Hà Nguyên Thủy thực hiện
“Lòng hải lý", tập sách gồm 4 trường ca của Đỗ Quyên có kết cấu đa chiều, phức hợp, tính trữ tình và cái tôi cá nhân được đẩy lên cao, đặc biệt mang đậm dấu ấn hậu hiện đại.
- Vì sao anh chọn trường ca để dấn bước chứ không phải là loại hình khác?
- Nói chung tác giả không “chọn” được thể loại, như khi kén cá chọn canh, hay chọn vợ tìm chồng, thậm chí chọn nơi sinh sống.
- Sự say mê của anh với trường ca có thể lý giải như thế nào?
- Tôi thường “chọn” những gì ít ai làm. Đeo đẳng viết trường ca, rồi mầy mò tìm hiểu trường ca Việt Nam là hai ví dụ. Năm năm trước, khi thử sưu tập, tôi ngạc nhiên nhận thấy số lượng tác giả trường ca Việt Nam không phải là quá hiếm, tỷ lệ vàng 1/5 - một ngón tay trường ca trên bàn tay thơ Việt.
- Anh không chỉ viết trường ca mà còn bỏ công sưu tầm rất công phu về những tác giả viết trường ca. Anh đánh giá thế nào về thể loại trường ca của Việt Nam?
- Về thể loại, còn có thể tranh luận nhưng về đóng góp xã hội, rõ ràng tính anh hùng ca, chất sử thi, vẻ tráng ca - các đặc điểm nghệ thuật của trường ca - đã được thể hiện sáng đẹp và cuồn cuộn. Dường như, không có nền văn học nào trên thế giới mà thể loại trường ca đã đạt tới đỉnh, về nghệ thuật, tư tưởng, số lượng tác giả và nhất là tác dụng xã hội, như dòng trường ca chiến tranh Việt Nam 1963-1975 và hậu chiến tranh 1975-1986? Kể từ thời Thơ Mới tới hôm nay, “trung đoàn trường ca gia Việt Nam” đã có “tổng quân số” là 372 tác giả (269 tác giả trường ca và 103 tác giả thơ dài có tính trường ca) với 876 tác phẩm.
- Với một tác giả sống và làm việc ở nước ngoài, việc khảo cứu, sưu tầm trường ca Việt chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn. Anh đã khắc phục chúng như thế nào?
- Khó khăn cũng nhiều, công việc của tôi chủ yếu nhờ qua Internet và các mối quan hệ. Nhân đây, một lần nữa, tôi xin cảm tạ sự cộng tác của nhiều tác giả và độc giả, thi sĩ và nghiên cứu gia, báo chí và trang mạng; và xin lỗi về các sai sót dễ xảy ra, khi mà tài sức hạn hẹp, nguồn tham chiếu chính chỉ là các trang mạng và ít có dịp cập nhật sách báo ở Việt Nam.
- Với trường ca “Lòng hải lý”, nếu chỉ nhìn nhan đề tập sách, hẳn sẽ có người nghĩ đây là một tập trường ca viết về biển cả, nhưng thực ra ở “Lòng hải lý”, biển mà không phải là biển, mà lại là biển…
- Đúng! Biển chỉ là một cái cớ - cái cớ vĩ đại. Tôi nằm lên biển để viết về mức tự do, tính khai phóng của thi sĩ, của đời thi sĩ. Mô-típ này dễ làm, nên rất quen thuộc ở nhiều người viết.
- Anh nghĩ sao trước ý kiến cho rằng trường ca của anh thách thức sự kiên nhẫn của độc giả, như là một “khiêu khích thể loại”?
- Những tác giả thơ trường ca hẳn đều là những kẻ kiên tâm, nếu không nói là gan lỳ. Không thế làm sao có thể ngồi hàng tháng, hàng năm, có khi cả nửa đời, “tổ chức” hàng chục nghìn con chữ “ngôn ngữ quái đản”- nói như nhà nghiên cứu Phan Ngọc?
Mạch trường ca của riêng tôi có lẽ cũng không ra ngoài ưu nhược của thể loại trường ca nói chung. Nhưng đúng như bạn cùng không ít độc giả nhận ra, mức “khiêu khích thể loại” khá rõ. Và tôi cũng chỉ là một “chiến sĩ” trong cái “tiểu đội trường ca đặc biệt” - mà nhà nghiên cứu lý luận Diêu Lan Phương gọi là “trường ca phi chuẩn mực cả về cấu trúc và nội dung” trong luận án tiến sĩ mang tên Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam vừa được bảo vệ thành công vào tháng trước. Theo tôi hiểu, đây là lần đầu tiên trong nghiên cứu văn học Việt Nam, mạch trường ca này bắt đầu được tìm hiểu ở mức độ hàn lâm, dù còn bao quát ở 3 tác giả là Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Linh Khiếu và Đỗ Quyên. Qua trao đổi, tác giả Diêu Lan Phương cũng đồng ý với tôi rằng, việc định danh cho lối trường ca này còn chưa xác định giữa các tên gọi: “phi chuẩn mực”, “trường ca kiểu mới”, “hơi hướng hậu hiện đại”, “phản trường ca”?
- Anh có tự tin nghĩ rằng mình đang trình ra một dạng thức khác của trường ca?
- Tôi muốn chia sẻ điều này: Cùng với sự thay đổi tư duy thẩm định và tiếp nhận nghệ thuật, chúng ta nên “giải thiêng” cho hai chữ “trường ca” lâu nay nặng gánh sử thi, anh hùng ca. Không thể nào quên nó, càng không thể rời bỏ bởi đó là chủ âm của đại giao hưởng trường ca; nhưng hãy đón nhận đồng thời các âm hưởng khác.
Thông tin thêm:
Đỗ Quyên tên thật là Đỗ Ngọc Thủy, sinh năm 1955, cựu giảng viên ngành Vật lý Hạt nhân, Đại học Bách khoa Hà Nội. Hiện làm việc và sinh sống tại Canada. Anh đã có tới gần 20 tác phẩm trường ca và thơ dài. Là người đam mê trường ca, bên cạnh việc sáng tác Đỗ Quyên đã dành thời gian khảo cứu, tìm hiểu sự phát triển của thể loại này trong văn học Việt Nam, anh chuẩn bị ra mắt công trình nghiên cứu “Trường ca Việt Nam - Tác giả và tác phẩm”. “Lòng hải lý” là tập hợp 4 trường ca: Lòng hải lý, Đống chữ, Buồn muộn cùng thế kỷ và Bài thơ không thuộc về ai.
Từ khóa: trường ca, khiêu khích, văn học, tác phẩm, đỗ quyên“Lòng hải lý", tập sách gồm 4 trường ca của Đỗ Quyên có kết cấu đa chiều, phức hợp, tính trữ tình và cái tôi cá nhân được đẩy lên cao, đặc biệt mang đậm dấu ấn hậu hiện đại.
- Vì sao anh chọn trường ca để dấn bước chứ không phải là loại hình khác?
- Nói chung tác giả không “chọn” được thể loại, như khi kén cá chọn canh, hay chọn vợ tìm chồng, thậm chí chọn nơi sinh sống.
- Sự say mê của anh với trường ca có thể lý giải như thế nào?
- Tôi thường “chọn” những gì ít ai làm. Đeo đẳng viết trường ca, rồi mầy mò tìm hiểu trường ca Việt Nam là hai ví dụ. Năm năm trước, khi thử sưu tập, tôi ngạc nhiên nhận thấy số lượng tác giả trường ca Việt Nam không phải là quá hiếm, tỷ lệ vàng 1/5 - một ngón tay trường ca trên bàn tay thơ Việt.
|
Nhà thơ Đỗ Quyên. |
- Về thể loại, còn có thể tranh luận nhưng về đóng góp xã hội, rõ ràng tính anh hùng ca, chất sử thi, vẻ tráng ca - các đặc điểm nghệ thuật của trường ca - đã được thể hiện sáng đẹp và cuồn cuộn. Dường như, không có nền văn học nào trên thế giới mà thể loại trường ca đã đạt tới đỉnh, về nghệ thuật, tư tưởng, số lượng tác giả và nhất là tác dụng xã hội, như dòng trường ca chiến tranh Việt Nam 1963-1975 và hậu chiến tranh 1975-1986? Kể từ thời Thơ Mới tới hôm nay, “trung đoàn trường ca gia Việt Nam” đã có “tổng quân số” là 372 tác giả (269 tác giả trường ca và 103 tác giả thơ dài có tính trường ca) với 876 tác phẩm.
- Với một tác giả sống và làm việc ở nước ngoài, việc khảo cứu, sưu tầm trường ca Việt chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn. Anh đã khắc phục chúng như thế nào?
- Khó khăn cũng nhiều, công việc của tôi chủ yếu nhờ qua Internet và các mối quan hệ. Nhân đây, một lần nữa, tôi xin cảm tạ sự cộng tác của nhiều tác giả và độc giả, thi sĩ và nghiên cứu gia, báo chí và trang mạng; và xin lỗi về các sai sót dễ xảy ra, khi mà tài sức hạn hẹp, nguồn tham chiếu chính chỉ là các trang mạng và ít có dịp cập nhật sách báo ở Việt Nam.
- Với trường ca “Lòng hải lý”, nếu chỉ nhìn nhan đề tập sách, hẳn sẽ có người nghĩ đây là một tập trường ca viết về biển cả, nhưng thực ra ở “Lòng hải lý”, biển mà không phải là biển, mà lại là biển…
- Đúng! Biển chỉ là một cái cớ - cái cớ vĩ đại. Tôi nằm lên biển để viết về mức tự do, tính khai phóng của thi sĩ, của đời thi sĩ. Mô-típ này dễ làm, nên rất quen thuộc ở nhiều người viết.
|
Bìa cuốn sách. |
- Những tác giả thơ trường ca hẳn đều là những kẻ kiên tâm, nếu không nói là gan lỳ. Không thế làm sao có thể ngồi hàng tháng, hàng năm, có khi cả nửa đời, “tổ chức” hàng chục nghìn con chữ “ngôn ngữ quái đản”- nói như nhà nghiên cứu Phan Ngọc?
Mạch trường ca của riêng tôi có lẽ cũng không ra ngoài ưu nhược của thể loại trường ca nói chung. Nhưng đúng như bạn cùng không ít độc giả nhận ra, mức “khiêu khích thể loại” khá rõ. Và tôi cũng chỉ là một “chiến sĩ” trong cái “tiểu đội trường ca đặc biệt” - mà nhà nghiên cứu lý luận Diêu Lan Phương gọi là “trường ca phi chuẩn mực cả về cấu trúc và nội dung” trong luận án tiến sĩ mang tên Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam vừa được bảo vệ thành công vào tháng trước. Theo tôi hiểu, đây là lần đầu tiên trong nghiên cứu văn học Việt Nam, mạch trường ca này bắt đầu được tìm hiểu ở mức độ hàn lâm, dù còn bao quát ở 3 tác giả là Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Linh Khiếu và Đỗ Quyên. Qua trao đổi, tác giả Diêu Lan Phương cũng đồng ý với tôi rằng, việc định danh cho lối trường ca này còn chưa xác định giữa các tên gọi: “phi chuẩn mực”, “trường ca kiểu mới”, “hơi hướng hậu hiện đại”, “phản trường ca”?
- Anh có tự tin nghĩ rằng mình đang trình ra một dạng thức khác của trường ca?
- Tôi muốn chia sẻ điều này: Cùng với sự thay đổi tư duy thẩm định và tiếp nhận nghệ thuật, chúng ta nên “giải thiêng” cho hai chữ “trường ca” lâu nay nặng gánh sử thi, anh hùng ca. Không thể nào quên nó, càng không thể rời bỏ bởi đó là chủ âm của đại giao hưởng trường ca; nhưng hãy đón nhận đồng thời các âm hưởng khác.
Thông tin thêm:
Đỗ Quyên tên thật là Đỗ Ngọc Thủy, sinh năm 1955, cựu giảng viên ngành Vật lý Hạt nhân, Đại học Bách khoa Hà Nội. Hiện làm việc và sinh sống tại Canada. Anh đã có tới gần 20 tác phẩm trường ca và thơ dài. Là người đam mê trường ca, bên cạnh việc sáng tác Đỗ Quyên đã dành thời gian khảo cứu, tìm hiểu sự phát triển của thể loại này trong văn học Việt Nam, anh chuẩn bị ra mắt công trình nghiên cứu “Trường ca Việt Nam - Tác giả và tác phẩm”. “Lòng hải lý” là tập hợp 4 trường ca: Lòng hải lý, Đống chữ, Buồn muộn cùng thế kỷ và Bài thơ không thuộc về ai.
Xem thêm:
Trường ca “Lòng hải lý” của Đỗ Quyên - Tạp chí Nhà văn
tapchinhavan.vn/news/.../Truong-ca-Long-hai-ly-cua-Do-Quyen-150...Bản lưu8 Tháng Bảy 2011 – Đỗ Quyên sinh trưởng ở Hà Nội, hiện sống và viết ở Canada; trường ca như một ẩn dụ về nhà thơ Việt, cả Việt Nam lẫn Việt kiều…Trường ca của tôi, tấm lòng của tôi… - Tạp chí Nhà văn
tapchinhavan.vn/news/Tin.../Truong-ca-cua-toi-tam-long-cua-toi-16...Bản lưuTrường ca của tôi, tấm lòng của tôi… Thứ bảy - 16/07/2011 09:28. Nhà thơ Đỗ ...Đỗ Quyên khiêu khích trường ca - YuMe.vn
blog.yume.vn › Sáng Tác › Bàn tròn văn nghệBản lưu5 Tháng Tám 2011 – “Lòng hải lý", tập sách gồm 4 trường ca của Đỗ Quyên có kết cấu đa chiều, ... Kể từ thời Thơ Mới tới hôm nay, “trung đoàn trường ca gia Việt ...Ra mắt Trường ca Đỗ Quyên - Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
nguyentrongtao.org › Chuyện Làng VănBản lưu14 Tháng Bảy 2011 – ĐỖ QUYÊN. Tác giả. (Trích trường ca BÀI THƠ KHÔNG THUỘC VỀ AI). Ngày Một tháng Mười năm Hai ngàn lẻ một. Em,. Anh có thêm hình ...Đỗ Quyên và trường ca, những ghi nhận bước đầu - Do Quyen va ...
vov.vn/Home/Do-Quyen-va-truong-ca-nhung-ghi.../181607.vovBản lưu27 Tháng Bảy 2011 – Tập trường ca Lòng hải lý (gồm 4 trường ca: Lòng hải lý, Đống chữ, Buồn muộn cùng thế kỷ, Bài thơ không thuộc về ai) của nhà thơ Đỗ Quyên ...ĐỀN THƠ MỚI: * ĐỖ QUYÊN, Trường ca “Lòng hải lý”...
duyphitho.blogspot.com/.../o-quyen-truong-ca-long-hai-ly-ve-mot.ht...Bản lưu22 Tháng Bảy 2011 – ĐỖ QUYÊN, Trường ca “Lòng hải lý”... NHÀ THƠ ĐỖ QUYÊN. Nhà thơ Đỗ Quyên sinh trưởng tại Hà Nội,. từng là giảng viên ngành vật lý hạt ...Thơ rời – 15 (trích trường ca) - Đỗ Quyên - Thơ rời – 15 (trích ...
4phuong.net/ebook/50218067/tho-roi-15-trich-truong-ca.htmlBản lưuThơ rời – 15 (trích trường ca). Đỗ Quyên. Bàn Tay Mọc. Nhớ em. anh xòe tay. Từ đó mọc lên. bàn tay của em. Và nó sẽ lặn xuống. Trước khi ánh mắt người khác ...Trường ca Lòng hải lý
www.tinmoi.vn/truong-ca-long-hai-ly-10603352.htmlBản lưu3 ngày trước – Câu thơ này tiếp nối câu thơ khác, ý thơ này tiếp nối ý thơ khác, như một ... Trường ca Đỗ Quyên cố gắng đi sâu vào đời sống bên trong của ...Đỗ Quyên muốn 'khiêu khích' thể loại trường - Văn học - VnExpress
evan.vnexpress.net/.../9881-do-quyen-muon-khieu-khich-the-loai-tr...Bản lưu5 Tháng Tám 2011 – “Lòng hải lý", tập sách gồm 4 trường ca của Đỗ Quyên có kết cấu đa chiều, ... Kể từ thời Thơ Mới tới hôm nay, “trung đoàn trường ca gia Việt ...Đỗ Quyên - trường ca Lòng hải lý | Hoi Nha Van Thanh Pho Ho Chi ...
nhavantphcm.com.vn/tac.../do-quyen-truong-ca-long-hai-ly.htmlBản lưuNVTPHCM- Chiều 15.7.2011, tại Hà Nội, đã có buổi ra mắt cuốn trường ca Lòng hải lý của nhà thơ Đỗ Quyên. Đây là tác phẩm đầu tiên của Đỗ Quyên được ...
Đỗ Quyên - Thơ không còn... | Hoi Nha Van Thanh Pho Ho Chi Minh
nhavantphcm.com.vn/tac-pham.../do-quyen-tho-khong-con.htmlBản lưu
Đỗ Quyên - Thơ không còn... NVTPHCM-23.7.2011-01:30. Nhà thơ Đỗ Quyên. > > Lòng hải lý. Thơ không còn... (Trích trường ca Bài thơ không thuộc về ai) ... Nhà thơ Đỗ Quyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét