KIM NGÂN ĐIỀN
Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH
Huyện Lâm Đồi là một huyện vùng bán sơn địa, đất đai cây cối chỉ vào loại thường thường bậc trung, không có gì nổi bật. Người dân ở huyện Lâm Đồi được cái chăm chỉ làm ăn, chịu khó xoay trở nên cũng đủ ăn, thiên hạ thái bình…
Nhưng từ khi ông Trần Lê Quan Huyên lên làm chủ tịch Huyện thì ông quyết không chịu để cho Huyện Lâm Đồi ở cái mức thường thường bậc trung nữa. Ngày ngày, đêm đêm ông Quan Huyên luôn tập trung những cán bộ thân tín họp bàn mưu tính kế để “bốc” Huyện Lâm Đồi lên, không nhất nhì thì cũng phải là trong Top Năm của Tỉnh. Song, hai năm trời trôi qua mà cũng chỉ làm được mấy vụ lẻ tẻ, chẳng hạn như đưa cây cao su, ca cao và cả cà phê của Tây Nguyên lên các đồi hoang của Huyện Lâm Đồi. Cây con tuy xanh tốt nhưng chưa biết kết quả thế nào, phải chờ và cầu …Ông Trời phù hộ!
Nhưng từ khi ông Trần Lê Quan Huyên lên làm chủ tịch Huyện thì ông quyết không chịu để cho Huyện Lâm Đồi ở cái mức thường thường bậc trung nữa. Ngày ngày, đêm đêm ông Quan Huyên luôn tập trung những cán bộ thân tín họp bàn mưu tính kế để “bốc” Huyện Lâm Đồi lên, không nhất nhì thì cũng phải là trong Top Năm của Tỉnh. Song, hai năm trời trôi qua mà cũng chỉ làm được mấy vụ lẻ tẻ, chẳng hạn như đưa cây cao su, ca cao và cả cà phê của Tây Nguyên lên các đồi hoang của Huyện Lâm Đồi. Cây con tuy xanh tốt nhưng chưa biết kết quả thế nào, phải chờ và cầu …Ông Trời phù hộ!
Vào dịp Tết năm Con Hổ này, ông Quan Huyên được chiến hữu, đệ tử làm “tình báo kinh tế” ở khắp các nơi thông báo cho biết năm nay Nhà nước sẽ làm Lễ hội Tịch Điền rất lớn ở tỉnh Hà Nam, đưa vấn đề Khuyến Nông lên hàng quốc sách. Thế là ông Quan Huyên âm thầm triển khai ngay kế hoạch làm Lễ hội Tịch Điền ở Huyện Lâm Đồi, ông trù tính: đúng thời điểm 9 giờ sáng ngày Mùng 7 Tết, khi ở xã Dọi Sơn, huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam, thực hiện đường cày tơi xốp đầu tiên của nghi thức dùng trâu cày ruộng, khai mạc Lễ hội Tịch Điền 2010 Dọi Sơn thì ông Quan Huyên cũng sẽ trong bộ quần áo Nông dân gia truyền, sẽ thực hiện đường cày khai hội Tịch Điền ở xã Ngân Điền huyện Lâm Đồi!...
Mọi công việc chuẩn bị cho Lễ hội Tịch Điền ở xã Ngân Điền đã được hoàn tất, từ ngày 29 tháng Chạp của năm con Trâu, chỉ chờ đến giờ G, tức 9 giờ sáng ngày Mùng 7 Tết, năm con Hổ, tức ngày 20 tháng 2 năm 2010!...
Mọi công việc chuẩn bị cho Lễ hội Tịch Điền ở xã Ngân Điền đã được hoàn tất, từ ngày 29 tháng Chạp của năm con Trâu, chỉ chờ đến giờ G, tức 9 giờ sáng ngày Mùng 7 Tết, năm con Hổ, tức ngày 20 tháng 2 năm 2010!...
…Ngày Mùng 3 Tết, ông Quan Huyên tới Lễ Tết ông Thầy Lê Vũ Hành Thủy, dạy môn Lịch sử năm cuối Trung học Phổ thông, với hy vọng sẽ xin Thầy cho thêm vài ý hay cho ngày Lễ hội Tịch Điền tới!
Chào hỏi nghi lễ xong xuôi, ông Thầy Hành Thủy hỏi:
-Tết này trò có “chiêu” gì hay không?
-Sư phụ nổi tiếng trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, không cần hỏi cũng biết là trò sẽ xuất “chiêu” gì mà? Sư phụ có thể nói cho trò biết “chiêu” đó cần làm thế nào cho thành “Tuyệt chiêu” không? – ông Quan Huyên nhìn Sư phụ chờ đợi.
-Thôi được, trò đã nói vậy thì ta cũng chẳng cần vòng vo Tam quốc nữa. “Chiêu” của trò vào Tết năm nay là “Lễ Tịch Điền”!
-Bái phục! Sư phụ quả là không thua gì Quỷ Cốc Tiên sinh! Sư phụ có cao kiến gì chăng?
-Cao kiến thì có đấy, chỉ e trò không thực hiện nổi! Trước hết, ta hỏi trò có biết tại sao cái xã mà trò dự định làm Lễ hội Tịch Điền có tên gọi là Ngân Điền không?
-Dạ, cứ suy theo lối triết tự thì đồng ruộng ở xã này là cái kho ngân lượng, trồng cây gì cũng hái ra tiền!...
-Nhưng thực tế thì sao?
-Dạ…thực tế thì bỏ hoang quá nửa, chủ yếu là nơi trẻ con làm sân đá bóng và thả diều!...
-Đó! Đừng có nhìn vào cái tên gọi mà tưởng là thật! Người xưa thường lấy các chữ Phú, Tài, Lộc, Thọ…đặt tên cho địa phương mình sống. Đó chỉ là mơ ước chứ chưa phải là thực, thậm chí có nhiều nơi không bao giờ là thực được!...
-Dạ…Đúng vậy! Trò có người bạn làm chủ tịch huyện Đại Phú nhưng đó lại là huyện nghèo nhất tỉnh!...
-Thế thì trò có biết lý do trực tiếp có cái tên Ngân Điền không?
-Dạ, cái này thì… xin sư phụ chỉ giáo!
-Vậy thì ta nói ngay: cái xã Ngân Điền này xa xưa vốn rất hoang vu, một số khu canh tác bây giờ vốn là rừng hoang, có nhiều thú dữ, ma quỷ…Dân làng này vốn là tù nhân, tội phạm tứ xứ đổ về lánh nạn và chủ yếu sống bằng nghề ăn trộm, tất nhiên là đến những nơi khác hành nghề. Khi lấy được nhiều vàng bạc, đồ quý, người ta thường đem chôn tạm ở những khu rừng hoang đó! Vì thế xã này có tên là Ngân Điền, và có tới ba cái Làng lấy tên là Kim Ngân Điền (*), phải gọi phân biệt là Thượng, Trung và Hạ… Chỗ trò dự định chọn làm Lễ hội Tịch Điền là Làng Kim Ngân Điền Trung, đúng không?
-Sao Sư phụ biết kỹ thế?
-Làng Kim Ngân Điền Trung là nơi có đồng ruộng cao ráo, chủ yếu trồng rau màu, cả hoa quả nữa. Chẳng lẽ lại chọn chỗ trũng toàn bùn lầy như ở Kim Ngân Điền Hạ hoặc toàn bãi tha ma, nghĩa địa như ở Kim Ngân Điền Thượng?
-Vậy Sư phụ có cao kiến gì gì cho buổi khai hội Lễ Tịch Điền, trò xin được chỉ giáo?
-Cao kiến cái con khỉ, đó chỉ là mẹo vặt: hãy cho chôn một hũ vàng ở đầu và một hũ bạc ở cuối thửa ruộng nơi tiến hành Lễ hội Tịch Điền!
-Trò xin lĩnh ý!
Chào hỏi nghi lễ xong xuôi, ông Thầy Hành Thủy hỏi:
-Tết này trò có “chiêu” gì hay không?
-Sư phụ nổi tiếng trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, không cần hỏi cũng biết là trò sẽ xuất “chiêu” gì mà? Sư phụ có thể nói cho trò biết “chiêu” đó cần làm thế nào cho thành “Tuyệt chiêu” không? – ông Quan Huyên nhìn Sư phụ chờ đợi.
-Thôi được, trò đã nói vậy thì ta cũng chẳng cần vòng vo Tam quốc nữa. “Chiêu” của trò vào Tết năm nay là “Lễ Tịch Điền”!
-Bái phục! Sư phụ quả là không thua gì Quỷ Cốc Tiên sinh! Sư phụ có cao kiến gì chăng?
-Cao kiến thì có đấy, chỉ e trò không thực hiện nổi! Trước hết, ta hỏi trò có biết tại sao cái xã mà trò dự định làm Lễ hội Tịch Điền có tên gọi là Ngân Điền không?
-Dạ, cứ suy theo lối triết tự thì đồng ruộng ở xã này là cái kho ngân lượng, trồng cây gì cũng hái ra tiền!...
-Nhưng thực tế thì sao?
-Dạ…thực tế thì bỏ hoang quá nửa, chủ yếu là nơi trẻ con làm sân đá bóng và thả diều!...
-Đó! Đừng có nhìn vào cái tên gọi mà tưởng là thật! Người xưa thường lấy các chữ Phú, Tài, Lộc, Thọ…đặt tên cho địa phương mình sống. Đó chỉ là mơ ước chứ chưa phải là thực, thậm chí có nhiều nơi không bao giờ là thực được!...
-Dạ…Đúng vậy! Trò có người bạn làm chủ tịch huyện Đại Phú nhưng đó lại là huyện nghèo nhất tỉnh!...
-Thế thì trò có biết lý do trực tiếp có cái tên Ngân Điền không?
-Dạ, cái này thì… xin sư phụ chỉ giáo!
-Vậy thì ta nói ngay: cái xã Ngân Điền này xa xưa vốn rất hoang vu, một số khu canh tác bây giờ vốn là rừng hoang, có nhiều thú dữ, ma quỷ…Dân làng này vốn là tù nhân, tội phạm tứ xứ đổ về lánh nạn và chủ yếu sống bằng nghề ăn trộm, tất nhiên là đến những nơi khác hành nghề. Khi lấy được nhiều vàng bạc, đồ quý, người ta thường đem chôn tạm ở những khu rừng hoang đó! Vì thế xã này có tên là Ngân Điền, và có tới ba cái Làng lấy tên là Kim Ngân Điền (*), phải gọi phân biệt là Thượng, Trung và Hạ… Chỗ trò dự định chọn làm Lễ hội Tịch Điền là Làng Kim Ngân Điền Trung, đúng không?
-Sao Sư phụ biết kỹ thế?
-Làng Kim Ngân Điền Trung là nơi có đồng ruộng cao ráo, chủ yếu trồng rau màu, cả hoa quả nữa. Chẳng lẽ lại chọn chỗ trũng toàn bùn lầy như ở Kim Ngân Điền Hạ hoặc toàn bãi tha ma, nghĩa địa như ở Kim Ngân Điền Thượng?
-Vậy Sư phụ có cao kiến gì gì cho buổi khai hội Lễ Tịch Điền, trò xin được chỉ giáo?
-Cao kiến cái con khỉ, đó chỉ là mẹo vặt: hãy cho chôn một hũ vàng ở đầu và một hũ bạc ở cuối thửa ruộng nơi tiến hành Lễ hội Tịch Điền!
-Trò xin lĩnh ý!
Thư ký Tổng hợp của Chủ tịch Huyện được giao nhiệm vụ chôn hũ vàng và Chánh Văn phòng Ủy Ban Huyện được giao nhiệm vụ chôn hũ bạc. Thời gian chôn hai hũ vàng và bạc là vào nửa đêm về sáng ngày Mùng 6 Tết, tùy người thực hiện lựa chọn thời khắc thích hợp nhất với mình.
Nói về người Thư ký Tổng hợp, là một nữ nhi nhưng tất cả những trang nam nhi quân tử của Huyện Lâm Đồi này đều dưới cơ cả về văn và võ: chưa tới ba mươi tuổi nhưng đã có bằng Tiến sĩ về Kinh tế và đai đen về Karate. Cô gái kiệt xuất này có cái tên cũng khiến cho giới mày râu phải giật mình: Lê Vũ Như Sơn. Nàng chính là con gái lớn của ông thầy dạy môn Lịch sử của ông Quan Huyên : Lê Vũ Hành Thủy. Người cha của ông Hành Thủy có hai người con trai, người anh đặt tên là Như Sơn, người em là Hành Thủy, là lấy từ câu “Tọa như sơn, hành như thủy”. Nhưng người anh Như Sơn của ông Hành Thủy bị đột tử từ tuổi thiếu niên, nên ông Hành Thủy đã lấy tên Như Sơn đặt cho con gái đầu lòng của mình.
Cuộc nói chuyện giữa hai thầy trò ông Hành Thủy và ông Quan Huyên, thật ngẫu nhiên, lại gần như là giống y chang với một đoạn trong cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” (tập 1) của cô con gái Lê Vũ Như Sơn, đang viết về chính người cha của mình là ông Hành Thủy và người Sếp của mình là ông Quan Huyên. Tại sao lại có sự trùng hợp như vậy thì chính ông Hành Thủy, khi được cô con gái nhờ “đọc duyệt” cuốn Tiểu thuyết “Thầy và Trò” cũng không thể giải thích được. Đó là vào sáng ngày Mùng 4 Tết, tức là khi hai thầy trò ông Hành Thủy nói chuyện với nhau về chuyện Lễ Tịch Điền ở nhà ông Hành Thủy hôm Mùng 3 Tết, thì cô con gái Như Sơn đang ngồi viết cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” ở phòng làm việc của mình ở Trụ sở Ủy Ban Huyện, nhân ngày Trực Tết! Suốt buổi sáng Mùng 4 Tết, ông Hành Thủy cứ suy nghĩ mãi về sự trùng hợp đó và ông tính sẽ hỏi cô con gái của mình chỉ một câu: “Con có thực hiện việc chôn hũ vàng xuống Kim Ngân Điền hay không?”. Song, phải đến bảy giờ sáng ngày Mùng 7 Tết, ông mới gặp riêng được cô con gái Như Sơn. Lúc đó, cô gái Như Sơn đang là một trong những nhân vật quan trọng của Lễ Hội Tịch Điền nên chỉ có thể tranh thủ gặp người cha được một lúc.
-Sao từ lúc đưa cho cha bản thảo cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” (tập 1), con không giành thời gian để gặp cha xem cha nhận xét thế nào sao?
-Ôi, con thật không ngờ từ sáng Mùng 4 đến nay lại nảy sinh nhiều việc đột xuất như thế? Cả Văn phòng Ủy Ban Huyện cứ xoay tít như cái đèn kéo quân, cứ gọi là chóng cả mặt, hoa cả mắt!...
-Coi là việc thì nó là việc, coi là trò chơi thì nó là trò chơi! Con quên câu “Quan có cần nhưng dân chưa vội / Quan có vội, Quan lội Quan sang” rồi sao? Nhìn con gái của cha kìa, chưa trang điểm gì cả?
-Ôi…Con xin lỗi cha vì đã để cho cha phiền lòng, lo ngại cho con!...Giờ thì cha con mình có thể nói chuyện thoải mái tới giờ khai mạc Lễ hội Tịch Điền, con đã thu xếp đâu vào đó!...
-Cha chỉ tính hỏi con một câu: Con có thực hiện việc chôn hũ vàng xuống Kim Ngân Điền hay không?
-Thế cha chưa đọc xong bản thảo “Thầy và Trò” của con sao?
-Đọc xong rồi! Thế thì sao?
-Thì đúng như những gì con đã viết trong cuốn tiểu thuyết đó: cả hũ vàng và hũ bạc đều bị những kẻ trộm lành nghề lấy mất! Vào lúc nào thì không ai biết!
-Vì vậy mà con không đã không chôn hũ vàng và người Chánh Văn phòng Ủy Ban cũng không chôn hũ bạc?
-Vì cả con và người Chánh Văn phòng đều biết rất rõ rằng ở cái xã Ngân Điền này, hiện có tới gần chục người vào hàng “Thần Trộm”!
-Vậy mà cha cứ nghĩ rằng đó chỉ là chuyện trong tiểu thuyết hư cấu!
-Thì tiểu thuyết cũng chính là cuộc đời mà! Bây giờ, tiểu thuyết thì thật hơn cả cuộc đời và cuộc đời thì cứ lãng mạn như là tiểu thuyết!
Nói về người Thư ký Tổng hợp, là một nữ nhi nhưng tất cả những trang nam nhi quân tử của Huyện Lâm Đồi này đều dưới cơ cả về văn và võ: chưa tới ba mươi tuổi nhưng đã có bằng Tiến sĩ về Kinh tế và đai đen về Karate. Cô gái kiệt xuất này có cái tên cũng khiến cho giới mày râu phải giật mình: Lê Vũ Như Sơn. Nàng chính là con gái lớn của ông thầy dạy môn Lịch sử của ông Quan Huyên : Lê Vũ Hành Thủy. Người cha của ông Hành Thủy có hai người con trai, người anh đặt tên là Như Sơn, người em là Hành Thủy, là lấy từ câu “Tọa như sơn, hành như thủy”. Nhưng người anh Như Sơn của ông Hành Thủy bị đột tử từ tuổi thiếu niên, nên ông Hành Thủy đã lấy tên Như Sơn đặt cho con gái đầu lòng của mình.
Cuộc nói chuyện giữa hai thầy trò ông Hành Thủy và ông Quan Huyên, thật ngẫu nhiên, lại gần như là giống y chang với một đoạn trong cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” (tập 1) của cô con gái Lê Vũ Như Sơn, đang viết về chính người cha của mình là ông Hành Thủy và người Sếp của mình là ông Quan Huyên. Tại sao lại có sự trùng hợp như vậy thì chính ông Hành Thủy, khi được cô con gái nhờ “đọc duyệt” cuốn Tiểu thuyết “Thầy và Trò” cũng không thể giải thích được. Đó là vào sáng ngày Mùng 4 Tết, tức là khi hai thầy trò ông Hành Thủy nói chuyện với nhau về chuyện Lễ Tịch Điền ở nhà ông Hành Thủy hôm Mùng 3 Tết, thì cô con gái Như Sơn đang ngồi viết cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” ở phòng làm việc của mình ở Trụ sở Ủy Ban Huyện, nhân ngày Trực Tết! Suốt buổi sáng Mùng 4 Tết, ông Hành Thủy cứ suy nghĩ mãi về sự trùng hợp đó và ông tính sẽ hỏi cô con gái của mình chỉ một câu: “Con có thực hiện việc chôn hũ vàng xuống Kim Ngân Điền hay không?”. Song, phải đến bảy giờ sáng ngày Mùng 7 Tết, ông mới gặp riêng được cô con gái Như Sơn. Lúc đó, cô gái Như Sơn đang là một trong những nhân vật quan trọng của Lễ Hội Tịch Điền nên chỉ có thể tranh thủ gặp người cha được một lúc.
-Sao từ lúc đưa cho cha bản thảo cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” (tập 1), con không giành thời gian để gặp cha xem cha nhận xét thế nào sao?
-Ôi, con thật không ngờ từ sáng Mùng 4 đến nay lại nảy sinh nhiều việc đột xuất như thế? Cả Văn phòng Ủy Ban Huyện cứ xoay tít như cái đèn kéo quân, cứ gọi là chóng cả mặt, hoa cả mắt!...
-Coi là việc thì nó là việc, coi là trò chơi thì nó là trò chơi! Con quên câu “Quan có cần nhưng dân chưa vội / Quan có vội, Quan lội Quan sang” rồi sao? Nhìn con gái của cha kìa, chưa trang điểm gì cả?
-Ôi…Con xin lỗi cha vì đã để cho cha phiền lòng, lo ngại cho con!...Giờ thì cha con mình có thể nói chuyện thoải mái tới giờ khai mạc Lễ hội Tịch Điền, con đã thu xếp đâu vào đó!...
-Cha chỉ tính hỏi con một câu: Con có thực hiện việc chôn hũ vàng xuống Kim Ngân Điền hay không?
-Thế cha chưa đọc xong bản thảo “Thầy và Trò” của con sao?
-Đọc xong rồi! Thế thì sao?
-Thì đúng như những gì con đã viết trong cuốn tiểu thuyết đó: cả hũ vàng và hũ bạc đều bị những kẻ trộm lành nghề lấy mất! Vào lúc nào thì không ai biết!
-Vì vậy mà con không đã không chôn hũ vàng và người Chánh Văn phòng Ủy Ban cũng không chôn hũ bạc?
-Vì cả con và người Chánh Văn phòng đều biết rất rõ rằng ở cái xã Ngân Điền này, hiện có tới gần chục người vào hàng “Thần Trộm”!
-Vậy mà cha cứ nghĩ rằng đó chỉ là chuyện trong tiểu thuyết hư cấu!
-Thì tiểu thuyết cũng chính là cuộc đời mà! Bây giờ, tiểu thuyết thì thật hơn cả cuộc đời và cuộc đời thì cứ lãng mạn như là tiểu thuyết!
Đúng 9 giờ sáng ngày Mùng 7 Tết năm Canh Dần, tức ngày 20 tháng 2 năm 2010, hầu như dân cả huyện Lâm Đồi đã tới xã Ngân Điền, cụ thể là Làng Kim Ngân Điền Trung để dự Lễ hội Tịch Điền. Mọi việc diễn ra suôn sẻ và tuần tự như tiến đúng như kịch bản đã định sẵn từ trước…
Ông Thầy Hành Thủy đang xem đoạn mở đầu của Lễ hội Tịch Điền: Chủ tịch Huyện Quan Huyên trong bộ quần áo Nông dân màu nâu đã bạc màu, sờn vai đang cày sá cày đầu tiên, thì điện thoại đi động đổ chuông:
-A lô! Ai đó?
-Dạ! Em là trò Quan Huyên của sư phụ đây. Mời thầy tới nhà hàng đặc sản Gió Đồng, hôm nay em sẽ chiêu đãi sư phụ món mới bóc tem! Người đeo kính mát đang đứng sau lưng thầy sẽ đưa thầy đi!...
-A lô! Thế là thế nào? Trò đang cày trên thửa ruộng Kim Ngân Điền cơ mà?...
Ông Thầy Hành Thủy định nói gì nữa nhưng người đeo kính mát đã nhẹ nhàng kéo ông đi như bay, chẳng mấy chốc đã tới gian phòng đặc biệt của nhà hàng đặc sản Gió Đồng.Vừa nhìn thấy ông thầy Hành Thủy, ông Quan Huyên nói rối rít:
-Xin sư phụ tha tội bất kính! Lẽ ra trò phải báo trước với sư phụ người cày khai hội Lễ Tịch Điền đó là “Người đóng thế” của trò, nhưng trò muốn giành cho sư phụ sự bất ngờ!
-Bất ngờ cái con khỉ! Ta sẽ phạt trò thật nặng!
-Trò xin chịu phạt!...
Ông Thầy Hành Thủy chưa kịp nói ra hình thức phạt ông trò Quan Huyên thì cô con gái Lê Vũ Như Sơn bất ngờ xuất hiện. Vừa nhìn thấy Như Sơn, cả ông thầy Hành Thủy và ông Quan Huyên đều giật mình kinh ngạc, và có vẻ như ông Quan Huyên kinh ngạc hơn, ông nói mà như là bị líu lưỡi:
-Trời đất! Cô đang làm MC cho chương trình Lễ Hội Tịch điền cơ mà?
-Đó là Người đóng thế của Như Sơn, cô ta sẽ đảm nhận xuất sắc công việc được giao. Còn Như Sơn thật thì rất muốn tận mắt chứng kiến hai thầy trò đang nói chuyện với nhau những gì vào lúc này, bởi đây sẽ là đoạn Vĩ thanh của cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” tập 1!...À, hai thầy trò cứ tiếp tục câu chuyện dang dở! Hình như là đang tìm hình thức phạt?
Ông thầy Hành Thủy lặng đi một phút mới nói được:
-Gác chuyện phạt đó lại. Bây giờ cha phải hỏi con câu này, con phải nói thật: Những lúc gặp cha, con có dùng Người đóng thế hay không?
Ông Quan Huyên không chờ cho cô Như Sơn trả lời mà nói xen vào:
-Tôi cũng muốn hỏi gần giống như thế: những khi làm việc với tôi, cô có dùng Người đóng thế không?
Cô gái Như Sơn xin khất câu trả lời cả hai người vì điện thoại di động của cả ba người cùng đổ chuông rồi ba bản nhạc cùng ngân lên theo ba giai điệu hoàn toàn khác nhau…
Sài Gòn, đầu năm 2010
Ông Thầy Hành Thủy đang xem đoạn mở đầu của Lễ hội Tịch Điền: Chủ tịch Huyện Quan Huyên trong bộ quần áo Nông dân màu nâu đã bạc màu, sờn vai đang cày sá cày đầu tiên, thì điện thoại đi động đổ chuông:
-A lô! Ai đó?
-Dạ! Em là trò Quan Huyên của sư phụ đây. Mời thầy tới nhà hàng đặc sản Gió Đồng, hôm nay em sẽ chiêu đãi sư phụ món mới bóc tem! Người đeo kính mát đang đứng sau lưng thầy sẽ đưa thầy đi!...
-A lô! Thế là thế nào? Trò đang cày trên thửa ruộng Kim Ngân Điền cơ mà?...
Ông Thầy Hành Thủy định nói gì nữa nhưng người đeo kính mát đã nhẹ nhàng kéo ông đi như bay, chẳng mấy chốc đã tới gian phòng đặc biệt của nhà hàng đặc sản Gió Đồng.Vừa nhìn thấy ông thầy Hành Thủy, ông Quan Huyên nói rối rít:
-Xin sư phụ tha tội bất kính! Lẽ ra trò phải báo trước với sư phụ người cày khai hội Lễ Tịch Điền đó là “Người đóng thế” của trò, nhưng trò muốn giành cho sư phụ sự bất ngờ!
-Bất ngờ cái con khỉ! Ta sẽ phạt trò thật nặng!
-Trò xin chịu phạt!...
Ông Thầy Hành Thủy chưa kịp nói ra hình thức phạt ông trò Quan Huyên thì cô con gái Lê Vũ Như Sơn bất ngờ xuất hiện. Vừa nhìn thấy Như Sơn, cả ông thầy Hành Thủy và ông Quan Huyên đều giật mình kinh ngạc, và có vẻ như ông Quan Huyên kinh ngạc hơn, ông nói mà như là bị líu lưỡi:
-Trời đất! Cô đang làm MC cho chương trình Lễ Hội Tịch điền cơ mà?
-Đó là Người đóng thế của Như Sơn, cô ta sẽ đảm nhận xuất sắc công việc được giao. Còn Như Sơn thật thì rất muốn tận mắt chứng kiến hai thầy trò đang nói chuyện với nhau những gì vào lúc này, bởi đây sẽ là đoạn Vĩ thanh của cuốn tiểu thuyết “Thầy và Trò” tập 1!...À, hai thầy trò cứ tiếp tục câu chuyện dang dở! Hình như là đang tìm hình thức phạt?
Ông thầy Hành Thủy lặng đi một phút mới nói được:
-Gác chuyện phạt đó lại. Bây giờ cha phải hỏi con câu này, con phải nói thật: Những lúc gặp cha, con có dùng Người đóng thế hay không?
Ông Quan Huyên không chờ cho cô Như Sơn trả lời mà nói xen vào:
-Tôi cũng muốn hỏi gần giống như thế: những khi làm việc với tôi, cô có dùng Người đóng thế không?
Cô gái Như Sơn xin khất câu trả lời cả hai người vì điện thoại di động của cả ba người cùng đổ chuông rồi ba bản nhạc cùng ngân lên theo ba giai điệu hoàn toàn khác nhau…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét