĩ lớn…
Nhưng khi nói về một nhà văn, nghệ sĩ cụ thể thì không tiếc lời tán dương. Nguy hiểm là chuyện này đã trở thành nếp quen cho nên nói nhà phê bình chỉ là anh hề đồng ăn theo sáng tác thì cũng không oan uổng chút nào. Trong bối cảnh đó, những nhà phê bình có nhân cách thì đành thúc thủ với nguyên tắc xử thế của người xưa “im lặng là vàng”!...
BA: Phê bình là sự thẩm định giá trị của tác phẩm. Sự thẩm định này đòi hỏi nhà phê bình phải đứng cao hơn tác phẩm, phải có “con mắt xanh” nhìn thấu suốt sự đa nghĩa, đa thanh, đa tầng của tác phẩm, có thế mới nói đúng và hay về tác phẩm. Vì thế, người ta thường nói Phê bình vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Đặc trưng này của phê bình luôn đòi hỏi ngày càng cao đối với nhà phê bình và không phải nhà phê bình nào cũng đáp ứng được. Ở xứ ta, phổ biến là tồn tại kiểu nhà phê bình nghiệp dư, không chuyên nghiệp cho nên không khỏi giật mình khi nhận ra rằng đòi hỏi cơ bản, tiên quyết này đối với nhà phê bình lại không được coi trọng. Chính vì thế, lối phê bình tùy hứng, tùy tiện phổ biến tràn lan…Câu ca dao xưa “Lỗ mũi mười tám gánh lông / chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho” có thể vận đúng vào khá đông nhà phê bình hiện nay. Giá trị đích thực của một tác phẩm, thậm chí sự nghiệp của cả đời một văn nghệ sĩ có hiện tượng “lên voi xuống chó” là không hiếm !...
BỐN : Phải nói rằng, ở xứ ta, nhà phê bình không có “đất dụng võ”.” Đất “ dành cho phê bình trên báo chí vốn rất hạn hẹp, trong khi đó các “Quan văn nghệ” lại tham gia vào khu vực phê bình khá đông, và thường đó là những tiếng nói “chính thống”, có tính chỉ đạo… Vậy là về thực chất, nhà Phê Bình lâm vào cảnh “không một tấc đất cắm dùi”!... Khi mà ý tưởng thành lập Hội Phê bình Văn học và sẽ ra tờ báo Phê bình văn học không thực hiện được như đã nói trên thì chuyện “đất đai” là bất khả kháng. Và câu chuyện về phê bình văn học bao giờ cũng thấy nói hoài mấy câu như: ta không có phê bình chuyên nghiệp, nhà phê bình vừa thiếu vừa yếu, diễn đàn phê bình văn học vừa loạn chuẩn vừa thiếu văn hóa phê bình , v.v…Đó là chuyện “biết rồi khổ lắm, nói mãi” không dứt !...
3. Những năm “đổi mới” đầu tiên, phê bình tưởng như gặp vận hội mới, diễn đàn phê bình quả là nhộn nhịp, thu hút cả những vị giáo sư cao niên vốn chưa hề viết phê bình bao giờ chẳng hạn như ông thầy học của người viết bài này là giáo sư Đỗ Đức Hiểu. Giáo sư Hiểu xuất hiện liên tục trên diễn đàn với những bài viết xuất sắc và sau đó đã tập hợp lại trong cuốn ĐỔI MỚI PHÊ BÌNH VĂN HỌC do NXB Khoa học xã hội liên kết với NXB MŨI CÀ MAU in năm 1993. Theo tôi nghĩ , đây là cuốn sách phê bình văn học ĐÚNG và HAY nhất sau cuốn THI NHÂN VIỆT NAM của cái “nghiệp” phê bình văn học ở xứ ta…Sau một thập niên “đổi mới” sôi động, phê bình văn học dường như lại quay về với “nền nếp truyền thống” và đôi khi người ta thấy diễn đàn Phê bình văn học chiêng trống inh ỏi thì chỉ là của mấy anh “múa võ bán thuốc cao” mà thôi. Múa võ bán thuốc cao thì khỏi phải nói gì thêm !...
Bài viết ngắn này không thể bàn kỹ và do đó không có lời kết về câu chuyện dài phê bình văn học. Người viết chỉ hi vọng đánh động “mặt hồ thu” cho các chủ báo nào có lòng yêu bộ môn phê bình văn học thì mở rộng “đất” cho nó, công lao này quả là không nhỏ!...Điều cần nói thêm là cần chú ý “đầu tư” cho các cây bút phê bình văn học có độ tuổi từ “ngũ thập tri thiên mệnh” trở lên, bởi “sức trẻ” không phải là điều kiện tiên quyết trong phê bình văn học (trẻ người non dạ) mà phải là người có bản lĩnh với “kinh nghiệm đầy mình” trong “trường văn trận bút”!...
Sài Gòn, tháng 11-2010
Đỗ Ngọc Thạch
----
Chú thích:
(1) Văn Tâm Điêu Long (Dịch giả: Phan Ngọc, NXB Lao động, H. 2007). Lưu Hiệp (465 - 520 hoặc 521 CN), tự Ngạn Hòa, người nguyên quán ở Huyện Cử, Quảng Đông (nay là Huyện Cử, Tỉnh Sơn Đông, TQ).
Những suy nghĩ của Lưu Hiệp về Phê bình văn học tập trung ở chương Tri âm, khá sâu sắc và cho đến hôm nay vẫn rất đúng. Chẳng hạn khi nói về cái khó của nhà phê bình, Lưu Hiệp nói trước hết phải có kiến thức sâu rộng và thái độ công bằng: “Phải đàn đến ngàn khúc rồi mới hiểu được cái âm thanh. Phải nhìn một ngàn thanh kiếm rồi mới hiểu được vũ khí. Cho nên muốn thấy sáng được toàn bộ tác phẩm thì trước hết phải nhìn rộng. Xem núi lớn rồi mới bàn được gò đống, ra biển khơi rồi mới hiểu được ngòi lạch. Chớ có thiên về mặt kinh hay mặt trọng. Chớ có lệch về mặt yêu hay mặt ghét. Có thể sau đó mới xét đoán được công bình như lấy cân mà cân, nhìn lời văn rõ ràng như lấy kính soi vậy” (Văn tâm điêu long - Tri âm). Và nói về “Chuẩn” của phê bình, Lưu Hiệp đã đưa ra sáu tiêu chuẩn trong phê bình văn học gọi là “Lục quan”: “Muốn xem xét tình cảm và tư tưởng trong văn chương thì trước hết phải theo sáu mặt để mà quan sát như sau: một là Vị thể; hai là Trí từ; ba là Thông biến; bốn là Kì chính; năm là Sự nghĩa; sáu là Cung thương. Nếu xem xét được các tiêu chuẩn này thì sẽ rõ chỗ hay chỗ dở của tác phẩm” (VTĐL – Tri âm). Vị thể là chỉ nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Trí từ là xem cách dùng từ đặt câu có xác đáng hay không. Thông biến là nội dung và hình thức có kết hợp hài hòa hay không. Sự nghĩa là xem điển cố, dẫn chứng có thỏa đáng hay không. Cung thương là xét âm điệu của tác phẩm có hài hòa hay không. Có thể thấy “Lục quan” của Lưu Hiệp là bao quát vừa nội dung vừa hình thức, chú ý đến tính tư tưởng và cả tính nghệ thuật của tác phẩm văn học.
(2) Hãy xem thêm Hoài Thanh đã phê phán tận gốc rễ tư tưởng của những người theo phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” mà mình đã từng làm “Chủ soái” trong cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay vị nhân sinh” hồi 1936-1939. Hoài Thanh viết: “Nói chung trong lòng họ đều có sự ấm ức đối với tình hình chính trị xã hội đương thời; nhưng tinh thần họ thì yếu đuối, nên họ cam tâm sống trong cảnh tủi cực, có khi còn cố tìm chút vui thừa trong cảnh tủi cực, ngại những thay đổi lớn…Họ muốn ai làm gì thì làm, miễn là họ được yên thân trong cái xó bếp mà họ đã tô điểm thành mộng ảo…Họ ít quan tâm đến chính trị và cố tìm mọi cách bào chữa cho sự vô tâm của họ. Một thứ bạc nhược có lý luận nên lại càng khó gỡ gấp hai” (Hoài Thanh: PB&TL, T.I, tr.168-170; Lê Đình Kỵ: Thơ với…, tr.69). Và khi “Nhìn lại” những nhà thơ của “Phong trào Thơ Mới” mà Hoài Thanh đã đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam, quả thật không thể tin được là Hoài Thanh đã viết: “Thơ mới cơ hồ không biết đến tiếng nói đau khổ, tiếng nói căm thù, tiếng nói quật khởi của các chiến sĩ cách mạng, của quần chúng cần lao. Cuộc đấu tranh cách mạng sôi sục trong mười mấy năm trời không hề có tiếng vang trong Thơ mới. Có những lúc người ta phân vân không biết người làm thơ còn nhớ mình là người dân mất nước nữa hay không?” (Hoài Thanh: PB&TL, T.II, tr.222; Lê Đình Kỵ: Thơ với…,tr.70). Và còn nữa: “Nhìn chung, Thơ mới chìm đắm trong buồn rầu, điên loạn, bế tắc. Đó là chưa nói đến phần hiển nhiên là sa đọa. Nguy hiểm nhất là nó lại tạo ra một thứ say sưa trong đó…Ngay những nhân tố tích cực cũng chìm ngập trong không khí bế tắc ấy, không gỡ ra được. Như cái tình về đất nước, mặc dầu đượm tình trìu mến, vẫn không phải là cái nhìn của chúng ta…chưa phải là cái nhìn đất nước của những người sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ đất nước” (PB&TL, T.II, tr.224-225; Lê Đình Kỵ: Thơ với…, tr.71). Chính vì những lời “tự phê bình” này mà Xuân Sách đã viết Thơ Chân dung Hoài Thanh rằng:
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan!
Trong “cuộc đấu tranh chống nhân văn giai phẩm”, Hoài Thanh cũng tham gia và có bài viết khá “nổi tiếng” bởi “đánh trúng” vào một nhân vật “cộm cán” của NVGP là nhà thơ Trần Dần : Hoài Thanh: Vạch trần tính chất phản động trong bài thơ "Nhất định thắng" của Trần Dần - Báo Văn Nghệ số 110, ngày mùng 7 tháng 3/1956 (Tháng 2-1956, Hội Văn Nghệ đã tổ chức hội nghị phê bình bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần với 150 văn nghệ sĩ tham dự. Ông bị kết án là đồ đệ của Hồ Phong, mất lập trường giai cấp và đi ngược lại đường lối của Đảng và bị giam 3 tháng tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội).
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Thúy Kiều - Kim Trọng
(Tranh của Nguyễn Tư Nghiêm trong bộ sưu tập của Trần Hậu Tuấn).
Phê bình văn học - Tứ bề thọ địch
Đỗ Ngọc Thạch
Ở xứ ta, có lẽ bước vào Làng văn với tư cách là nhà phê bình văn học tài hoa chỉ có một Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam. Và có lẽ cũng chỉ có cuốn Thi nhân Việt Nam ấy là đứng sừng sững như Tháp Chàm (so sánh khập khiễng chăng?) trước bao biến thiên của lịch sử văn học! Ấy thế mà, Thi nhân Việt Nam đã từng bị chính tác giả của nó chối bỏ! Thật khó mà tin được những dòng này viết về Thi nhân Việt Nam là của Hoài Thanh: “…Cho nên sai lầm không chỉ ở chỗ đề cao quá đáng nhà thơ này hay nhà thơ kia. Có thể nói, toàn bộ sự đánh giá ở đây là sai, vì sai từ gốc sai đi. Ngay những đoạn có vẻ đúng, thực ra vẫn là sai và sai về căn bản” (Lê Đình Kỵ: Thơ với Xuân Diệu, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, NXB Cửu Long, l989, tr.71) (2).
Như thế, để có thể nhấn mạnh lại rằng làm nhà phê bình văn học quả là cực khó! Chính vì thế mà cho đến nay, người ta vẫn phàn nàn rằng đội ngũ nhà phê bình văn học (và nghệ thuật nói chung) ít và yếu, rằng không mấy ai chuyên tâm làm phê bình, rằng làm phê bình chỉ là “tay trái” hoặc thi thoảng “đá gà đá vịt” mà thôi! Có một dạo, ý tưởng thành lập Hội những người làm phê bình văn học (và cả nghệ thuật nói chung) và sẽ có tờ báo chuyên về phê bình văn học làm nức lòng cả những người vốn lấy nguyên tắc đối nhân xử thế “im lặng là vàng” làm lẽ sống ! Nhưng thực ra ý tưởng đó chỉ là ảo tưởng bởi họ chưa thấy hết cái CỰC KHÓ của bộ môn có hai quốc tịch này !... Đúng là “Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi “!...
2. Ở bài viết ngắn này, người viết chỉ xin nêu ra bốn cái KHÓ đủ để thấy nhà phê bình văn học luôn ở trong cái thế “Tứ bề thọ địch” như thế nào ?
MỘT: Đối với những nhà phê bình “ngây thơ chính trị” thì luôn luôn vấp phải cái chuyện “tế nhị và phức tạp” này: không bắt vào được cái “gam”, cái cảm hứng chủ đạo, cái tư tưởng chính thống của thời cuộc, của bối cảnh xã hội, cũng tức là lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Anh ta - nhà phê bình - bị tác phẩm hút hồn nên quá say mà mất đi sự tỉnh táo cần thiết để biết rằng lúc nào cần khen, cần tuyên truyền cổ động cho tác phẩm nào và cần “đánh” tác phẩm nào! Chẳng hạn như Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan không được “bới” ra trong lúc ấy; cũng vậy, lúc ấy Vũ Trọng Phụng là “tự nhiên chủ nghĩa” cần phê phán mạnh; cũng vậy, Màu tím hoa sim của Hữu Loan lúc ấy là phải “đánh”, v.v…Cái chuyện “phức tạp và tế nhị” này có thể đổ lỗi cho THỜI GIAN, đổ tất tần tật, còn “chúng ta” chẳng ai có lỗi, nhưng riêng nhà phê bình thì có lỗi là nói không đúng lúc!... Có thể nói rằng, điều này cản trở rất lớn cho sự hiện diện đích thực của bộ mặt phê bình trong tiến trình lịch sử. Chính vì thế, người đời sau mới có nhiều việc phải làm lại, bộ môn “Khảo cổ học trong văn học” mới có hi vọng phát triển…
HAI : Đối với những nhà phê bình có tâm huyết, luôn khao khát sáng tạo, đi tìm cái mới, sự cách tân thì luôn vấp phải sự cản trở quyết liệt của sự bảo thủ, trì trệ thường được khoác cái áo đẹp: sự ổn định, nền nếp chắc chắn, vững vàng… Ở đây cần nói ngay về một ngộ nhận nguy hiểm thường thấy : người ta thường nói “ổn định để phát triển”; thực ra phải nói: muốn phát triển thì phải luôn đổi mới, cách tân - đó chính là thuộc tính cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Cái mới, sự cách tân nào cũng vậy, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, khi mới xuất hiện là nguy cơ đe dọa cái cũ, nguy cơ hủy diệt cái cũ, cái lỗi thời, thậm chí có thể làm đảo ngược hoàn toàn mọi cái đã tưởng như an bài, vĩnh cửu, vĩnh hằng. Chính vì thế, người ủng hộ, bảo vệ cái mới luôn ở trong cái thế “một sống hai chết”. Do đó, đòi hỏi nhà phê bình sự dũng cảm tối đa, dám “chịu chơi”, dám đặt cược bằng cả sự nghiệp của đời mình. Điều này quả là một thách đố lớn đối với nhà phê bình ở xứ ta vốn bị gánh nặng áo cơm níu kéo tàn khốc…Đã có mấy ai dám “Đặt cược tận cùng chiếu manh”?... Điều này dẫn đến thực trạng đáng buồn của đời sống phê bình văn học là phê bình kiểu dĩ hòa vi quý, vui vẻ cả, thậm chí bốc thơm vô lối, lăng xê mù quáng cả những sản phẩm chưa hội đủ những tiêu chuẩn tối thiểu để được gọi là tác phẩm văn học. Thi thoảng, ở những dịp tổng kết này nọ, ta thường gặp những nhận định chung chung về một nền văn học, nghệ thuật “vừa thiếu vừa yếu”, không có đỉnh cao, không có tác phẩm lớn, không có nhà văn lớn, nghệ sĩ lớn…
Nhưng khi nói về một nhà văn, nghệ sĩ cụ thể thì không tiếc lời tán dương. Nguy hiểm là chuyện này đã trở thành nếp quen cho nên nói nhà phê bình chỉ là anh hề đồng ăn theo sáng tác thì cũng không oan uổng chút nào. Trong bối cảnh đó, những nhà phê bình có nhân cách thì đành thúc thủ với nguyên tắc xử thế của người xưa “im lặng là vàng”!...
BA: Phê bình là sự thẩm định giá trị của tác phẩm. Sự thẩm định này đòi hỏi nhà phê bình phải đứng cao hơn tác phẩm, phải có “con mắt xanh” nhìn thấu suốt sự đa nghĩa, đa thanh, đa tầng của tác phẩm, có thế mới nói đúng và hay về tác phẩm. Vì thế, người ta thường nói Phê bình vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Đặc trưng này của phê bình luôn đòi hỏi ngày càng cao đối với nhà phê bình và không phải nhà phê bình nào cũng đáp ứng được. Ở xứ ta, phổ biến là tồn tại kiểu nhà phê bình nghiệp dư, không chuyên nghiệp cho nên không khỏi giật mình khi nhận ra rằng đòi hỏi cơ bản, tiên quyết này đối với nhà phê bình lại không được coi trọng. Chính vì thế, lối phê bình tùy hứng, tùy tiện phổ biến tràn lan…Câu ca dao xưa “Lỗ mũi mười tám gánh lông / chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho” có thể vận đúng vào khá đông nhà phê bình hiện nay. Giá trị đích thực của một tác phẩm, thậm chí sự nghiệp của cả đời một văn nghệ sĩ có hiện tượng “lên voi xuống chó” là không hiếm !...
BỐN : Phải nói rằng, ở xứ ta, nhà phê bình không có “đất dụng võ”.” Đất “ dành cho phê bình trên báo chí vốn rất hạn hẹp, trong khi đó các “Quan văn nghệ” lại tham gia vào khu vực phê bình khá đông, và thường đó là những tiếng nói “chính thống”, có tính chỉ đạo… Vậy là về thực chất, nhà Phê Bình lâm vào cảnh “không một tấc đất cắm dùi”!... Khi mà ý tưởng thành lập Hội Phê bình Văn học và sẽ ra tờ báo Phê bình văn học không thực hiện được như đã nói trên thì chuyện “đất đai” là bất khả kháng. Và câu chuyện về phê bình văn học bao giờ cũng thấy nói hoài mấy câu như: ta không có phê bình chuyên nghiệp, nhà phê bình vừa thiếu vừa yếu, diễn đàn phê bình văn học vừa loạn chuẩn vừa thiếu văn hóa phê bình , v.v…Đó là chuyện “biết rồi khổ lắm, nói mãi” không dứt !...
3. Những năm “đổi mới” đầu tiên, phê bình tưởng như gặp vận hội mới, diễn đàn phê bình quả là nhộn nhịp, thu hút cả những vị giáo sư cao niên vốn chưa hề viết phê bình bao giờ chẳng hạn như ông thầy học của người viết bài này là giáo sư Đỗ Đức Hiểu. Giáo sư Hiểu xuất hiện liên tục trên diễn đàn với những bài viết xuất sắc và sau đó đã tập hợp lại trong cuốn ĐỔI MỚI PHÊ BÌNH VĂN HỌC do NXB Khoa học xã hội liên kết với NXB MŨI CÀ MAU in năm 1993. Theo tôi nghĩ , đây là cuốn sách phê bình văn học ĐÚNG và HAY nhất sau cuốn THI NHÂN VIỆT NAM của cái “nghiệp” phê bình văn học ở xứ ta…Sau một thập niên “đổi mới” sôi động, phê bình văn học dường như lại quay về với “nền nếp truyền thống” và đôi khi người ta thấy diễn đàn Phê bình văn học chiêng trống inh ỏi thì chỉ là của mấy anh “múa võ bán thuốc cao” mà thôi. Múa võ bán thuốc cao thì khỏi phải nói gì thêm !...
Bài viết ngắn này không thể bàn kỹ và do đó không có lời kết về câu chuyện dài phê bình văn học. Người viết chỉ hi vọng đánh động “mặt hồ thu” cho các chủ báo nào có lòng yêu bộ môn phê bình văn học thì mở rộng “đất” cho nó, công lao này quả là không nhỏ!...Điều cần nói thêm là cần chú ý “đầu tư” cho các cây bút phê bình văn học có độ tuổi từ “ngũ thập tri thiên mệnh” trở lên, bởi “sức trẻ” không phải là điều kiện tiên quyết trong phê bình văn học (trẻ người non dạ) mà phải là người có bản lĩnh với “kinh nghiệm đầy mình” trong “trường văn trận bút”!...
Sài Gòn, tháng 11-2010
Đỗ Ngọc Thạch
----
Chú thích:
(1) Văn Tâm Điêu Long (Dịch giả: Phan Ngọc, NXB Lao động, H. 2007). Lưu Hiệp (465 - 520 hoặc 521 CN), tự Ngạn Hòa, người nguyên quán ở Huyện Cử, Quảng Đông (nay là Huyện Cử, Tỉnh Sơn Đông, TQ).
Những suy nghĩ của Lưu Hiệp về Phê bình văn học tập trung ở chương Tri âm, khá sâu sắc và cho đến hôm nay vẫn rất đúng. Chẳng hạn khi nói về cái khó của nhà phê bình, Lưu Hiệp nói trước hết phải có kiến thức sâu rộng và thái độ công bằng: “Phải đàn đến ngàn khúc rồi mới hiểu được cái âm thanh. Phải nhìn một ngàn thanh kiếm rồi mới hiểu được vũ khí. Cho nên muốn thấy sáng được toàn bộ tác phẩm thì trước hết phải nhìn rộng. Xem núi lớn rồi mới bàn được gò đống, ra biển khơi rồi mới hiểu được ngòi lạch. Chớ có thiên về mặt kinh hay mặt trọng. Chớ có lệch về mặt yêu hay mặt ghét. Có thể sau đó mới xét đoán được công bình như lấy cân mà cân, nhìn lời văn rõ ràng như lấy kính soi vậy” (Văn tâm điêu long - Tri âm). Và nói về “Chuẩn” của phê bình, Lưu Hiệp đã đưa ra sáu tiêu chuẩn trong phê bình văn học gọi là “Lục quan”: “Muốn xem xét tình cảm và tư tưởng trong văn chương thì trước hết phải theo sáu mặt để mà quan sát như sau: một là Vị thể; hai là Trí từ; ba là Thông biến; bốn là Kì chính; năm là Sự nghĩa; sáu là Cung thương. Nếu xem xét được các tiêu chuẩn này thì sẽ rõ chỗ hay chỗ dở của tác phẩm” (VTĐL – Tri âm). Vị thể là chỉ nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Trí từ là xem cách dùng từ đặt câu có xác đáng hay không. Thông biến là nội dung và hình thức có kết hợp hài hòa hay không. Sự nghĩa là xem điển cố, dẫn chứng có thỏa đáng hay không. Cung thương là xét âm điệu của tác phẩm có hài hòa hay không. Có thể thấy “Lục quan” của Lưu Hiệp là bao quát vừa nội dung vừa hình thức, chú ý đến tính tư tưởng và cả tính nghệ thuật của tác phẩm văn học.
(2) Hãy xem thêm Hoài Thanh đã phê phán tận gốc rễ tư tưởng của những người theo phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” mà mình đã từng làm “Chủ soái” trong cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay vị nhân sinh” hồi 1936-1939. Hoài Thanh viết: “Nói chung trong lòng họ đều có sự ấm ức đối với tình hình chính trị xã hội đương thời; nhưng tinh thần họ thì yếu đuối, nên họ cam tâm sống trong cảnh tủi cực, có khi còn cố tìm chút vui thừa trong cảnh tủi cực, ngại những thay đổi lớn…Họ muốn ai làm gì thì làm, miễn là họ được yên thân trong cái xó bếp mà họ đã tô điểm thành mộng ảo…Họ ít quan tâm đến chính trị và cố tìm mọi cách bào chữa cho sự vô tâm của họ. Một thứ bạc nhược có lý luận nên lại càng khó gỡ gấp hai” (Hoài Thanh: PB&TL, T.I, tr.168-170; Lê Đình Kỵ: Thơ với…, tr.69). Và khi “Nhìn lại” những nhà thơ của “Phong trào Thơ Mới” mà Hoài Thanh đã đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam, quả thật không thể tin được là Hoài Thanh đã viết: “Thơ mới cơ hồ không biết đến tiếng nói đau khổ, tiếng nói căm thù, tiếng nói quật khởi của các chiến sĩ cách mạng, của quần chúng cần lao. Cuộc đấu tranh cách mạng sôi sục trong mười mấy năm trời không hề có tiếng vang trong Thơ mới. Có những lúc người ta phân vân không biết người làm thơ còn nhớ mình là người dân mất nước nữa hay không?” (Hoài Thanh: PB&TL, T.II, tr.222; Lê Đình Kỵ: Thơ với…,tr.70). Và còn nữa: “Nhìn chung, Thơ mới chìm đắm trong buồn rầu, điên loạn, bế tắc. Đó là chưa nói đến phần hiển nhiên là sa đọa. Nguy hiểm nhất là nó lại tạo ra một thứ say sưa trong đó…Ngay những nhân tố tích cực cũng chìm ngập trong không khí bế tắc ấy, không gỡ ra được. Như cái tình về đất nước, mặc dầu đượm tình trìu mến, vẫn không phải là cái nhìn của chúng ta…chưa phải là cái nhìn đất nước của những người sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ đất nước” (PB&TL, T.II, tr.224-225; Lê Đình Kỵ: Thơ với…, tr.71). Chính vì những lời “tự phê bình” này mà Xuân Sách đã viết Thơ Chân dung Hoài Thanh rằng:
Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên
Thi nhân còn một chút duyên
Lại vò cho nát lại lèn cho đau
Bình thơ tới thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi câu nhân tình
Giật mình mình lại thương mình
Tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan!
Trong “cuộc đấu tranh chống nhân văn giai phẩm”, Hoài Thanh cũng tham gia và có bài viết khá “nổi tiếng” bởi “đánh trúng” vào một nhân vật “cộm cán” của NVGP là nhà thơ Trần Dần : Hoài Thanh: Vạch trần tính chất phản động trong bài thơ "Nhất định thắng" của Trần Dần - Báo Văn Nghệ số 110, ngày mùng 7 tháng 3/1956 (Tháng 2-1956, Hội Văn Nghệ đã tổ chức hội nghị phê bình bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần với 150 văn nghệ sĩ tham dự. Ông bị kết án là đồ đệ của Hồ Phong, mất lập trường giai cấp và đi ngược lại đường lối của Đảng và bị giam 3 tháng tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội).
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Thúy Kiều - Kim Trọng
(Tranh của Nguyễn Tư Nghiêm trong bộ sưu tập của Trần Hậu Tuấn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét