Tìm Đỗ Ngọc Thạch với Google - Trích: Trên YuMe.Vn
Cũng thử tìm:
Kết quả tìm kiếm
- nhÀ vĂn viỆt nam hiỆn ĐẠi, writers - biographies,www. newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html - Bộ nhớ cache
- Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội ...trieuxuan.info/?pg=tgdetail&id=495 - Bộ nhớ cache
- Hóa Thạch . Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 123 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong ...www. vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html - Bộ nhớ cache
- Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; Làm việc tại các cơ quan: ...vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia∾tion=detail&id=1831 - Bộ nhớ cache
- YuMe.vn - Trang cá nhân của Đỗ Ngọc Thạch. Trang profile cho phép bạn thiết kế theo phong cách riêng của mình, viết lên wall và chia sẻ ...yume.vn/dongocthach18 - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ yume.vn » - www. phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6455 - Bộ nhớ cache
- KÝ ỨC HÀ NỘI - Đỗ Ngọc Thạch. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. KÝ ỨC HÀ NỘI (Tuổi thơ đi rồi mãi mãi lìa xablog.zing.vn/jb/dt/dongocthach18/7057189?from=friend - Bộ nhớ cache
- 2 truyện ngắn về Bạn học của Đỗ Ngọc Thạch. 12/11/2011 21:27 | 53 lượt xemblog.yume.vn/xem-blog/2-truyen-ngan-ve-ban-hoc-cua-do-ngoc-thach... - Bộ nhớ cache
- Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội ...blog.tamtay.vn/entry/view/781074 - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ blog.tamtay.vn »
Kết quả tìm kiếm khác
- Hai cha con viết chung cuốn sách. Nhà văn Nguyễn Tiến Toàn và TS Nguyễn Tiến Huy vừa có buổi ra mắt cuốn sách Người lập nghiệp (NXB ...nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nhat-ky-co-giao-dỗ-ngoc... - Bộ nhớ cache
- Sư phụ của sư phụ và sư phụ - Hay là Mối tình đầu của tôi - Đỗ Ngọc Thạchnguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5863 - Bộ nhớ cache
- Đỗ Ngọc Thạch----Chú thích: (*) Các buổi đấu tố thường được tổ chức vào ban đêm. Số lượng người tham gia đấu tố được ...phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=12714 - Bộ nhớ cache
- Nhật ký của một cô giáo trường huyện - Đỗ Ngọc Thạchnguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5901 - Bộ nhớ cache
- Phê bình: Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính: Trường hợp Đỗ Ngọc Thạchwww. vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham∾tion=detail&id=9855 - Bộ nhớ cache
- Đặc trưng của từng thể loại văn học và sự tác động qua lại, mối quan hệ giữa các thể loại trong tiến trình phát triển của ...blog.tamtay.vn/entry/view/730406 - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ blog.tamtay.vn » - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Ô ĐỐNG MÁC Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH Khi nhà tôi về ở khu Ô Đống Mác (*) là năm tôi học ...blog.zing.vn/jb/u/dongocthach18 - Bộ nhớ cache
- Phan Hoàng thơ hay như phụ nữ có duyên. Một nhà thơ không vội vã, không ồn ào, luôn điềm đạm để nhìn đời và ưu ái các ...nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/truyen-ngan/do-ngoc-thach-am... - Bộ nhớ cache
Trích đăng:
30/12/2011 13:09
Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini) Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 14:39 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Chương 1 Cẩm Hương là con gái một của hai cầu thủ bóng chuyền chuyện nghiệp Văn Hải – Cẩm Hà. Cầu thủ trẻ tuổi Cẩm Hà có thai Cẩm Hương
Chuyện tình đồi hoa sim (6 chương) - Đỗ Ngọc Thạch (vannghechunhat.net)
Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini)
Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 14:39
Chương 1
Cẩm Hương là con gái một của hai cầu thủ bóng chuyền chuyện nghiệp Văn Hải – Cẩm Hà. Cầu thủ trẻ tuổi Cẩm Hà có thai Cẩm Hương từ năm 20 tuổi, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Vì thế, có thể nói Cẩm Hương biết đánh bóng chuyền “từ trong bụng mẹ” và cuộc đời của Cẩm Hà như là đã được định sẵn: làm cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp như mẹ và cha và cô còn có lợi thế là cô cao những 1,76 mét, hơn cả cha và mẹ những hai phân. Dự tính của cha và mẹ Cẩm Hương là Cẩm Hương sẽ thi vào Khoa bóng chuyền của Trường Đại học TDTT, sẽ được đào tạo chính qui chứ không làm cầu thủ rồi mới đi học như mẹ, vì mê cầu thủ bóng chuyền Văn Hải mà thành cầu thủ bóng chuyền rồi thành vợ Văn Hải luôn!...
Năm Cẩm Hương tốt nghiệp THPT và thi vào Đại học TDTT cũng là năm cả hai vợ chồng Văn Hải, Cẩm Hà cùng từ biệt cuộc đời cầu thủ: Văn Hải về Sở TDTD phụ trách bộ môn bóng chuyền còn Cẩm Hà làm Huấn luyện viên của đội tuyển bóng chuyền nữ của tỉnh. Trong những ngày đầu làm huấn luyện viên bóng chuyền, người mẹ Cẩm Hà bỗng nhận ra một cách rất rõ ràng rằng: người vận động viên bóng chuyền phải chịu đựng một chế độ luyện tập rất khắc nghiệt mà cuộc đời cầu thủ “quần đùi áo số” thì nước mắt nhiều hơn nụ cười, buồn nhiều hơn vui nếu không liên tục chiến thắng – điều mà không phải đội bóng nào cũng đạt được! HLV Cẩm Hà ngạc nhiên khi thấy sao trước đây, thời còn làm cầu thủ mình không bao giờ có suy nghĩ như thế, thậm chí rất ít nghĩ ngợi mà luôn luôn bị cuốn hút vào những trận đấu nảy lửa, thắng trận thì hò reo còn thua trận thì…khóc! Mà đội bóng của Cẩm Hà, một đội bóng của một tỉnh nghèo, đầu tư chưa thỏa đáng cho nên chưa bao giờ chạm vào Huy chương Đồng trong các mùa thi đấu, chứ đừng nói tới Huy chương Vàng, Bạc! Suy nghĩ mãi đến sự “bạc mệnh” của đời người cầu thủ “quần đùi áo số”, người mẹ Cẩm Hà đã đột ngột đưa ra một quyết định: không cho cô con gái Cẩm Hương theo cái nghiệp “quần đùi áo số” này nữa! Và người mẹ thật bất ngờ khi trao đổi với chồng thì ông Văn Hải cũng đang suy nghĩ như vậy, từ khi thôi làm cầu thủ mà chuyển về Sở TDTT! Khi cha và mẹ Cẩm Hương nói với cô ý nghĩ đó thì Cẩm Hương như là đã biết trước, nói ngay: “Hồi Tết, bà ngoại đã nói với con điều này rồi. Bà còn nói là con nên thi vào trường Đại học Sư phạm mà nhất định phải là Khoa Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương cùng nói “À ra thế!” rồi người mẹ còn hỏi thêm: “Tại sao bà ngoại lại nói thi vào Khoa Toán? Liệu có khó cho con không?”. Cẩm Hương cười rất vô tư, nói ngay: “Hình như mẹ mải mê với quả bóng mà quên mất rằng bà Ngoại đã từng hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán hay sao? Bà Ngoại bảo, Toán học là chìa khóa của mọi khoa học, cho nên phải giỏi Toán đã rồi muốn làm gì thì làm! Cũng may cho con là từ hồi đi học tới giờ, môn Toán của con luôn đạt điểm cao nhất lớp, bởi con cũng rất thích môn Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương lại cùng “À ra thế” rồi bố Cẩm Hương nói ngay: “Vậy thì còn chờ gì nữa, chúng ta đi nhà hàng ăn mừng cho quyết định “đổi chiều gió” quan trọng này: Con sẽ không làm cầu thủ bóng chuyền nữa mà sẽ thành cô giáo dạy Toán!”.
Thực ra thì mẹ Cẩm Hương không thể quên mất chuyện bà Ngoại đã có hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán của trường Huyện. Chỉ có điều từ hồi bà Ngoại lấy ông Ngoại – cô giáo dạy Toán trường Huyện đã chết mê chết mệt một cầu thủ bóng chuyền, chính là ông Ngoại – thì mọi câu chuyện đều xoay tròn theo quả bóng và mọi người như đã quên đi hình ảnh bình dị của cô giáo dạy Toán trường Huyện mà lóa mắt trước ngôi sao bóng chuyền, đã từng có mặt trong đội tuyển quốc gia, là ông Ngoại! Giờ đây, nghe Cẩm Hương nói đến bà ngoại, cả bố và mẹ Cẩm Hương đều giật mình như người vừa tìm thấy lại một báu vật đã bị che lấp khá lâu trong ký ức! Mẹ Cẩm Hương nghĩ thầm, con bé Cẩm Hương quả là nó rất giống bà Ngoại. Thảo nào bà Ngoại rất cưng chiều nó, hai bà cháu mà gặp nhau là quấn quýt lấy nhau như đôi tình nhân! Thế thì cho nó thi vào Khoa Toán Đại học Sư phạm là “đúng số” rồi! Còn bố Cẩm Hương thì nghĩ, hồi còn đi học, mình rất giỏi Toán, đáng lẽ nghe lời ông bác thi vào Khoa Toán Đại học Tổng hợp, ông chú lại bảo, mày cao như cây sào, không vào học bộ môn bóng chuyền trường Đại học TDTT thì môn bóng chuyền nước nhà mất đi một cầu thủ tài năng! Thế là thành cầu thủ chủ công của đội bóng chuyền tỉnh nhà, khi mà phong trào thể thao bùng nổ ở khắp mọi nơi! Nếu ông chú, vốn là một Huấn luyện viên bóng chuyền, - không quyết lôi kéo thằng cháu cao kều đi theo nghiệp bóng chuyền thì biết đâu bây giờ môn Toán học nước nhà đã có thêm một Tiến sĩ Toán học như ông bác! Vì thế con bé Cẩm Hương thi vào Khoa Toán trường Đại học Sư phạm thì nhất định sẽ đậu thủ khoa bởi nó có gien di truyền giỏi Toán của bố nó!
Ba người trên đường ra nhà hàng đặc sản “Con Nai Vàng” thì thật bất ngờ khi gặp thầy giáo dạy Toán lớp 12 của Cẩm Hương. Cứ như là có bàn tay sắp xếp bí ẩn nào đó đang làm việc rất ngẫu hứng mà cũng rất được lòng người! Khi thầy giáo dạy Toán nghe bố Cẩm Hương nói lý do của bữa tiệc, ông đã reo lên như một cậu học trò trúng tuyển và nhận chịu một nửa kinh phí của bữa tiệc, bởi theo như ông nói thì phải “ăn bằng tiền” của ông – một thầy giáo dạy Toán gần ba mươi năm trong nghề thì mới chắc đậu thủ khoa! Quả nhiên, lời ông thầy dạy Toán của Cẩm Hương chính xác như…Toán học, kỳ thi đại học sau đó, Cẩm Hương đã đậu Thủ khoa mà không có đối thủ cạnh tranh!
*
Trong suốt thời gian Cẩm Hương học Trung học Phổ thông, hầu như cả bố Văn Hải và mẹ Cẩm Hà đều không phải lo đến chuyện học hành của con gái bởi mỗi khi Cẩm Hương đưa giấy báo kết quả học tập từng học kỳ, từng năm học về nhà thì không ai có thể có ý kiến gì vì Cẩm Hương đều đạt điểm 9 và 10 tất cả các môn học. Nếu như bố và mẹ Cẩm Hương có muốn lo chuyện học hành của con gái thì cũng không có thời gian bởi đó là những năm cả hai người đều bị cuốn hút vào những trận quyết đấu của đủ các loại giải bóng chuyền trong tỉnh cũng như khu vực rồi quốc gia. Có lẽ cũng vì mải mê với quả bóng mà bố mẹ quên cả tuổi đi học của cô con gái: khi Cẩm Hương mới Năm tuổi, nhưng do Cẩm Hương đã cao lớn bằng những đứa trẻ bảy, tám tuổi con hàng xóm và hay chơi đùa với chúng, nên khi chúng vào học lớp Một thì bố mẹ Cẩm Hương cũng cho con đi học cùng. Trường tiểu học (và cả các bậc học khác) ở tỉnh vùng cao khi ấy rất ít học sinh cho nên các thầy cô giáo cũng không xét nét chuyện đi học có đúng tuổi hay không, có thêm một học sinh chẳng chết ai mà lớp học thêm đông vui! Thế là Cẩm Hương vào lớp Một sớm những hai năm. Nếu như Cẩm Hương học kém thì người ta sẽ xem lại tuổi tác và bắt lưu ban, chờ đủ tuổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra, bởi Cẩm Hương học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp! Càng học lên, Cẩm Hương càng cao lớn cho nên vấn đề xem lại tuổi tác hầu như không ai chú ý tới. Năm lên lớp Mười, tức mới 14 tuổi, Cẩm Hương đã cao 1,65 mét, không những cao nhất lớp mà nhất cả trường, có tính cả các thầy cô giáo, vì các thầy cô giáo ở trường của Cẩm Hương hầu hết đều không cao quá 1,60 mét, duy nhất chỉ có thầy giáo Hiệu trưởng là cao 1,63 mét!
Vì cao lớn và lại học giỏi cho nên tất cả đám con trai không ai dám đến gần Cẩm Hương, chứ đừng nói đến chuyện trêu chọc, tán tỉnh này nọ. Mặt khác, dường như chất nữ tính trong cơ thể Cẩm Hương chưa phát triển cho nên thân hình cô vừa cao vừa gày, nhìn xa gần giống như nhân vật Đôn-ki-hô-tê của nhà văn người Tây Ban Nha Xec-van-tet, thậm chí nếu cải nam trang thì sẽ rất giống! Tình trạng này diễn ra từ lớp Mười trường trung học phổ thông cho đến khi Cẩm Hương tốt nghiệp đại học, khi đã 20 tuổi. Tức cho đến lúc đó, Cẩm Hương chưa hề có tình cảm nam nữ với ai. Hoặc nói theo “ngôn ngữ tình trường” thì Cẩm Hương vào đời mà chưa hề có một mảnh tình vắt vai!
*
Cẩm Hương tốt nghiệp với điểm số cao nhất lớp. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đề nghị giữ cô ở lại phụ giảng và làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh nhưng những người ở Phòng Tổ chức cán bộ nói: “Bây giờ tiêu chuẩn đào tạo cán bộ giảng dạy phải chú ý cả hình thức, tức là nam thì phải đẹp trai, là nữ thì phải xinh gái, không được như tài tử điện ảnh hoặc người mẫu thời trang thì cũng phải “sạch nước cản”! Đằng này cô Cẩm Hương vừa cao lớn quá khổ vừa không có nữ tính, làm cô giáo sẽ gây “sốc” cho sinh viên, làm cho hình ảnh của người cán bộ giảng dạy bị méo mó, dị dạng!”. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đành chịu thua nhưng vẫn bực mình với Phòng Tổ chức, bèn đề nghị giữ lại hai cô gái xinh đẹp nhất nhì lớp nhưng cũng học kém nhất nhì lớp! Vị giáo sư làm vậy tưởng rằng phòng Tổ chức cán bộ sẽ bị “sốc” mà phải suy nghĩ lại chuyện cô học trò giỏi Cẩm Hương, nhưng thật không ngờ, Phòng Tổ chức cán bộ đồng ý giữ lại Khoa cả hai người đẹp! Mọi người ai cũng ngạc nhiên thì ông Trưởng phòng TCCB giải thích: “Sắp tới có cuộc thi Hoa hậu Giảng đường Đại học, cho hai cô này đi thi thì sẽ đem cả giải Hoa hậu và Á hậu về Khoa! Đây sẽ là sự kiện mang tính lịch sử của Khoa Toán vì từ khi có Khoa Toán đến nay, các nữ giáo viên đều bị coi là “ma chê, quỷ hờn”! Hết thắc mắc chưa?”. Nói vậy thì còn ai thắc mắc được nữa?
Rút cục, Cẩm Hương được phân về Sở Giáo dục tỉnh nhà, Sở phân về trường THPT của tỉnh. Nhưng, hình như Ban Giám hiệu của trường THPT cũng đồng quan điểm với ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ kia cho nên từ chối không nhận Cẩm Hương. Sở phải thông báo cho các Huyện, Huyện nào thích thì …”cho không”! Ông chủ tịch Huyện An Sinh vốn là một cầu thủ bóng chuyền nghiệp dư, cũng là Fan hâm mộ đôi vợ chồng cầu thủ bóng chuyền Văn Hải – Cẩm Hà, tức cha và mẹ của Cẩm Hương, nên khi lên tỉnh họp, biết có cô gái Cẩm Hương như thế, như thế thì lệnh cho Trưởng Phòng Giáo dục Huyện lên Sở Giáo dục xin ngay Cẩm Hương về Huyện với lời nói sau cùng nhắc đi nhắc lại tới ba lần: “Phải đưa bằng được cô gái Cẩm Hương về Huyện, đó sẽ là hạt giống bóng chuyền quý giá của Huyện ta! Phải đưa Cẩm Hương về Huyện bằng mọi giá! Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, cậu sẽ bị mất chức!”. Để cho chắc ăn, ông chủ tịch Huyện còn sang Sở Giáo dục canh chừng xem có ai tới lấy mất báu vật của ông hay không!
Nhờ sự nhanh tay của ông Chủ tịch Huyện mà Cẩm Hương được điều về Huyện An Sinh rất mau lẹ. Cẩm Hương được tự chọn ở lại Phòng Giáo dục Huyện hoặc về trường THPT của Huyện. Dĩ nhiên là Cẩm Hương chọn về trường THPT, bởi cô không biết ở phòng Giáo dục Huyện thì sẽ làm cái gì?
*
Trường THPT An Bình của huyện An Sinh vốn là một trường THCS được “nâng cấp” nhờ tiền tài trợ của hai Việt kiều. Khi chưa nâng cấp, trường vốn có tên là trường THCS Đồi Sim vì trường chỉ là một căn nhà tranh vách đất năm gian nằm trơ trọi trên một quả đồi mọc toàn cây sim, loại thấp và mọc thành từng lùm nhỏ lúp xúp, có xen lẫn những bụi cây mua nho nhỏ. Trước nữa, đây chỉ là một trường tiểu học. Nhưng không hiểu vì sao, tuy cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng cây cỏ ở quả đồi này bốn mùa xanh tốt, dưới chân đồi người ta còn đào được một cái giếng nước trong mát vô cùng, người ta liền làm một dãy nhà cũng năm gian cho các thầy cô giáo xa quê tạm trú. Vào mùa khô hạn, những cái giếng quanh vùng đều cạn nước nhưng giếng của trường không hề vơi cạn! Cái giếng của trường Đồi Sim đã cứu hạn cả làng. Điều đặc biệt là học sinh của trường Đồi Sim đều học giỏi và sau đều vào đại học cho nên ai cũng nói Đồi Sim là đất lành, đất học. Đó cũng chính là lý do hai nhà doanh nghiệp Việt kiều khi về thăm quê hương đã quyết định đầu tư nâng cấp trường THCS Đồi Sim thành trường PTTH An Bình.
Sau khi nâng cấp, trường PTTH An Bình hiện ra sừng sững trên đồi sim như là có phép Tiên. Cái nhà tranh vách đất năm gian ngày xưa đã biến thành cái nhà hai tầng mười gian cho hai mươi phòng học đẹp như tranh. Hai đầu dãy nhà tầng là hai dãy nhà trệt năm gian làm thành chữ U bao bọc lấy cái sân trường rộng mênh mông. Cổng trường cũng được xây theo kiểu mới: hai cái trụ cổng hai bên là hai bức tường rộng bằng cái bảng đen, bên trái là tên trường đắp nổi, bên phải là câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, cũng đắp nổi. Hai hàng cọc rào chạy hai bên cổng được xây khá đẹp và cho trồng 12 cây bàng và phượng xen kẽ. Hai dãy nhà trệt năm gian dùng làm phòng Ban Giám hiệu, phòng các Tổ bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện,v.v…Đằng sau hai dãy nhà trệt là vườn trường do tổ Sinh vật quản lý. Nói tóm lại, cơ ngơi của trường PTTH An Bình vừa đẹp vừa hiện đại, hơn hẳn các trường cùng đẳng cấp huyện và các trường thuộc đẳng cấp tỉnh, thành phố cũng khó có thể qua mặt!
Khi Cẩm Hương về trường PTTH An Bình của huyện An Sinh thì trường đã nâng cấp được một năm. Những cây bàng, cây phượng trồng hai bên cổng trường đã cao vượt đầu người và bắt đầu đâm cành xòe lá xanh mơn mởn. Nhìn quang cảnh trường, Cẩm Hương rất thích và ngày nào cô cũng tham gia tưới cây cùng các học trò. Việc tưới cây tuy có hơi nặng nhọc vì phải gánh nước từ cái giếng dưới chân đồi lên, nhưng tạo nên cảm giác rất sảng khoái, khi tưới xong, nhìn những lá cây xanh mướt đang đung đưa trước gió, có cảm giác như nhìn thấy nước đang từ rễ cây chạy ra từng cái lá cây bé nhỏ kia!
Cẩm Hương được bố trí ở trong khu tập thể của giáo viên ở cạnh cái giếng dưới chân dồi, tất nhiên là cái nhà tranh vách đất ngày xưa cũng đã được thay bằng một dãy mười hai căn phòng nhà trệt, tường xây, mái tôn chắc chắn. Vì là trường mới nâng cấp nên số giáo viên tạm trú tại khu tập thể đã kín mười hai căn phòng, có mười cô và hai thầy, đều chưa tới ba mươi tuổi, trai chưa vợ, gái chưa chồng. Sau này, nếu có thêm giáo viên thì sẽ phải ở chung hai người một phòng. Cạnh phòng Cẩm Hương là cô giáo dạy văn Thanh Phi, về trường trước Cẩm Hương ba ngày, cùng một khóa với Cẩm Hương. Khi vừa nhìn thấy Cẩm Hương, Thanh Phi đã nhào tới nắm chặt tay Cẩm Hương mừng rỡ rối rít: “Ôi, cứ tưởng trường ta chỉ có một mình tớ về đây, đang buồn muốn chết! Sao nghe nói cậu được giữ lại trường cơ mà? À, phải rồi, vật đổi sao dời, làm sao mà biết trước? Trước đây chúng ta chỉ biết nhau mà chưa truyện trò vì hai đứa ở hai khoa. Giờ về đây thì là bạn cùng trường, chúng ta phải coi nhau như chị em, bảo vệ nhau thì mới tồn tại được nơi đất khách quê người này!...”.
*
Cẩm Hương và Thanh Phi là đôi bạn “cọc cạch” một cao một thấp (Thanh Phi chỉ cao mét rưỡi - 1,50 mét), một béo mập, một gày gò, tất nhiên là cao thì gày (Cẩm Hương – còn có biệt danh là Cò Hương) và thấp lùn thì béo mập (Thanh Phi – còn có biệt danh là Thùng Phi). Kiểu cặp đôi cọc cạch này đã rất nổi tiếng trong Làng Báo chí thời trước Cách mạng Tháng Tám như Lý Toét – Xã Xệ, hoặc sau này, báo Thiếu niên Tiền Phong có cặp đôi Bóng Nhựa – Bút Thép cũng làm nên chuyện (Bóng Nhựa do nhà báo Cửu Thọ vào vai, Bút Thép do nhà báo Mạnh Chuẩn đảm nhiệm). Cặp đôi Cẩm Hương – Thanh Phi (Cò Hương – Thùng Phi) này cũng chính là hai nhân vật chủ chốt của tiểu thuyết “Mối tình Hoa Sim” này bởi đây là hai tính cách rất độc đáo và đối ngược nhau: Cẩm Hương có vẻ ngờ nghệch, lớ ngớ trong cuộc sống đời thường thì Thanh Phi rất nhanh tay lẹ mắt, biến báo rất linh hoạt; Cẩm Hương ngu ngơ, dại khờ trong tình cảm nam nữ thì Thanh Phi đã biết “mùi đàn ông” từ thuở mười ba và cô thường rất hay đọc câu ca dao: Lấy anh từ thuở mười ba / Đến nay mười tám em đà năm con / Ra đường thì tưởng còn son / Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng! Tất nhiên thân hình khiêm tốn về chiều cao của Thanh Phi tràn trề nữ tính (cặp mắt lúng liếng hơn cả Thị Mầu, cặp môi mọng ướt như mời gọi, ngực căng tròn như hai trái dừa xiêm…),chứ không “thẳng đuỗn”, “trước sau như một”, “tấm phản di động”…như Cẩm Hương!
Một hôm, có một cô bé học sinh lớp chín, đến khu tập thể giáo viên có việc gì đó vào buổi tối, bất chợt nhìn thấy Cẩm Hương thì buột miệng “Chào Thầy!...” đã khiến cho Cẩm Hương giật mình hoảng hốt và bắt đầu suy nghĩ về cái gọi là “Nữ tính” của con người mình. Trước đây, từ hồi còn học đại học, Cẩm Hương cũng thỉnh thoảng nghe bạn bè xì xào rằng cô không có “Nữ tính”, nhưng cô bỏ ngoài tai vì có lần hỏi mẹ về chuyện này, mẹ giải thích: “Cái người ta gọi là Nữ tính đó thực ra phải gọi là “đĩ tính”, tức người phụ nữ đó chỉ biết và chỉ muốn làm chức phận đàn bà, ngoài ra không thể và không muốn làm gì khác. Còn những người như chúng ta, phải lo học hành suốt đời và trăm công ngàn việc kiếm sống thì cái gọi là Nữ tính kia nó có thuyên giảm đi ít nhiều nên có vẻ như ít Nữ tính! Đó là qui luật của cuộc sống!”. Song, bây giờ có đứa học trò gái lại chào Cẩm Hương là “Thầy” thì quả là có chuyện! Chẳng lẽ chỉ vì không yêu đương, không quan hệ nam nữ mà mình đã biến (sẽ biến) thành đàn ông? Nghĩ cả ngày vẫn không thấy rõ câu trả lời, đến tối, Cẩm Hương đem chuyện “Chào Thầy” ra nói với Thanh Phi thì Thanh Phi cười ầm lên rồi ôm chầm lấy Cẩm Hương rồi đè Cẩm Hương xuống giường, làm những động tác như của một tên “Yêu râu xanh” đang cưỡng bức gái nhà lành, khiến cho Cẩm Hương thấy nhột vô cùng và rồi chân tay như bị tê liệt, không thể chống cự nổi! Lúc ấy, Thanh Phi vừa từ từ lột hết quần áo bạn ra vừa nhẹ nhàng nói: “Ai dám bảo bạn Cẩm Hương của tôi đã hóa thành đàn ông? Thì vẫn là trong ngọc trắng ngà , rày rày sẵn đúc một tòa thiên nhiên đó thôi!...Nhưng quả là có kém phần bóng bảy, nở nang, khêu gợi quyến rũ! Nhưng không sao, ta sẽ giúp bạn ta trở thành một tuyệt sắc giai nhân với một thân hình bốc lửa có thể thiêu cháy bất cứ đấng mày râu nào!”…
Cô bạn Thanh Phi của Cẩm Hương có phép thuật cao siêu hay không, có quyền năng vô biên hay không mà nói cao giọng như vậy, xin mời xem tiếp Chương Hai sẽ rõ.
(Hết Chương Một)
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Năm Cẩm Hương tốt nghiệp THPT và thi vào Đại học TDTT cũng là năm cả hai vợ chồng Văn Hải, Cẩm Hà cùng từ biệt cuộc đời cầu thủ: Văn Hải về Sở TDTD phụ trách bộ môn bóng chuyền còn Cẩm Hà làm Huấn luyện viên của đội tuyển bóng chuyền nữ của tỉnh. Trong những ngày đầu làm huấn luyện viên bóng chuyền, người mẹ Cẩm Hà bỗng nhận ra một cách rất rõ ràng rằng: người vận động viên bóng chuyền phải chịu đựng một chế độ luyện tập rất khắc nghiệt mà cuộc đời cầu thủ “quần đùi áo số” thì nước mắt nhiều hơn nụ cười, buồn nhiều hơn vui nếu không liên tục chiến thắng – điều mà không phải đội bóng nào cũng đạt được! HLV Cẩm Hà ngạc nhiên khi thấy sao trước đây, thời còn làm cầu thủ mình không bao giờ có suy nghĩ như thế, thậm chí rất ít nghĩ ngợi mà luôn luôn bị cuốn hút vào những trận đấu nảy lửa, thắng trận thì hò reo còn thua trận thì…khóc! Mà đội bóng của Cẩm Hà, một đội bóng của một tỉnh nghèo, đầu tư chưa thỏa đáng cho nên chưa bao giờ chạm vào Huy chương Đồng trong các mùa thi đấu, chứ đừng nói tới Huy chương Vàng, Bạc! Suy nghĩ mãi đến sự “bạc mệnh” của đời người cầu thủ “quần đùi áo số”, người mẹ Cẩm Hà đã đột ngột đưa ra một quyết định: không cho cô con gái Cẩm Hương theo cái nghiệp “quần đùi áo số” này nữa! Và người mẹ thật bất ngờ khi trao đổi với chồng thì ông Văn Hải cũng đang suy nghĩ như vậy, từ khi thôi làm cầu thủ mà chuyển về Sở TDTT! Khi cha và mẹ Cẩm Hương nói với cô ý nghĩ đó thì Cẩm Hương như là đã biết trước, nói ngay: “Hồi Tết, bà ngoại đã nói với con điều này rồi. Bà còn nói là con nên thi vào trường Đại học Sư phạm mà nhất định phải là Khoa Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương cùng nói “À ra thế!” rồi người mẹ còn hỏi thêm: “Tại sao bà ngoại lại nói thi vào Khoa Toán? Liệu có khó cho con không?”. Cẩm Hương cười rất vô tư, nói ngay: “Hình như mẹ mải mê với quả bóng mà quên mất rằng bà Ngoại đã từng hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán hay sao? Bà Ngoại bảo, Toán học là chìa khóa của mọi khoa học, cho nên phải giỏi Toán đã rồi muốn làm gì thì làm! Cũng may cho con là từ hồi đi học tới giờ, môn Toán của con luôn đạt điểm cao nhất lớp, bởi con cũng rất thích môn Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương lại cùng “À ra thế” rồi bố Cẩm Hương nói ngay: “Vậy thì còn chờ gì nữa, chúng ta đi nhà hàng ăn mừng cho quyết định “đổi chiều gió” quan trọng này: Con sẽ không làm cầu thủ bóng chuyền nữa mà sẽ thành cô giáo dạy Toán!”.
Thực ra thì mẹ Cẩm Hương không thể quên mất chuyện bà Ngoại đã có hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán của trường Huyện. Chỉ có điều từ hồi bà Ngoại lấy ông Ngoại – cô giáo dạy Toán trường Huyện đã chết mê chết mệt một cầu thủ bóng chuyền, chính là ông Ngoại – thì mọi câu chuyện đều xoay tròn theo quả bóng và mọi người như đã quên đi hình ảnh bình dị của cô giáo dạy Toán trường Huyện mà lóa mắt trước ngôi sao bóng chuyền, đã từng có mặt trong đội tuyển quốc gia, là ông Ngoại! Giờ đây, nghe Cẩm Hương nói đến bà ngoại, cả bố và mẹ Cẩm Hương đều giật mình như người vừa tìm thấy lại một báu vật đã bị che lấp khá lâu trong ký ức! Mẹ Cẩm Hương nghĩ thầm, con bé Cẩm Hương quả là nó rất giống bà Ngoại. Thảo nào bà Ngoại rất cưng chiều nó, hai bà cháu mà gặp nhau là quấn quýt lấy nhau như đôi tình nhân! Thế thì cho nó thi vào Khoa Toán Đại học Sư phạm là “đúng số” rồi! Còn bố Cẩm Hương thì nghĩ, hồi còn đi học, mình rất giỏi Toán, đáng lẽ nghe lời ông bác thi vào Khoa Toán Đại học Tổng hợp, ông chú lại bảo, mày cao như cây sào, không vào học bộ môn bóng chuyền trường Đại học TDTT thì môn bóng chuyền nước nhà mất đi một cầu thủ tài năng! Thế là thành cầu thủ chủ công của đội bóng chuyền tỉnh nhà, khi mà phong trào thể thao bùng nổ ở khắp mọi nơi! Nếu ông chú, vốn là một Huấn luyện viên bóng chuyền, - không quyết lôi kéo thằng cháu cao kều đi theo nghiệp bóng chuyền thì biết đâu bây giờ môn Toán học nước nhà đã có thêm một Tiến sĩ Toán học như ông bác! Vì thế con bé Cẩm Hương thi vào Khoa Toán trường Đại học Sư phạm thì nhất định sẽ đậu thủ khoa bởi nó có gien di truyền giỏi Toán của bố nó!
Ba người trên đường ra nhà hàng đặc sản “Con Nai Vàng” thì thật bất ngờ khi gặp thầy giáo dạy Toán lớp 12 của Cẩm Hương. Cứ như là có bàn tay sắp xếp bí ẩn nào đó đang làm việc rất ngẫu hứng mà cũng rất được lòng người! Khi thầy giáo dạy Toán nghe bố Cẩm Hương nói lý do của bữa tiệc, ông đã reo lên như một cậu học trò trúng tuyển và nhận chịu một nửa kinh phí của bữa tiệc, bởi theo như ông nói thì phải “ăn bằng tiền” của ông – một thầy giáo dạy Toán gần ba mươi năm trong nghề thì mới chắc đậu thủ khoa! Quả nhiên, lời ông thầy dạy Toán của Cẩm Hương chính xác như…Toán học, kỳ thi đại học sau đó, Cẩm Hương đã đậu Thủ khoa mà không có đối thủ cạnh tranh!
*
Trong suốt thời gian Cẩm Hương học Trung học Phổ thông, hầu như cả bố Văn Hải và mẹ Cẩm Hà đều không phải lo đến chuyện học hành của con gái bởi mỗi khi Cẩm Hương đưa giấy báo kết quả học tập từng học kỳ, từng năm học về nhà thì không ai có thể có ý kiến gì vì Cẩm Hương đều đạt điểm 9 và 10 tất cả các môn học. Nếu như bố và mẹ Cẩm Hương có muốn lo chuyện học hành của con gái thì cũng không có thời gian bởi đó là những năm cả hai người đều bị cuốn hút vào những trận quyết đấu của đủ các loại giải bóng chuyền trong tỉnh cũng như khu vực rồi quốc gia. Có lẽ cũng vì mải mê với quả bóng mà bố mẹ quên cả tuổi đi học của cô con gái: khi Cẩm Hương mới Năm tuổi, nhưng do Cẩm Hương đã cao lớn bằng những đứa trẻ bảy, tám tuổi con hàng xóm và hay chơi đùa với chúng, nên khi chúng vào học lớp Một thì bố mẹ Cẩm Hương cũng cho con đi học cùng. Trường tiểu học (và cả các bậc học khác) ở tỉnh vùng cao khi ấy rất ít học sinh cho nên các thầy cô giáo cũng không xét nét chuyện đi học có đúng tuổi hay không, có thêm một học sinh chẳng chết ai mà lớp học thêm đông vui! Thế là Cẩm Hương vào lớp Một sớm những hai năm. Nếu như Cẩm Hương học kém thì người ta sẽ xem lại tuổi tác và bắt lưu ban, chờ đủ tuổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra, bởi Cẩm Hương học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp! Càng học lên, Cẩm Hương càng cao lớn cho nên vấn đề xem lại tuổi tác hầu như không ai chú ý tới. Năm lên lớp Mười, tức mới 14 tuổi, Cẩm Hương đã cao 1,65 mét, không những cao nhất lớp mà nhất cả trường, có tính cả các thầy cô giáo, vì các thầy cô giáo ở trường của Cẩm Hương hầu hết đều không cao quá 1,60 mét, duy nhất chỉ có thầy giáo Hiệu trưởng là cao 1,63 mét!
Vì cao lớn và lại học giỏi cho nên tất cả đám con trai không ai dám đến gần Cẩm Hương, chứ đừng nói đến chuyện trêu chọc, tán tỉnh này nọ. Mặt khác, dường như chất nữ tính trong cơ thể Cẩm Hương chưa phát triển cho nên thân hình cô vừa cao vừa gày, nhìn xa gần giống như nhân vật Đôn-ki-hô-tê của nhà văn người Tây Ban Nha Xec-van-tet, thậm chí nếu cải nam trang thì sẽ rất giống! Tình trạng này diễn ra từ lớp Mười trường trung học phổ thông cho đến khi Cẩm Hương tốt nghiệp đại học, khi đã 20 tuổi. Tức cho đến lúc đó, Cẩm Hương chưa hề có tình cảm nam nữ với ai. Hoặc nói theo “ngôn ngữ tình trường” thì Cẩm Hương vào đời mà chưa hề có một mảnh tình vắt vai!
*
Cẩm Hương tốt nghiệp với điểm số cao nhất lớp. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đề nghị giữ cô ở lại phụ giảng và làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh nhưng những người ở Phòng Tổ chức cán bộ nói: “Bây giờ tiêu chuẩn đào tạo cán bộ giảng dạy phải chú ý cả hình thức, tức là nam thì phải đẹp trai, là nữ thì phải xinh gái, không được như tài tử điện ảnh hoặc người mẫu thời trang thì cũng phải “sạch nước cản”! Đằng này cô Cẩm Hương vừa cao lớn quá khổ vừa không có nữ tính, làm cô giáo sẽ gây “sốc” cho sinh viên, làm cho hình ảnh của người cán bộ giảng dạy bị méo mó, dị dạng!”. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đành chịu thua nhưng vẫn bực mình với Phòng Tổ chức, bèn đề nghị giữ lại hai cô gái xinh đẹp nhất nhì lớp nhưng cũng học kém nhất nhì lớp! Vị giáo sư làm vậy tưởng rằng phòng Tổ chức cán bộ sẽ bị “sốc” mà phải suy nghĩ lại chuyện cô học trò giỏi Cẩm Hương, nhưng thật không ngờ, Phòng Tổ chức cán bộ đồng ý giữ lại Khoa cả hai người đẹp! Mọi người ai cũng ngạc nhiên thì ông Trưởng phòng TCCB giải thích: “Sắp tới có cuộc thi Hoa hậu Giảng đường Đại học, cho hai cô này đi thi thì sẽ đem cả giải Hoa hậu và Á hậu về Khoa! Đây sẽ là sự kiện mang tính lịch sử của Khoa Toán vì từ khi có Khoa Toán đến nay, các nữ giáo viên đều bị coi là “ma chê, quỷ hờn”! Hết thắc mắc chưa?”. Nói vậy thì còn ai thắc mắc được nữa?
Rút cục, Cẩm Hương được phân về Sở Giáo dục tỉnh nhà, Sở phân về trường THPT của tỉnh. Nhưng, hình như Ban Giám hiệu của trường THPT cũng đồng quan điểm với ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ kia cho nên từ chối không nhận Cẩm Hương. Sở phải thông báo cho các Huyện, Huyện nào thích thì …”cho không”! Ông chủ tịch Huyện An Sinh vốn là một cầu thủ bóng chuyền nghiệp dư, cũng là Fan hâm mộ đôi vợ chồng cầu thủ bóng chuyền Văn Hải – Cẩm Hà, tức cha và mẹ của Cẩm Hương, nên khi lên tỉnh họp, biết có cô gái Cẩm Hương như thế, như thế thì lệnh cho Trưởng Phòng Giáo dục Huyện lên Sở Giáo dục xin ngay Cẩm Hương về Huyện với lời nói sau cùng nhắc đi nhắc lại tới ba lần: “Phải đưa bằng được cô gái Cẩm Hương về Huyện, đó sẽ là hạt giống bóng chuyền quý giá của Huyện ta! Phải đưa Cẩm Hương về Huyện bằng mọi giá! Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, cậu sẽ bị mất chức!”. Để cho chắc ăn, ông chủ tịch Huyện còn sang Sở Giáo dục canh chừng xem có ai tới lấy mất báu vật của ông hay không!
Nhờ sự nhanh tay của ông Chủ tịch Huyện mà Cẩm Hương được điều về Huyện An Sinh rất mau lẹ. Cẩm Hương được tự chọn ở lại Phòng Giáo dục Huyện hoặc về trường THPT của Huyện. Dĩ nhiên là Cẩm Hương chọn về trường THPT, bởi cô không biết ở phòng Giáo dục Huyện thì sẽ làm cái gì?
*
Trường THPT An Bình của huyện An Sinh vốn là một trường THCS được “nâng cấp” nhờ tiền tài trợ của hai Việt kiều. Khi chưa nâng cấp, trường vốn có tên là trường THCS Đồi Sim vì trường chỉ là một căn nhà tranh vách đất năm gian nằm trơ trọi trên một quả đồi mọc toàn cây sim, loại thấp và mọc thành từng lùm nhỏ lúp xúp, có xen lẫn những bụi cây mua nho nhỏ. Trước nữa, đây chỉ là một trường tiểu học. Nhưng không hiểu vì sao, tuy cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng cây cỏ ở quả đồi này bốn mùa xanh tốt, dưới chân đồi người ta còn đào được một cái giếng nước trong mát vô cùng, người ta liền làm một dãy nhà cũng năm gian cho các thầy cô giáo xa quê tạm trú. Vào mùa khô hạn, những cái giếng quanh vùng đều cạn nước nhưng giếng của trường không hề vơi cạn! Cái giếng của trường Đồi Sim đã cứu hạn cả làng. Điều đặc biệt là học sinh của trường Đồi Sim đều học giỏi và sau đều vào đại học cho nên ai cũng nói Đồi Sim là đất lành, đất học. Đó cũng chính là lý do hai nhà doanh nghiệp Việt kiều khi về thăm quê hương đã quyết định đầu tư nâng cấp trường THCS Đồi Sim thành trường PTTH An Bình.
Sau khi nâng cấp, trường PTTH An Bình hiện ra sừng sững trên đồi sim như là có phép Tiên. Cái nhà tranh vách đất năm gian ngày xưa đã biến thành cái nhà hai tầng mười gian cho hai mươi phòng học đẹp như tranh. Hai đầu dãy nhà tầng là hai dãy nhà trệt năm gian làm thành chữ U bao bọc lấy cái sân trường rộng mênh mông. Cổng trường cũng được xây theo kiểu mới: hai cái trụ cổng hai bên là hai bức tường rộng bằng cái bảng đen, bên trái là tên trường đắp nổi, bên phải là câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, cũng đắp nổi. Hai hàng cọc rào chạy hai bên cổng được xây khá đẹp và cho trồng 12 cây bàng và phượng xen kẽ. Hai dãy nhà trệt năm gian dùng làm phòng Ban Giám hiệu, phòng các Tổ bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện,v.v…Đằng sau hai dãy nhà trệt là vườn trường do tổ Sinh vật quản lý. Nói tóm lại, cơ ngơi của trường PTTH An Bình vừa đẹp vừa hiện đại, hơn hẳn các trường cùng đẳng cấp huyện và các trường thuộc đẳng cấp tỉnh, thành phố cũng khó có thể qua mặt!
Khi Cẩm Hương về trường PTTH An Bình của huyện An Sinh thì trường đã nâng cấp được một năm. Những cây bàng, cây phượng trồng hai bên cổng trường đã cao vượt đầu người và bắt đầu đâm cành xòe lá xanh mơn mởn. Nhìn quang cảnh trường, Cẩm Hương rất thích và ngày nào cô cũng tham gia tưới cây cùng các học trò. Việc tưới cây tuy có hơi nặng nhọc vì phải gánh nước từ cái giếng dưới chân đồi lên, nhưng tạo nên cảm giác rất sảng khoái, khi tưới xong, nhìn những lá cây xanh mướt đang đung đưa trước gió, có cảm giác như nhìn thấy nước đang từ rễ cây chạy ra từng cái lá cây bé nhỏ kia!
Cẩm Hương được bố trí ở trong khu tập thể của giáo viên ở cạnh cái giếng dưới chân dồi, tất nhiên là cái nhà tranh vách đất ngày xưa cũng đã được thay bằng một dãy mười hai căn phòng nhà trệt, tường xây, mái tôn chắc chắn. Vì là trường mới nâng cấp nên số giáo viên tạm trú tại khu tập thể đã kín mười hai căn phòng, có mười cô và hai thầy, đều chưa tới ba mươi tuổi, trai chưa vợ, gái chưa chồng. Sau này, nếu có thêm giáo viên thì sẽ phải ở chung hai người một phòng. Cạnh phòng Cẩm Hương là cô giáo dạy văn Thanh Phi, về trường trước Cẩm Hương ba ngày, cùng một khóa với Cẩm Hương. Khi vừa nhìn thấy Cẩm Hương, Thanh Phi đã nhào tới nắm chặt tay Cẩm Hương mừng rỡ rối rít: “Ôi, cứ tưởng trường ta chỉ có một mình tớ về đây, đang buồn muốn chết! Sao nghe nói cậu được giữ lại trường cơ mà? À, phải rồi, vật đổi sao dời, làm sao mà biết trước? Trước đây chúng ta chỉ biết nhau mà chưa truyện trò vì hai đứa ở hai khoa. Giờ về đây thì là bạn cùng trường, chúng ta phải coi nhau như chị em, bảo vệ nhau thì mới tồn tại được nơi đất khách quê người này!...”.
*
Cẩm Hương và Thanh Phi là đôi bạn “cọc cạch” một cao một thấp (Thanh Phi chỉ cao mét rưỡi - 1,50 mét), một béo mập, một gày gò, tất nhiên là cao thì gày (Cẩm Hương – còn có biệt danh là Cò Hương) và thấp lùn thì béo mập (Thanh Phi – còn có biệt danh là Thùng Phi). Kiểu cặp đôi cọc cạch này đã rất nổi tiếng trong Làng Báo chí thời trước Cách mạng Tháng Tám như Lý Toét – Xã Xệ, hoặc sau này, báo Thiếu niên Tiền Phong có cặp đôi Bóng Nhựa – Bút Thép cũng làm nên chuyện (Bóng Nhựa do nhà báo Cửu Thọ vào vai, Bút Thép do nhà báo Mạnh Chuẩn đảm nhiệm). Cặp đôi Cẩm Hương – Thanh Phi (Cò Hương – Thùng Phi) này cũng chính là hai nhân vật chủ chốt của tiểu thuyết “Mối tình Hoa Sim” này bởi đây là hai tính cách rất độc đáo và đối ngược nhau: Cẩm Hương có vẻ ngờ nghệch, lớ ngớ trong cuộc sống đời thường thì Thanh Phi rất nhanh tay lẹ mắt, biến báo rất linh hoạt; Cẩm Hương ngu ngơ, dại khờ trong tình cảm nam nữ thì Thanh Phi đã biết “mùi đàn ông” từ thuở mười ba và cô thường rất hay đọc câu ca dao: Lấy anh từ thuở mười ba / Đến nay mười tám em đà năm con / Ra đường thì tưởng còn son / Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng! Tất nhiên thân hình khiêm tốn về chiều cao của Thanh Phi tràn trề nữ tính (cặp mắt lúng liếng hơn cả Thị Mầu, cặp môi mọng ướt như mời gọi, ngực căng tròn như hai trái dừa xiêm…),chứ không “thẳng đuỗn”, “trước sau như một”, “tấm phản di động”…như Cẩm Hương!
Một hôm, có một cô bé học sinh lớp chín, đến khu tập thể giáo viên có việc gì đó vào buổi tối, bất chợt nhìn thấy Cẩm Hương thì buột miệng “Chào Thầy!...” đã khiến cho Cẩm Hương giật mình hoảng hốt và bắt đầu suy nghĩ về cái gọi là “Nữ tính” của con người mình. Trước đây, từ hồi còn học đại học, Cẩm Hương cũng thỉnh thoảng nghe bạn bè xì xào rằng cô không có “Nữ tính”, nhưng cô bỏ ngoài tai vì có lần hỏi mẹ về chuyện này, mẹ giải thích: “Cái người ta gọi là Nữ tính đó thực ra phải gọi là “đĩ tính”, tức người phụ nữ đó chỉ biết và chỉ muốn làm chức phận đàn bà, ngoài ra không thể và không muốn làm gì khác. Còn những người như chúng ta, phải lo học hành suốt đời và trăm công ngàn việc kiếm sống thì cái gọi là Nữ tính kia nó có thuyên giảm đi ít nhiều nên có vẻ như ít Nữ tính! Đó là qui luật của cuộc sống!”. Song, bây giờ có đứa học trò gái lại chào Cẩm Hương là “Thầy” thì quả là có chuyện! Chẳng lẽ chỉ vì không yêu đương, không quan hệ nam nữ mà mình đã biến (sẽ biến) thành đàn ông? Nghĩ cả ngày vẫn không thấy rõ câu trả lời, đến tối, Cẩm Hương đem chuyện “Chào Thầy” ra nói với Thanh Phi thì Thanh Phi cười ầm lên rồi ôm chầm lấy Cẩm Hương rồi đè Cẩm Hương xuống giường, làm những động tác như của một tên “Yêu râu xanh” đang cưỡng bức gái nhà lành, khiến cho Cẩm Hương thấy nhột vô cùng và rồi chân tay như bị tê liệt, không thể chống cự nổi! Lúc ấy, Thanh Phi vừa từ từ lột hết quần áo bạn ra vừa nhẹ nhàng nói: “Ai dám bảo bạn Cẩm Hương của tôi đã hóa thành đàn ông? Thì vẫn là trong ngọc trắng ngà , rày rày sẵn đúc một tòa thiên nhiên đó thôi!...Nhưng quả là có kém phần bóng bảy, nở nang, khêu gợi quyến rũ! Nhưng không sao, ta sẽ giúp bạn ta trở thành một tuyệt sắc giai nhân với một thân hình bốc lửa có thể thiêu cháy bất cứ đấng mày râu nào!”…
Cô bạn Thanh Phi của Cẩm Hương có phép thuật cao siêu hay không, có quyền năng vô biên hay không mà nói cao giọng như vậy, xin mời xem tiếp Chương Hai sẽ rõ.
(Hết Chương Một)
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Chương Hai
Chuyện tình đồi hoa sim (Chương 2)
Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 14:41 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Thanh Phi vừa nói hết câu thì cánh cửa chỉ khép hờ, từ từ mở ra và có hai chàng trai lách vào. Đó là hai anh chàng Văn Thư dạy môn Lịch sử và Văn Lý dạy môn Vật Lý. Thì ra hai anh chàng này đã rình rập ở ngoài cửa phòng được hơn năm phút.
Hai anh chàng lách vào rồi nhẹ nhàng cài chốt cửa mà hai cô gái Cẩm Hương và Thanh Phi vẫn chưa hay biết. Khi hai anh chàng đến sát cái giường cá nhân mà hai cô gái đang nằm thì gần như cùng một lúc cả hai cô gái cùng nhìn thấy và bật ngồi dậy, líu ríu ôm lấy nhau mà không nói, không kêu lên được! Thấy vậy, anh chàng Văn Thư nói nhỏ nhưng dõng dạc: “Chúng tôi bắt quả tang hai cô đồng tính luyến ái! Với quyền phó bí thư Đoàn Trường, Đội trưởng đội Thanh niên tự quản, tôi ra lệnh cho đồng chí Văn Lý bắt giải hai cô giáo này về Văn phòng Đoàn trường!”. Anh chàng Văn Lý lấy trong túi quần ra sợi dây dù, tiến lại gần hai cô gái như muốn bắt trói thì thật bất ngờ, Cẩm Hương quơ cánh tay vượn ra giật lấy sợi dây và thuận tay quất sợi dây vào mặt anh chàng Văn Lý, khiến cho anh chàng này bị bất ngờ và quá đau đến té ngửa, đầu dập xuống sàn nhà bất tỉnh. Thấy vậy, Thanh Phi bỗng quên hết sợ hãi và trở nên nhanh trí như thường ngày, cô dằn giọng nói với anh chàng Văn Thư: “Hãy nhớ là đừng có vuốt râu cọp! Lạy các chị ba lạy thì tha bổng cái tội đột nhập vào phòng nữ giáo viên với ý đồ cưỡng dâm!”. Anh chàng Văn Thư vội sụp lạy không chỉ ba lạy mà lạy lia lịa và nói líu cả lưỡi “Xin tha mạng! Xin tha mạng!”. Thanh Phi thấy thế thì nói: “Thôi, đủ rồi! Dìu thằng kia về!”. Khi hai anh chàng Văn Thư và Văn Lý ra khỏi phòng thì Thanh Phi cười khanh khách và lại ôm chầm lấy Cẩm Hương và nói: “Từ từ rồi mình sẽ làm mối cho cậu một người tình. Có tình yêu thì cậu sẽ tăng chất nữ tính ngay thôi mà!”. Không cần phải đợi Thanh Phi làm mối, chỉ ngay ngày hôm sau đã có một chàng trai từ xa đến tìm Cẩm Hương. Đó chính là Tay Dài, người bạn thanh mai trúc mã (*) của Cẩm Hương ở Khu tập thể “Làng Thể Thao”. Tay Dài là biệt danh của Chuyền Chuyền, nhưng dễ phát âm hơn tên khai sinh nên chẳng ai muốn gọi là Chuyền Chuyền nữa, cũng là con của hai cầu thủ bóng chuyền, khi lên lớp 11 đã cao tới 1,80 mét và đặc biệt có hai cánh tay dài như tay vượn. Đang học lớp 11 với Cẩm Hương thì Tay Dài theo bố mẹ đi tỉnh khác vì cả hai người đều đầu quân cho các đội bóng khác. Học hết lớp 12, Tay Dài trúng tuyển vào trường Đại học TDTT và học ở Bộ môn bóng chuyền. Ra trường, Tay Dài xin về tỉnh cũ và là lính của người bố Cẩm Hương. Khi nghe bố Cẩm Hương nói Cẩm Hương cô đã về dạy ở trường PTTH An Bình của huyện An Sinh, Tay Dài liền tìm đến Trường PTTH An Bình thăm người bạn cũ.
Vừa nhìn thấy Cẩm Hương, Tay Dài đã reo lên “Cò Hương” rồi lấy tay che miệng như là đã lỡ lời. Cũng vậy, vừa nhìn thấy Chuyền Chuyền, Cẩm Hương cũng reo lên “Tay Dài” rồi cũng lấy tay che miệng như là đã lỡ lời. Rồi đôi bạn cùng chạy tới bên nhau, định cầm tay nhau mà lại ngập ngừng không dám như ngày nào. Tay Dài nói trước: “Hơn năm năm rồi, cứ tưởng bạn đã thay đổi nhiều lắm, vậy mà vẫn thế!”. Cẩm Hương cũng nói tiếp ngay: “Bạn cũng vậy, chẳng khác ngày xưa tý nào! À, hình như tay bạn có dài thêm một chút, người có cao thêm một chút!” – “Bạn nhìn tinh lắm. Hồi còn học lớp 11 với bạn, mình cao 1,80 mét, giờ thêm 4 phân nữa! Còn bạn?” – “Mình cũng chẳng nhớ lúc nào cao bao nhiêu, chỉ biết là bây giờ cao 1,76 mét, kém bạn 8 phân!”. Hàn huyên một hồi, hỏi đáp mãi vẫn chưa hết chuyện và nếu không có cô bạn Thanh Phi tới nhắc, Cẩm Hương còn quên không mời Tay Dài vào nhà uống nước.
Nhìn “cơ ngơi” của Cẩm Hương, Tay Dài nói: “Bạn làm cô giáo là đúng lắm. Nhìn giá sách, bàn làm việc của bạn, ai cũng muốn đi học, muốn làm học trò của bạn!”. Cẩm Hương cười, nói ngay: “Thế mà mình vẫn chưa tin là mình đã là cô giáo dạy Toán. Không hiểu sao, mỗi khi nhớ về bố mẹ, mình lại muốn làm cầu thủ bóng chuyền!... À, tại sao cậu lại xin về chỗ bố mình?” – “Cũng ngẫu nhiên thôi! Lúc chuẩn bị ra trường, mình có gặp bố cậu ở một giải đấu. Bố cậu nói đang có kế hoạch củng cố đội bóng của tỉnh, rất muốn mời mình về giúp. Thực ra, lúc ấy mình vụt nhớ đến cậu, muốn gặp cậu nên nhận lời ngay!” – “Có đúng không? Cậu bỗng nhớ đến mình và muốn gặp mình? Có vẻ như là ngẫu hứng Lý Ngựa Ô phải không?” – “Thế nào cũng được! Tớ không thể cắt nghĩa được một cách rõ ràng những suy nghĩ của mình. Nhưng dù sao thì giờ đã được gặp cậu, tớ rất vui!” – “Tớ cũng thế, rất vui và còn có một cảm giác khác nữa. Cứ như là…” – “Đúng thế! Tớ cũng thấy có một cảm giác rất lạ, khác hẳn những lần chuyện trò cùng nhau ngày trước. Cứ như là…”. Đúng là cả hai người không thể diễn tả thành lời cái cảm giác ấy được bởi nó mới vụt hiện, còn chưa rõ hình hài nó thế nào! Đúng lúc đó, cô bạn Thanh Phi bước vào phòng, nói: “Cứ như là Tình yêu chứ còn gì nữa! Chỉ có những người yêu nhau mới quên hết thời gian, tới giờ ăn cơm rồi mà còn nói chuyện trên trời dưới biển! Tớ đã nấu cơm cho cả ba người rồi, mời người yêu của Cẩm Hương qua phòng tôi ăn cơm, đầu giờ chiều Cẩm Hương cũng có hai tiết đấy, không khéo lại quên luôn!”. Cẩm Hương và Tay Dài cùng giật mình ngơ ngác rồi như là lúng túng, mắc cỡ gì đó, nhìn rất ngộ! Song, đã có cô bạn Thanh Phi “cáo già” trong tình trường, cầm tay hai người cao kều, ngộc nghệch đặt vào nhau rồi đẩy cả hai sang phòng mình ăn cơm!
*
Bữa cơm thân mật sau hơn năm năm mới gặp lại nhau đã làm cho tình yêu giữa Tay Dài và Cẩm Hương đến nhanh và mạnh như “Sét đánh”. Thực ra, tình yêu đó chỉ là sự chuyển hóa của tình bạn thuở học trò và nhờ “chất xúc tác” rất mạnh của cô bạn Thanh Phi, đã đẩy nhanh sự chuyển hóa đó! Trong bữa cơm, cô bạn Thanh Phi cứ luôn mồm luôn miệng khen Tay Dài đẹp trai, có tài đáng mặt “Anh hùng thời đại” và sẽ làm nên sự nghiệp lớn! Khen ngợi hết lời rồi, Thanh Phi còn bạo miệng nói rằng nếu như không có Cẩm Hương ở đây thì cô ta nhất quyết phải “bái đường thành thân” với Tay Dài thì mới chịu! Cẩm Hương nghe Thanh Phi nói vậy thì mắc cỡ quá, nói: “Thì bây giờ hai người “bái đường thành thân” đi!”. Thanh Phi liền ôm chầm lấy Cẩm Hương nói rối rít: “Cho mình xin! Mình chỉ nói đùa chút thôi mà cũng giận hờn sao? Như thế là biểu hiện của Tình yêu đó anh Tay Dài ơi! Nếu anh cũng một lòng yêu thương thì cầu hôn đi!”. Nói rồi, Thanh Phi đến bên Tay Dài, đẩy Tay Dài về phía Cẩm Hương và nói: “Anh hãy cầu hôn đi! Đây là cơ hội ngàn năm chỉ có một lần! Nếu anh không cầu hôn bây giờ thì sẽ ân hận suốt đời!”. Không hiểu sao, Tay Dài lại nghe theo lời Thanh Phi như một cái máy, đến bên Cẩm Hương, quỳ xuống trước mặt Cẩm Hương rồi cầm lấy hai bàn tay Cẩm Hương mà nói rõ từng tiếng: “Cẩm Hương, tôi muốn cưới em làm vợ, em có đồng ý không?”. Lần đầu tiên trong đời nghe những lời nói đó, lại là từ người bạn thanh mai trúc mã lâu ngày mới gặp lại, Cẩm Hương không biết làm sao? Đang lúc Cẩm Hương bối rối vô cùng thì Thanh Phi giang hai cánh tay, quàng lên vai cả
Cẩm Hương và Tay Dài rồi kéo hai người sát vào nhau và nói: “Cẩm Hương đồng ý rồi, hôn nhau đi!”…
*
Ngay ngày hôm sau, cả bố mẹ của Cẩm Hương và Tay Dài cùng đến Trường Đồi Sim. Vốn cùng nhau trong một đội bóng suốt thời gian dài nên hai bên nhanh chóng trở thành sui gia một cách vui vẻ. Ai cũng bảo , mối lương duyên này là mối lương duyên tiền định, chẳng thế mà hai đứa đã xa cách muôn dặm, lại theo hai nghề khác nhau mà cuối cùng cũng lại gặp nhau, như thế có khác nào “Châu về Hợp Phố” (**). Lại nói, “Cưới vợ phải cưới liền tay / Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”, con gái đến tuổi lấy chồng mà không có nơi có chốn thì biết bao kẻ nhòm ngó, muốn chiếm đoạt. Còn con trai đến tuổi lấy vợ mà cứ lông nhông như ngựa hoang thế dễ hư thân lắm! Nói chung, ai cũng hùn vào, cũng muốn được dự tiệc cưới ngay. Ban Giám hiệu cũng ủng hộ tối đa cho đám cưới của Cẩm Hương và Tay Dài nên có thể nói chưa có đám cưới nào ở vùng quê yên tĩnh này lại náo nhiệt như đám cưới của Cẩm Hương và Tay Dài. Khách khứa, bạn hữu, họ hàng của hai bên đến dự đám cưới đông kín sân trường… Khi gặp vị quan khách nào, ông Hiệu trưởng cũng nói: “Sau khi khánh thành Trường mới thì đây là sự kiện lớn đầu tiên! Và sự kiện kỳ lạ trùng hợp là từ sáng nay là tất cả các cây sim trên đồi sim đồng loạt nở hoa, cả đồi sim bỗng biến thành một bông hoa sim khổng lồ! Nếu từ trên cao nhìn xuống thì ngôi trường như là nhụy hoa và bốn phía triền đồi như là muôn ngàn cánh hoa ghép lại thành một đài hoa rực rỡ, còn đẹp hơn cả đài sen của Bồ Tát!”.
*
Sau đám cưới, Tay Dài được nghỉ phép mười ngày để hưởng Tuần Trăng mật. Mọi người ai cũng khuyên hai người lên núi cao như là Tam Đảo, Sa Pa hoặc Đà Lạt, nhưng cả Tay Dài và Cẩm Hương đều quyết định ở lại Đồi Sim. Hỏi tại sao lại quyết định đơn giản như vậy thì Tay Dài nói: “Hoa sim đang nở đẹp như thế bỏ đi sao được?”. Còn Cẩm Hương thì nói: “Tôi là giáo viên môn Toán nên tôi phải tính toán thật kỹ lợi hại của việc đi xa hay ở lại Đồi Sim: nếu đi mất đứt hai, ba ngày đi đường, ấy là chưa kể có sai lệch về giờ tàu xe, máy bay cũng lùi chuyến bay là thường! Nếu rủi ro thì sẽ gặp tai nạn, không mất mạng thì cũng thương tật suốt đời!”. Nghe cô giáo môn Toán nói vậy thì hết cãi!
Song, tai họa thì có thể xảy ra ở bất cứ đâu! Sang ngày thứ hai của Tuần Trăng mật thì trong một bữa cơm, Tay Dài nói với Cẩm Hương và Thanh Phi (Ba người vẫn ăn cơm chung với nhau): “Tôi có cảm giác như tôi luôn bị ai đó luôn nhìn lén, nhìn trộm, tức bị theo dõi. Nói theo ngôn ngữ Thám tử thì tôi đã bị “Mọc đuôi”, từ trước khi cưới!”. Thanh Phi nói ngay: “Tôi biết “cái đuôi” đó là ai rồi! Cứ để xem nó giở trò gì, chúng ta sẽ tương kế tựu kế phản đòn!”. Song, Thanh Phi chưa kịp chụp “cái đuôi” kia để phản đòn thì ngay buổi chiều tối, hai người Công an xã đã bất ngờ xuất hiện ở khu nhà ở của giáo viên trường Đồi Sim và đi thẳng tới phòng của Cẩm Hương. Lúc ấy, ba người chuẩn bị ăn cơm nên đang ở cả bên phòng của Thanh Phi. Cẩm Hương nhác thấy bóng sắc phục Công an thì trở về phòng mình, vừa vặn hai người Công an đang gõ cửa. Một người Công an nói: “Chúng tôi tình nghi trong nhà cô giáo Cẩm Hương có tàng trữ ma túy. Yêu cầu để chúng tôi khám xét!”. Nói xong, hai người Công an không chờ Cẩm Hương phản ứng thế nào mà ào vào phòng lục xét khắp nơi. Lục xét được năm phút nhưng không thấy gì, một người Công an gọi điện thoại cho ai đó. Một lát thì Văn Thư và Văn Lý cùng tới, ba giáo viên khác cũng tới đứng ngoài cửa nhìn vào, hỏi nhau xì xào. Văn Thư tiến đến bên người Công an vừa nói chuyện điện thoại, nói: “Tôi là phó bí thư Đoàn trường. Các đồng chí tới khám xét nhà Đoàn viên của tôi, sao không báo cho chúng tôi biết?”. Người Công an nói: “Xin lỗi, chúng tôi nhận mật lệnh của Đội Phòng chống ma túy của Công an Huyện, không thể cho ai biết trước. Đồng chí đã đến thì hỗ trợ chúng tôi tìm tang vật!”. Người Công an vừa dứt lời thì cả Văn Thư và Văn Lý cùng nhào vào phòng Cẩm Hương mà lục xoát tứ tung, có vẻ như rất ngạc nhiên và bực tức! Nhưng chỉ năm phút sau thì cả hai người Công an và Văn Thư, Văn Lý cùng bực bội rút quân, không nói gì với chủ nhà Cẩm Hương!
Thực ra cuộc lục soát bất ngờ này đã được Văn Thư và Văn Lý “thiết kế” từ bốn ngày trước đó. Văn Thư có người anh họ đang là Phó Công an xã, nơi trường Đồi Sim tọa lạc. Sau cái vụ định bắt Cẩm Hương và Thanh Phi “Đồng tính luyến ái” thất bại ê chề, hai anh chàng Văn Thư, Văn Lý vẫn ôm hận tìm cơ hội trả đũa. Nhưng chưa kịp nghĩ ra cách gì thì Tay Dài và Cẩm Hương cưới nhau, khiến cho cục hận kia tăng lên gấp bội! Người anh họ làm phó Công an Xã liền “trợ giúp” bằng một kế rất cổ nhưng nếu thành công thì có thể đưa cả đôi uyên ương tay dài và chân dài kia vào nhà tù: đó là bí mật cho người nhét một gói ma túy tổng hợp vào chỗ nào đó trong phòng ở của Cẩm Hương rồi kéo quân tới lục xét và bắt quả tang tàng trữ, vận chuyển ma túy! Gói ma túy tổng hợp 1 Kg đã được một tay “chuyên nghiệp” đút vào cái túi du lịch Thể thao loại nhỏ, đựng đồ lặt vặt của Tay Dài, để trên mặt bàn làm việc của Cẩm Hương. Nhưng chỉ ba phút sau đó, có một kẻ trộm đã lẻn vào phòng Cẩm Hương, lấy đi cái túi du lịch Thể thao rất đẹp và bên trong có gói ma túy đó. Chính vì thế mà khi hai người Công an xã đến lục xét và rồi cả Văn Thư và Văn Lý lục tung mọi ngóc ngách cả căn phòng của Cẩm Hương đều không thấy gì!
Những “người trong cuộc” (là Cẩm Hương, Tay Dài, Thanh Phi và Văn Thư, Văn Lý) đều biết là có một tên “Thần trộm” bí ẩn đã xuất hiện từ ngày khánh thành trường Đồi Sim mới, nó đã ra tay trên ba vụ và không hề để lại dấu vết. Lần này chính tên “Thần trộm” đã vô tình cứu mạng vợ chồng Cẩm Hương, Tay Dài. Tuy thầm cám ơn tên Thần trộm nhưng Thanh Phi cũng tiếc là mình đã mất công rình bắt “Cái đuôi” kia mà lại không tóm được nó để vạch mặt hai kẻ bất lương “ném đá giấu tay” là Văn Thư và Văn Lý kia! Còn Tay Dài thì nói: “Cây ngay không sợ chết đứng! Mình luôn đàng hoàng, quang minh chính đại thì chẳng ai làm hại được!”. Tuy cũng tin vào cái chân lý “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” nhưng Cẩm Hương cũng thấy bất an khi cái anh chàng Tay Dài của cô quá ư là thật thà, vô tư, không hề bao giờ có ý nghĩ không tốt về người xung quanh và do đó không hề có động tác đề phòng, cảnh giác! Khi lại nghe người ta nói “Giang hồ hiểm ác”, Cẩm Hương càng lo cho sự thật thà, vô tư của Tay Dài! Biết làm sao được ngoài chuyện cầu Bồ Tát phù hộ?
*
Sang ngày thứ ba của Tuần Trăng mật, Cẩm Hương tỉnh dậy sau một giấc mơ đẹp và có cảm giác như mình đã biến thành một con người khác, lúc thì thấy ngất ngây như đang đứng giữa một rừng hoa muôn ngàn hương sắc, lúc lại như đang nhẹ bay giữa những đám mây ngũ sắc kỳ ảo!...Cẩm Hương nhìn sang Tay Dài thì thấy “Tân Lang” của mình đang ngủ rất say nhưng sao thỉnh thoảng lại nói sảng những gì nghe không rõ? Chắc là đêm qua, Tân Lang “Yêu” mình cuồng nhiệt quá nên có thể vẫn còn “ngủ mê” với những giây phút đắm say đó mà thôi!
Cẩm Hương đi ra đứng trước cái tủ gương thì giật mình khi thấy trong gương không còn là cái cô gái cao kều gày guộc như con Cò Hương nữa mà là một thiếu nữ có thân hình nở nang, nhất là bộ ngực, không còn chỉ là một “mặt phẳng” như khái niệm Toán học nữa mà đôi nhũ hoa đã nhô cao và phập phồng như mặt sông gợn sóng theo từng hơi thở mạnh! Cả khuôn mặt Cẩm Hương cũng như vừa qua Thẩm mỹ viện: đôi mắt thì lấp lánh, đôi má thì ửng hồng và cặp môi thì như vừa tô son!...Mải ngắm sự khác biệt của cô gái Cẩm Hương từ sau ngày cưới với cô Cò Hương ngày xưa, Cẩm Hương không hề biết rằng Tân Lang Tay Dài của cô đã tỉnh dậy và đang ngồi bất động. Đến khi nghe Tay Dài nói lớn: “Cẩm Hương! Anh vừa thấy ác mộng: chúng ta đang đi trên đồi hoa sim thì bị phục kích, đạn bắn xối xả!”. Cẩm Hương quay lại, chạy tới bên Tay Dài thì thấy Tay Dài đang toát mồ hôi hột! Cô vội lấy khăn lau cho Tay Dài và vụt nghĩ: chẳng lẽ nỗi lo của mình sẽ thành sự thật?
Tay Dài đã gặp ác mộng gì và ác mộng đó có thành sự thật hay không, xin mời xem tiếp chương Ba sẽ rõ!
(Hết chương Hai)
---------
(*) Thanh mai trúc mã: Câu “Thanh mai trúc mã” có xuất xứ từ hai câu thơ trong bài Trường Can hành (Bài hành xóm Trường Can) của nhà thơ lớn đời Đường là Lý Bạch:
Lang kỵ trúc mã lai
Nhiễu sàng lộng thanh mai.
Hai câu thơ nói về một trò chơi con trẻ ở các vùng nông thôn: lấy khúc tre, trúc làm ngựa cưỡi, lấy cành mai làm roi ngựa. Khi chơi trò này, đứa con trai thường “cưỡi ngựa” đuổi theo đứa con gái chạy quanh trong sân, vườn. Câu thành ngữ Thanh mai trúc mã nói về đôi bạn thuở ấu thơ, tác giả dân gian chỉ lấy ra hai hình ảnh Thanh mai (cành mai) và Trúc mã (“con ngựa” bằng trúc) để chỉ đôi bạn nhỏ: Thanh mai là cô bé, Trúc mã là cậu bé.
(**) Châu về Hợp Phố: Thành ngữ "Châu về Hợp Phố" có xuất xứ từ điển tích Trung Quốc, thường được dùng hàm ý chỉ "những cái quý giá không mất được, sớm muộn cũng sẽ quay trở về với chủ nó".
Trong "Truyện Kiều", đại thi hào Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ "Châu về Hợp Phố" rất linh hoạt và tài tình:
Thoa này bắt được hư không
Biết đâu hợp phố mà mong châu về ?
Sài Gòn, Tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Chương Ba
Chuyện tình đồi hoa sim (chương 3)
Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 16:05 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Kế hoạch “Bắt quả tang tàng trữ và vận chuyển ma túy” của Văn Thư và Văn Lý nhằm vào Tay Dài và Cẩm Hương đã thất bại nhưng “dã tâm xâm lược” không hề suy giảm và dường như có vẻ tăng lên bởi tất cả mọi người ai cũng nhìn hai người Văn Thư và Văn Lý bằng con mắt không thiện cảm bởi đều nghĩ là chính Văn Thư và Văn Lý đã bày ra cái trò bỉ ổi này!
Chỉ tiếc là không có tang chứng để vạch mặt hai kẻ ác nhân ác đức kia. Không biết thằng kẻ trộm nào đó đã quẳng gói ma túy Tổng hợp kia đi đâu?
Thời gian cứ trôi đi, trong khi mọi người như muốn quên đi cái chuyện “bắt hụt tội phạm” kia thì hai kẻ bại trận là Văn Thư và Văn Lý lại ngày đêm tìm mưu tính kế để “đánh một trận quyết sống mái” nữa mới nguôi mối hận. Hai người nghĩ mãi vẫn chưa ra một kế sách chắc thắng nào mà thời gian thì cứ vùn vụt trôi đi, xem chừng anh chàng cầu thủ bóng chuyền Tay Dài sắp hết hạn nghỉ phép và sẽ rời khỏi cái đồi sim thơ mộng này! Thông thường, khi người ta bế tắc, tuyệt lộ thì phải “xin cứu trợ”, đánh trận thì xin cứu viện. Chẳng hạn như Vua Lê Chiêu Thống bị quân Tây Sơn của Vua Quang Trung đánh cho tơi bời phải trốn chạy lên mạn mấy tỉnh phía Bắc Thăng Long thì nghĩ ngay tới chuyện sang Trung Quốc cầu cứu Nhà Thanh… Anh chàng Văn Thư là giáo viên Lịch sử nên hiểu rất rõ nguyên tắc đó, chỉ có điều biết cầu viện ở đâu khi “kinh phí” cho việc này rất hạn chế, bởi thực ra hai anh giáo này cũng thuộc diện “giật gấu vá vai” mà thôi! Đúng lúc đó thì có một người họ hàng xa của Văn Thư xuất hiện. Ông này làm việc ở Văn phòng UBND tỉnh khá lâu, đã từng là Thư ký riêng cho hai đời chủ tịch tỉnh, mưu kế đầy mình, nếu không vì dính vào tội “quan hệ bất chính” với vợ người khác tới ba lần thì theo như ông ta nói, đã có thể làm tới cái chức chủ tịch tỉnh từ lâu! (Thực ra ông này giỏi việc bày mưu tính kế cho các phe phái sát phạt, đấu đá nhau trong chuyện tranh giành chức quyền cho nên có biệt danh là “Quân sư quạt mo”). Ông “Quân sư quạt mo” này tìm tới trường Đồi Sim gặp thằng cháu họ Văn Thư vì lý do rất đơn giản: ông đã về hưu nhưng vì có quan hệ rất thân thiết, trên mức tình cảm thông thường, với bà phó chủ tịch huyện An Sinh nên được bà mời về Huyện làm Ủy viên Hội đồng cố vấn. Những cán bộ có năng lực tiềm tàng, khi đương chức chưa khai thác hết thì thường “tràn trề sinh lực” khi về hưu và cái sự tái xuất giang hồ kia rất hiệu quả, ông “Quân sư quạt mo” có lẽ cũng sẽ như vậy khi về huyện tham gia vào Hội đồng Cố vấn? Từ Ủy ban Huyện đi đến trường Đồi Sim không xa mà con đường lại rất thơ mộng như trong bài ca nọ: “Cọ xòe ô che nắng / thơm mát đường em đi”, nên ông Quân Sư đến liên hệ cho đứa con út về học tại trường này.
Khi hai cậu cháu gặp nhau, chỉ nghe Văn Thư nói vắn tắt vụ việc một lượt, ông Quân Sư quạt mo nói ngay: “Thật là tiếc, nếu cậu cháu ta gặp nhau sớm thì cái thằng Tay Dài kia đã chết rũ trong tù rồi và cô nàng Cò Hương thì cháu tha hồ mà vừa sáo vừa sào! Nhưng có câu muộn còn hơn không, cậu sẽ giúp cháu bắt chúng dễ như bắt cua bỏ giỏ!”. Hỏi dùng kế sách gì thì ông Quân Sư nói ngay: “Không tàn độc bất thành chính quả! Cậu sẽ cho cháu một độc kế mà trong các cuộc sát phạt tranh bá đồ vương bên Tàu rất hay dùng. Chúng ta sẽ làm như thế…như thế!”. Văn Thư nghe xong độc kế thì như là muốn bay vút đi thực hiện ngay!
*
Tay Dài quả là người của tinh thần “vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Tuần trăng mật mới có đến ngày thứ năm mà Tay Dài đã thấy nhớ Đội bóng, nhớ quả bóng chuyền thân yêu mà không ngày nào có thể không cầm nó trên tay! Nếu như bên quân đội có câu “súng là vợ, đạn là con” thì với cầu thủ bóng chuyền có câu “bóng là vợ, bóng cũng là con”! Song, nhớ là nhớ thế, Tay Dài không thể bỏ đi giữa chừng Tuần trăng mật của cuộc tình duyên đầy bất ngờ và cũng rất đắm say này được! Và như là có sự mách bảo của Tình yêu, khi đôi vợ chồng trẻ đang cuốn cuộn lấy nhau thì Cẩm Hương Hương nói: “Anh có thích em đẻ cho anh đủ một đội bóng sáu đứa con tay dài như anh không?”. Nghe Cẩm Hương nói vậy, Tay Dài bỗng nhớ đến nhiệm vụ thành lập đội bóng mới của mình liền bật ngồi dậy mà nói: “Em không nói đẻ cho anh một đội bóng chuyền sáu đứa con thì có lẽ anh đã quên béng đi nhiệm vụ chính sau khi tới đây thăm em là đến cái xã Thượng Sơn gì đó để tuyển cầu thủ cho đội bóng trẻ. Em đã tới cái xã Thượng Sơn ấy chưa, nghe nói ở đó có mấy đứa trẻ đã cao trên mét bảy?”. Cẩm Hương kéo Tay Dài nằm xuống rồi ôm chặt lấy như là sợ Tay Dài sẽ đi đến cái xã Thượng Sơn kia ngay và nói: “Muốn tới xã Thượng Sơn phải qua ải này đã!”. Tay Dài lại định nói gì nhưng cảm thấy như là bị á khẩu và rồi lại thấy như đang bay trên chín tầng mây!
Tuy nhiên, sáng hôm sau, gà vừa mới gáy báo bình minh thì Tay Dài đã bừng tỉnh và nhớ ngay cái việc phải đi tới xã Thượng Sơn để tuyển cầu thủ. Dĩ nhiên Cẩm Hương không phản đối và cùng đi luôn. Khi thấy vợ chồng Tay Dài và Cẩm Hương lục tục dậy, Văn Thư vốn cũng thường dậy rất sớm, chạy sang hỏi Tay Dài: “Chi Đoàn trường chúng tôi có đội bóng chuyền, muốn mời anh tranh thủ chỉ bảo cho vài buổi, không biết có làm phiền anh không?”. Tay Dài thật thà nói ngay: “Đó là nghề của tôi, hơn nữa tôi lại là rể của trường, sao lại là làm phiền! Nhưng hôm nay tôi bận đi tới xã Thượng Sơn tuyển cầu thủ, ngày mai tôi sẽ giúp đội bóng các anh!”. Văn Thư nghe xong thì mừng quýnh, nghĩ bụng, rắn đã tự ra khỏi hang…, nhưng lại làm ra vẻ mừng rỡ vì Tay Dài đã nhận lời giúp đội bóng chuyền của Đoàn trường: “Xin cám ơn trước, ngày mai chúng tôi sẽ chờ anh tới! Đường tới xã Thượng Sơn cũng hơi xa, chúc anh thượng lộ bình an!”. Nói rồi Văn Thư về phòng gọi điện thoại cho ông Quân Sư quạt mo…
*
Từ trường Đồi Sim tới xã Thượng Sơn dài hơn năm cây số, phải đi qua một rừng cọ rồi tiếp nữa là một rừng trám. Rừng cọ chỉ đẹp khi nhìn từ xa, còn khi đi vào trong thì đầy gai góc, rắn rết. Rừng trám thì vừa đẹp, vừa có ích vì quả trám là món ăn chủ lực của người dân trong vùng. Cây trám rất cao tới ba bốn chục mét và quả trám (*) thì bám sát vào những cành trên cao nên hái trám không hề dễ dàng chút nào. Phải “có võ” mới hái được quả trám. Vì thế, hái trám trở thành nghề kiếm sống của không ít chàng trai xã Thượng Sơn.
Ngay sau khi Cẩm Hương và Tay Dài rời trường Đồi Sim để tới xã Thượng Sơn thì Văn Thư và Văn Lý đã tức tốc đến gặp ông Quân Sư quạt mo để lên kế hoạch hành động. Khi hai chàng trai Văn Thư và Văn Lý đã yên vị và uống xong tách trà nóng bốc hơi thơm phức, ông Quân Sư mới thong thả nói từng chữ một: “Các cậu nên nhớ là cuộc đời làm Quân sư bày mưu tính kế của tôi cho các Sếp chưa hề biết thất bại là gì! Tôi nhắc lại một nguyên tắc cho người thực hiện của tôi là không được sai lệch kịch bản dù là một chi tiết nhỏ!”. Cả hai cùng nói một lượt: “Rõ rồi thưa Quân Sư! Xin Quân Sư nói ngay mưu kế đi, chúng cháu nóng ruột lắm rồi!”. Ông Quân Sư uống thêm một tách trà, khà một cái rồi mới nói: “Dục tốc bất đạt!(**) Cứ bình tĩnh và nghe cho rõ đây: Sáng nay hai đứa Cẩm Hương và Tay Dài sẽ tới xã Thượng Sơn và làm việc tuyển người gì đó tới trưa thì xong. Có thể đầu giờ chiều chúng sẽ về hoặc cũng có thể cuối giờ chiều mới về cho đỡ nắng. Chúng ta muốn chắc ăn cho nên phải mai phục từ đầu giờ chiều, tức 13 hoặc 14 giờ. Súng bắn thuốc mê sẽ có người đem đến cho chúng ta sau một giờ nữa, hai cậu mỗi người một khẩu cho chắc ăn. Khi hai đứa đã trúng đạn rồi thì kéo chúng vào một chỗ khuất, có thể “làm thịt” chúng ngay hoặc nhâm nhi hành hạ báo thù thì tùy các cậu! Loại súng bắn thuốc mê này cấu tạo gần như loại súng hơi, rất dễ bắn. Song các cậu cũng phải ở đây tập bắn khoảng nửa tiếng. Rồi ta ăn uống no nê xong sẽ xuất phát! Ăn no tất sẽ đánh thắng! Đó là nguyên tắc số một của phép dùng binh!”. Ông Quân Sư nói xong thì chỉ một lúc sau, người cho mượn súng ở trên tỉnh đã tới. Hai chàng Văn Thư và Văn Lý liền ra sân sau tập bắn. Vì cả hai đều là đội viên đội Tự vệ của nhà trường nên việc tập bắn không phải lạ lùng gì. Và có vẻ như máu trả thù, rửa hận đã giúp cho tay súng của hai người trở nên diệu nghệ lạ thường: mỗi người bắn thử mười viên đều trúng mục tiêu như một nhà thiện xạ!..
*
Lại nói về Cẩm Hương và Tay Dài, đang trên đường từ trường Đồi Sim đến xã Thượng Sơn. Băng qua một cây số cánh đồng thì tới khu rừng cọ. Cẩm Hương vừa nhìn thấy những tàu lá cọ xòe ra đang lấp lánh dưới nắng thì cứ hát đi hát lại những câu hát “Hôm qua em đến trường / Mẹ dắt tay từng bước / Hôm nay mẹ lên nương / Một mình em đến lớp / Chim rừng ca trong nắng / Nước suối reo rì rầm / Cọ xòe ô che nắng / Thơm mát đường em đi…”. Tay Dài thấy Cẩm Hương vừa hát vừa tung tăng bước đi như trẻ nhỏ thì nói: “Nếu em không cao lớn như thế kia thì thật giống đứa học trò trong bài hát!”. Cẩm Hương dừng lại hỏi: “Thế bây giờ em giống cái gì?” – “Giống cái gì nhỉ? Không thể giống cây cọ đang xòe ô che nắng kia được! Chỉ có thể giống một người!” – “Giống ai?” – “Giống vợ anh chàng Tay Dài!”. Tay Dài vừa nói xong thì tiến lại sát Cẩm Hương và ôm chặt lấy cô, hôn túi bụi lên mặt cô khiến cô muốn ngạt thở! Khi Tay Dài có ý kéo Cẩm Hương ngồi xuống bãi cỏ và muốn “động phòng” thì Cẩm Hương đẩy Tay Dài lăn kềnh ra bãi cỏ và bật ngồi dậy rồi lại bước chân sáo trên con đường mòn và lại hát:…Cọ xòe ô che nắng / Thơm mát đường em đi!...
Khi hai người Cẩm Hương và Tay Dài tới rừng trám, Cẩm Hương reo lên và lại chạy tung tăng khắp nơi, thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những quả trám rụng và rồi lại ngước mặt lên nhìn những cành trám chi chít quả trám bám vào. Tay Dài thấy Cẩm Hương chạy nhảy lung tung khắp nơi thì chỉ đứng nhìn theo chứ không chạy theo. Nhưng, chỉ khoảng năm phút thì cái bóng dáng cao lớn của Cẩm Hương cũng mất hút sau những thân cây trám và những bụi cây nhỏ. Khi không thấy bóng dáng Cẩm Hương đâu, Tay Dài thốt giật mình và cái hình ảnh trong cơn ác mộng đêm qua bỗng hiện ra rất rõ ràng: đằng sau một lùm cây lớn, trong rừng trám có hai người mặt bịt khăn đen, tay lăm lăm khẩu súng hơi, nòng súng đang rê theo mục tiêu di động liên tục và mục tiêu đó chính là Cẩm Hương! Vừa nhìn thấy hình bóng Cẩm Hương, Tay Dài cất tiếng gọi thất thanh và đuổi theo! Nhưng thực ra, cái hình dáng Cẩm Hương mà Tay Dài vừa nhìn thấy đó chỉ là ảo ảnh, còn Cẩm Hương thực đang đi nhặt trám ở chỗ nào đó? Tay Dài như bừng tỉnh và cuống cuồng chạy đi tìm Cẩm Hương.
Tay Dài cứ vừa chạy vừa gọi Cẩm Hương nhưng dường như Cẩm Hương muốn chơi “trốn tìm” cho nên tới mười phút mà vẫn không thấy Cẩm Hương đâu. Quá mệt, Tay Dài ngồi xuống một gốc cây trám, tính nghỉ một lúc thì thấy có hai cái bị đan bằng cói, bên trong đã được khá nhiều trám đen. Tay Dài vừa ngó quanh quất xem chủ nhân của hai cái bị trám ở đâu thì từ trên một cành trám lớn của cây trám phía trước mặt, có một cậu bé khoảng mười bốn, mười lăm tuổi tụt nhanh xuống đất bằng sợi dây thừng dài vắt lên cành trám. Cậu bé nhanh nhẹn thu sợi dây rồi cuộn lại và tới trước mặt Tay Dài chào hỏi rất lễ phép, cởi mở. Tay Dài ngạc nhiên về chiều cao của cậu bé: phải tới 1,70 mét! Tay Dài vụt đứng lên, nắm lấy cánh tay cậu bé và hỏi: “Có phải em là cậu bé có hai anh em sinh đôi ở xã Thượng Sơn đều cao tới 1,70 mét? Có phải không?”. Câu bé nói ngay: “Đúng là em đấy! Nhưng tại sao anh biết?” – “À, có anh nhà báo nói với anh như vậy vì anh đang cần tuyển những người có chiều cao vượt trội vào đội bóng chuyền trẻ của tỉnh ta. Còn người anh em với em nữa đâu?” – “Em là Cao Anh, sáng nay thầy giáo bị ốm cho nghỉ học nên tranh thủ lúc mát trời đi hái trám. Còn Cao Em, là đứa em thì đang ở nhà!”. Nói xong, cậu bé liền hỏi lại Tay Dài: “Anh đúng là cầu thủ bóng chuyền rồi! Anh hãy nhận em là đệ tử đi, em cũng thích chơi bóng chuyền lắm!”. Nói rồi cậu bé liền quỳ xuống trước mặt Tay Dài rồi lạy ba lạy mà rằng: “Xin Sư phụ hãy nhận của đệ tử ba lạy!”. Tay Dài bật cười, nói ngay: “Thôi được rồi, anh sẽ nhận em làm đệ tử! Em thường xem phim võ hiệp Trung Quốc hay sao mà làm cứ y như trong phim vậy?”. Cậu bé toét miệng cười rất hồn nhiên rồi nói: “Có phải Sư phụ đang đi tìm một cô gái cũng rất cao? (Tay Dài gật đầu) Em vừa thấy cô gái ấy đi về phía kia! Sư phụ cứ đứng chờ em ở đây, chỉ chưa tới năm phút là em sẽ tìm thấy cô gái!”. Quả nhiên, chỉ sau bốn phút, cậu bé đã tìm thấy Cẩm Hương và đưa Cẩm Hương tới bên Tay Dài!
*
Sau khi gặp cậu bé Cao Anh ở trong rừng trám, Cao Anh đưa Tay Dài về nhà mình gặp người em sinh đôi là Cao Em. Cao Em cũng xin bái sư và bố mẹ của hai anh em sinh đôi đều đồng ý cho Tay Dài thu nạp cả hai anh em vào Đội bóng chuyền Trẻ của Tỉnh. Bà mẹ rất mừng, nói tới ba lần câu này: “Thật là có phúc mới gặp may thế này. Nếu không đi tập trung đánh bóng chuyền mà cứ ở nhà đi hái trám thì thế nào cũng có ngày ngã què chân!”. Còn ông bố của hai anh em sinh đôi thì sung sướng đến nghẹn ngào, không nói được thành lời bởi cho mấy đứa con được bay nhảy để tranh hùng với thiên hạ là ước nguyện lớn nhất của đời ông!
*
Vì việc tuyển người cho đội bóng của Tay Dài kết thúc quá nhanh lẹ cho nên Cẩm Hương và Tay Dài trở về Trường Đồi Sim mà chưa tới giờ Ngọ. Vì cơn ác mộng đêm qua cứ ám ảnh cho nên Tay Dài quyết định trở về ngay sau khi đã làm việc với gia đình hai anh em Cao Anh và Cao Em. Đây là một kinh nghiệm tránh tai họa mà một ông thầy tướng rất thân đã nói cho Tay Dài: Nếu thấy trong người có cảm giác bất an thì làm nhanh việc đang định làm và thay đổi vị trí dừng chân, thời gian lưu trú so với dự tính ban đầu! Nghe cứ như là cách thức hoạt động của nhân viên tình báo, nhưng Tay Dài đã thử áp dụng thì thấy rất tốt!
Còn Văn Thư và Văn Lý thì không hề biết rằng Cẩm Hương và Tay Dài đã trở về trường Đồi Sim trước giờ Ngọ, nên đúng giờ Ngọ, từ nhà ông Quân Sư họ đã xuất phát để đến điểm phục kích trong rừng Trám. Tất nhiên hai kẻ có dã tâm xấu xa, độc ác kia đã không thực hiện được âm mưu dù đã có Quân Sư trợ giúp!
Bị thất bại liên tục nhưng Văn Thư và Văn Lý có chịu từ bỏ những ý đồ xấu xa, tội lỗi của mình hay không? Đôi bạn Cẩm Hương và Thanh Phi ở trường Đồi Sim sẽ còn có gặp tai họa hay điều tốt lành? Xin xem tiếp Chương Bốn sẽ rõ.
------------
(*) Quả trám: Trám có thể mọc ở rừng (thường gọi là trám rừng) hay trám trồng ở vườn quanh nhà. Ngoài tác dụng để lấy gỗ thuộc loại cây lâu năm, quả trám còn là món ăn bình dân rất đỗi quen thuộc đối với người dân. Quả trám có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Từ quả trám hái trên rừng hay ở vườn nhà, người dân có thể dùng nó để kho với cá hay thịt ba chỉ hoặc có thể muối chám hay OM lên và chấm với muối vừng ăn vừa thơm vừa bùi.
Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu.
Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Cùi trám giàu đạm, đường, một số vitamin, đặc biệt đáng chú ý là vitamin C và các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, magne, sắt, kẽm...
(**) Dục tốc bất đạt: Dục: Muốn, ham muốn. Tốc: mau. Bất: không. Đạt: thành.
Dục tốc bất đạt là muốn làm gấp thì không thành công.
Đức Khổng Tử có nói rằng: Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi: "Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành." Nghĩa là: Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ: Muốn mau thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành.
(Hết Chương Ba)
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Thời gian cứ trôi đi, trong khi mọi người như muốn quên đi cái chuyện “bắt hụt tội phạm” kia thì hai kẻ bại trận là Văn Thư và Văn Lý lại ngày đêm tìm mưu tính kế để “đánh một trận quyết sống mái” nữa mới nguôi mối hận. Hai người nghĩ mãi vẫn chưa ra một kế sách chắc thắng nào mà thời gian thì cứ vùn vụt trôi đi, xem chừng anh chàng cầu thủ bóng chuyền Tay Dài sắp hết hạn nghỉ phép và sẽ rời khỏi cái đồi sim thơ mộng này! Thông thường, khi người ta bế tắc, tuyệt lộ thì phải “xin cứu trợ”, đánh trận thì xin cứu viện. Chẳng hạn như Vua Lê Chiêu Thống bị quân Tây Sơn của Vua Quang Trung đánh cho tơi bời phải trốn chạy lên mạn mấy tỉnh phía Bắc Thăng Long thì nghĩ ngay tới chuyện sang Trung Quốc cầu cứu Nhà Thanh… Anh chàng Văn Thư là giáo viên Lịch sử nên hiểu rất rõ nguyên tắc đó, chỉ có điều biết cầu viện ở đâu khi “kinh phí” cho việc này rất hạn chế, bởi thực ra hai anh giáo này cũng thuộc diện “giật gấu vá vai” mà thôi! Đúng lúc đó thì có một người họ hàng xa của Văn Thư xuất hiện. Ông này làm việc ở Văn phòng UBND tỉnh khá lâu, đã từng là Thư ký riêng cho hai đời chủ tịch tỉnh, mưu kế đầy mình, nếu không vì dính vào tội “quan hệ bất chính” với vợ người khác tới ba lần thì theo như ông ta nói, đã có thể làm tới cái chức chủ tịch tỉnh từ lâu! (Thực ra ông này giỏi việc bày mưu tính kế cho các phe phái sát phạt, đấu đá nhau trong chuyện tranh giành chức quyền cho nên có biệt danh là “Quân sư quạt mo”). Ông “Quân sư quạt mo” này tìm tới trường Đồi Sim gặp thằng cháu họ Văn Thư vì lý do rất đơn giản: ông đã về hưu nhưng vì có quan hệ rất thân thiết, trên mức tình cảm thông thường, với bà phó chủ tịch huyện An Sinh nên được bà mời về Huyện làm Ủy viên Hội đồng cố vấn. Những cán bộ có năng lực tiềm tàng, khi đương chức chưa khai thác hết thì thường “tràn trề sinh lực” khi về hưu và cái sự tái xuất giang hồ kia rất hiệu quả, ông “Quân sư quạt mo” có lẽ cũng sẽ như vậy khi về huyện tham gia vào Hội đồng Cố vấn? Từ Ủy ban Huyện đi đến trường Đồi Sim không xa mà con đường lại rất thơ mộng như trong bài ca nọ: “Cọ xòe ô che nắng / thơm mát đường em đi”, nên ông Quân Sư đến liên hệ cho đứa con út về học tại trường này.
Khi hai cậu cháu gặp nhau, chỉ nghe Văn Thư nói vắn tắt vụ việc một lượt, ông Quân Sư quạt mo nói ngay: “Thật là tiếc, nếu cậu cháu ta gặp nhau sớm thì cái thằng Tay Dài kia đã chết rũ trong tù rồi và cô nàng Cò Hương thì cháu tha hồ mà vừa sáo vừa sào! Nhưng có câu muộn còn hơn không, cậu sẽ giúp cháu bắt chúng dễ như bắt cua bỏ giỏ!”. Hỏi dùng kế sách gì thì ông Quân Sư nói ngay: “Không tàn độc bất thành chính quả! Cậu sẽ cho cháu một độc kế mà trong các cuộc sát phạt tranh bá đồ vương bên Tàu rất hay dùng. Chúng ta sẽ làm như thế…như thế!”. Văn Thư nghe xong độc kế thì như là muốn bay vút đi thực hiện ngay!
*
Tay Dài quả là người của tinh thần “vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Tuần trăng mật mới có đến ngày thứ năm mà Tay Dài đã thấy nhớ Đội bóng, nhớ quả bóng chuyền thân yêu mà không ngày nào có thể không cầm nó trên tay! Nếu như bên quân đội có câu “súng là vợ, đạn là con” thì với cầu thủ bóng chuyền có câu “bóng là vợ, bóng cũng là con”! Song, nhớ là nhớ thế, Tay Dài không thể bỏ đi giữa chừng Tuần trăng mật của cuộc tình duyên đầy bất ngờ và cũng rất đắm say này được! Và như là có sự mách bảo của Tình yêu, khi đôi vợ chồng trẻ đang cuốn cuộn lấy nhau thì Cẩm Hương Hương nói: “Anh có thích em đẻ cho anh đủ một đội bóng sáu đứa con tay dài như anh không?”. Nghe Cẩm Hương nói vậy, Tay Dài bỗng nhớ đến nhiệm vụ thành lập đội bóng mới của mình liền bật ngồi dậy mà nói: “Em không nói đẻ cho anh một đội bóng chuyền sáu đứa con thì có lẽ anh đã quên béng đi nhiệm vụ chính sau khi tới đây thăm em là đến cái xã Thượng Sơn gì đó để tuyển cầu thủ cho đội bóng trẻ. Em đã tới cái xã Thượng Sơn ấy chưa, nghe nói ở đó có mấy đứa trẻ đã cao trên mét bảy?”. Cẩm Hương kéo Tay Dài nằm xuống rồi ôm chặt lấy như là sợ Tay Dài sẽ đi đến cái xã Thượng Sơn kia ngay và nói: “Muốn tới xã Thượng Sơn phải qua ải này đã!”. Tay Dài lại định nói gì nhưng cảm thấy như là bị á khẩu và rồi lại thấy như đang bay trên chín tầng mây!
Tuy nhiên, sáng hôm sau, gà vừa mới gáy báo bình minh thì Tay Dài đã bừng tỉnh và nhớ ngay cái việc phải đi tới xã Thượng Sơn để tuyển cầu thủ. Dĩ nhiên Cẩm Hương không phản đối và cùng đi luôn. Khi thấy vợ chồng Tay Dài và Cẩm Hương lục tục dậy, Văn Thư vốn cũng thường dậy rất sớm, chạy sang hỏi Tay Dài: “Chi Đoàn trường chúng tôi có đội bóng chuyền, muốn mời anh tranh thủ chỉ bảo cho vài buổi, không biết có làm phiền anh không?”. Tay Dài thật thà nói ngay: “Đó là nghề của tôi, hơn nữa tôi lại là rể của trường, sao lại là làm phiền! Nhưng hôm nay tôi bận đi tới xã Thượng Sơn tuyển cầu thủ, ngày mai tôi sẽ giúp đội bóng các anh!”. Văn Thư nghe xong thì mừng quýnh, nghĩ bụng, rắn đã tự ra khỏi hang…, nhưng lại làm ra vẻ mừng rỡ vì Tay Dài đã nhận lời giúp đội bóng chuyền của Đoàn trường: “Xin cám ơn trước, ngày mai chúng tôi sẽ chờ anh tới! Đường tới xã Thượng Sơn cũng hơi xa, chúc anh thượng lộ bình an!”. Nói rồi Văn Thư về phòng gọi điện thoại cho ông Quân Sư quạt mo…
*
Từ trường Đồi Sim tới xã Thượng Sơn dài hơn năm cây số, phải đi qua một rừng cọ rồi tiếp nữa là một rừng trám. Rừng cọ chỉ đẹp khi nhìn từ xa, còn khi đi vào trong thì đầy gai góc, rắn rết. Rừng trám thì vừa đẹp, vừa có ích vì quả trám là món ăn chủ lực của người dân trong vùng. Cây trám rất cao tới ba bốn chục mét và quả trám (*) thì bám sát vào những cành trên cao nên hái trám không hề dễ dàng chút nào. Phải “có võ” mới hái được quả trám. Vì thế, hái trám trở thành nghề kiếm sống của không ít chàng trai xã Thượng Sơn.
Ngay sau khi Cẩm Hương và Tay Dài rời trường Đồi Sim để tới xã Thượng Sơn thì Văn Thư và Văn Lý đã tức tốc đến gặp ông Quân Sư quạt mo để lên kế hoạch hành động. Khi hai chàng trai Văn Thư và Văn Lý đã yên vị và uống xong tách trà nóng bốc hơi thơm phức, ông Quân Sư mới thong thả nói từng chữ một: “Các cậu nên nhớ là cuộc đời làm Quân sư bày mưu tính kế của tôi cho các Sếp chưa hề biết thất bại là gì! Tôi nhắc lại một nguyên tắc cho người thực hiện của tôi là không được sai lệch kịch bản dù là một chi tiết nhỏ!”. Cả hai cùng nói một lượt: “Rõ rồi thưa Quân Sư! Xin Quân Sư nói ngay mưu kế đi, chúng cháu nóng ruột lắm rồi!”. Ông Quân Sư uống thêm một tách trà, khà một cái rồi mới nói: “Dục tốc bất đạt!(**) Cứ bình tĩnh và nghe cho rõ đây: Sáng nay hai đứa Cẩm Hương và Tay Dài sẽ tới xã Thượng Sơn và làm việc tuyển người gì đó tới trưa thì xong. Có thể đầu giờ chiều chúng sẽ về hoặc cũng có thể cuối giờ chiều mới về cho đỡ nắng. Chúng ta muốn chắc ăn cho nên phải mai phục từ đầu giờ chiều, tức 13 hoặc 14 giờ. Súng bắn thuốc mê sẽ có người đem đến cho chúng ta sau một giờ nữa, hai cậu mỗi người một khẩu cho chắc ăn. Khi hai đứa đã trúng đạn rồi thì kéo chúng vào một chỗ khuất, có thể “làm thịt” chúng ngay hoặc nhâm nhi hành hạ báo thù thì tùy các cậu! Loại súng bắn thuốc mê này cấu tạo gần như loại súng hơi, rất dễ bắn. Song các cậu cũng phải ở đây tập bắn khoảng nửa tiếng. Rồi ta ăn uống no nê xong sẽ xuất phát! Ăn no tất sẽ đánh thắng! Đó là nguyên tắc số một của phép dùng binh!”. Ông Quân Sư nói xong thì chỉ một lúc sau, người cho mượn súng ở trên tỉnh đã tới. Hai chàng Văn Thư và Văn Lý liền ra sân sau tập bắn. Vì cả hai đều là đội viên đội Tự vệ của nhà trường nên việc tập bắn không phải lạ lùng gì. Và có vẻ như máu trả thù, rửa hận đã giúp cho tay súng của hai người trở nên diệu nghệ lạ thường: mỗi người bắn thử mười viên đều trúng mục tiêu như một nhà thiện xạ!..
*
Lại nói về Cẩm Hương và Tay Dài, đang trên đường từ trường Đồi Sim đến xã Thượng Sơn. Băng qua một cây số cánh đồng thì tới khu rừng cọ. Cẩm Hương vừa nhìn thấy những tàu lá cọ xòe ra đang lấp lánh dưới nắng thì cứ hát đi hát lại những câu hát “Hôm qua em đến trường / Mẹ dắt tay từng bước / Hôm nay mẹ lên nương / Một mình em đến lớp / Chim rừng ca trong nắng / Nước suối reo rì rầm / Cọ xòe ô che nắng / Thơm mát đường em đi…”. Tay Dài thấy Cẩm Hương vừa hát vừa tung tăng bước đi như trẻ nhỏ thì nói: “Nếu em không cao lớn như thế kia thì thật giống đứa học trò trong bài hát!”. Cẩm Hương dừng lại hỏi: “Thế bây giờ em giống cái gì?” – “Giống cái gì nhỉ? Không thể giống cây cọ đang xòe ô che nắng kia được! Chỉ có thể giống một người!” – “Giống ai?” – “Giống vợ anh chàng Tay Dài!”. Tay Dài vừa nói xong thì tiến lại sát Cẩm Hương và ôm chặt lấy cô, hôn túi bụi lên mặt cô khiến cô muốn ngạt thở! Khi Tay Dài có ý kéo Cẩm Hương ngồi xuống bãi cỏ và muốn “động phòng” thì Cẩm Hương đẩy Tay Dài lăn kềnh ra bãi cỏ và bật ngồi dậy rồi lại bước chân sáo trên con đường mòn và lại hát:…Cọ xòe ô che nắng / Thơm mát đường em đi!...
Khi hai người Cẩm Hương và Tay Dài tới rừng trám, Cẩm Hương reo lên và lại chạy tung tăng khắp nơi, thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những quả trám rụng và rồi lại ngước mặt lên nhìn những cành trám chi chít quả trám bám vào. Tay Dài thấy Cẩm Hương chạy nhảy lung tung khắp nơi thì chỉ đứng nhìn theo chứ không chạy theo. Nhưng, chỉ khoảng năm phút thì cái bóng dáng cao lớn của Cẩm Hương cũng mất hút sau những thân cây trám và những bụi cây nhỏ. Khi không thấy bóng dáng Cẩm Hương đâu, Tay Dài thốt giật mình và cái hình ảnh trong cơn ác mộng đêm qua bỗng hiện ra rất rõ ràng: đằng sau một lùm cây lớn, trong rừng trám có hai người mặt bịt khăn đen, tay lăm lăm khẩu súng hơi, nòng súng đang rê theo mục tiêu di động liên tục và mục tiêu đó chính là Cẩm Hương! Vừa nhìn thấy hình bóng Cẩm Hương, Tay Dài cất tiếng gọi thất thanh và đuổi theo! Nhưng thực ra, cái hình dáng Cẩm Hương mà Tay Dài vừa nhìn thấy đó chỉ là ảo ảnh, còn Cẩm Hương thực đang đi nhặt trám ở chỗ nào đó? Tay Dài như bừng tỉnh và cuống cuồng chạy đi tìm Cẩm Hương.
Tay Dài cứ vừa chạy vừa gọi Cẩm Hương nhưng dường như Cẩm Hương muốn chơi “trốn tìm” cho nên tới mười phút mà vẫn không thấy Cẩm Hương đâu. Quá mệt, Tay Dài ngồi xuống một gốc cây trám, tính nghỉ một lúc thì thấy có hai cái bị đan bằng cói, bên trong đã được khá nhiều trám đen. Tay Dài vừa ngó quanh quất xem chủ nhân của hai cái bị trám ở đâu thì từ trên một cành trám lớn của cây trám phía trước mặt, có một cậu bé khoảng mười bốn, mười lăm tuổi tụt nhanh xuống đất bằng sợi dây thừng dài vắt lên cành trám. Cậu bé nhanh nhẹn thu sợi dây rồi cuộn lại và tới trước mặt Tay Dài chào hỏi rất lễ phép, cởi mở. Tay Dài ngạc nhiên về chiều cao của cậu bé: phải tới 1,70 mét! Tay Dài vụt đứng lên, nắm lấy cánh tay cậu bé và hỏi: “Có phải em là cậu bé có hai anh em sinh đôi ở xã Thượng Sơn đều cao tới 1,70 mét? Có phải không?”. Câu bé nói ngay: “Đúng là em đấy! Nhưng tại sao anh biết?” – “À, có anh nhà báo nói với anh như vậy vì anh đang cần tuyển những người có chiều cao vượt trội vào đội bóng chuyền trẻ của tỉnh ta. Còn người anh em với em nữa đâu?” – “Em là Cao Anh, sáng nay thầy giáo bị ốm cho nghỉ học nên tranh thủ lúc mát trời đi hái trám. Còn Cao Em, là đứa em thì đang ở nhà!”. Nói xong, cậu bé liền hỏi lại Tay Dài: “Anh đúng là cầu thủ bóng chuyền rồi! Anh hãy nhận em là đệ tử đi, em cũng thích chơi bóng chuyền lắm!”. Nói rồi cậu bé liền quỳ xuống trước mặt Tay Dài rồi lạy ba lạy mà rằng: “Xin Sư phụ hãy nhận của đệ tử ba lạy!”. Tay Dài bật cười, nói ngay: “Thôi được rồi, anh sẽ nhận em làm đệ tử! Em thường xem phim võ hiệp Trung Quốc hay sao mà làm cứ y như trong phim vậy?”. Cậu bé toét miệng cười rất hồn nhiên rồi nói: “Có phải Sư phụ đang đi tìm một cô gái cũng rất cao? (Tay Dài gật đầu) Em vừa thấy cô gái ấy đi về phía kia! Sư phụ cứ đứng chờ em ở đây, chỉ chưa tới năm phút là em sẽ tìm thấy cô gái!”. Quả nhiên, chỉ sau bốn phút, cậu bé đã tìm thấy Cẩm Hương và đưa Cẩm Hương tới bên Tay Dài!
*
Sau khi gặp cậu bé Cao Anh ở trong rừng trám, Cao Anh đưa Tay Dài về nhà mình gặp người em sinh đôi là Cao Em. Cao Em cũng xin bái sư và bố mẹ của hai anh em sinh đôi đều đồng ý cho Tay Dài thu nạp cả hai anh em vào Đội bóng chuyền Trẻ của Tỉnh. Bà mẹ rất mừng, nói tới ba lần câu này: “Thật là có phúc mới gặp may thế này. Nếu không đi tập trung đánh bóng chuyền mà cứ ở nhà đi hái trám thì thế nào cũng có ngày ngã què chân!”. Còn ông bố của hai anh em sinh đôi thì sung sướng đến nghẹn ngào, không nói được thành lời bởi cho mấy đứa con được bay nhảy để tranh hùng với thiên hạ là ước nguyện lớn nhất của đời ông!
*
Vì việc tuyển người cho đội bóng của Tay Dài kết thúc quá nhanh lẹ cho nên Cẩm Hương và Tay Dài trở về Trường Đồi Sim mà chưa tới giờ Ngọ. Vì cơn ác mộng đêm qua cứ ám ảnh cho nên Tay Dài quyết định trở về ngay sau khi đã làm việc với gia đình hai anh em Cao Anh và Cao Em. Đây là một kinh nghiệm tránh tai họa mà một ông thầy tướng rất thân đã nói cho Tay Dài: Nếu thấy trong người có cảm giác bất an thì làm nhanh việc đang định làm và thay đổi vị trí dừng chân, thời gian lưu trú so với dự tính ban đầu! Nghe cứ như là cách thức hoạt động của nhân viên tình báo, nhưng Tay Dài đã thử áp dụng thì thấy rất tốt!
Còn Văn Thư và Văn Lý thì không hề biết rằng Cẩm Hương và Tay Dài đã trở về trường Đồi Sim trước giờ Ngọ, nên đúng giờ Ngọ, từ nhà ông Quân Sư họ đã xuất phát để đến điểm phục kích trong rừng Trám. Tất nhiên hai kẻ có dã tâm xấu xa, độc ác kia đã không thực hiện được âm mưu dù đã có Quân Sư trợ giúp!
Bị thất bại liên tục nhưng Văn Thư và Văn Lý có chịu từ bỏ những ý đồ xấu xa, tội lỗi của mình hay không? Đôi bạn Cẩm Hương và Thanh Phi ở trường Đồi Sim sẽ còn có gặp tai họa hay điều tốt lành? Xin xem tiếp Chương Bốn sẽ rõ.
------------
(*) Quả trám: Trám có thể mọc ở rừng (thường gọi là trám rừng) hay trám trồng ở vườn quanh nhà. Ngoài tác dụng để lấy gỗ thuộc loại cây lâu năm, quả trám còn là món ăn bình dân rất đỗi quen thuộc đối với người dân. Quả trám có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Từ quả trám hái trên rừng hay ở vườn nhà, người dân có thể dùng nó để kho với cá hay thịt ba chỉ hoặc có thể muối chám hay OM lên và chấm với muối vừng ăn vừa thơm vừa bùi.
Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu.
Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Cùi trám giàu đạm, đường, một số vitamin, đặc biệt đáng chú ý là vitamin C và các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, magne, sắt, kẽm...
(**) Dục tốc bất đạt: Dục: Muốn, ham muốn. Tốc: mau. Bất: không. Đạt: thành.
Dục tốc bất đạt là muốn làm gấp thì không thành công.
Đức Khổng Tử có nói rằng: Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi: "Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành." Nghĩa là: Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ: Muốn mau thì không đạt, thấy lợi nhỏ thì việc lớn không thành.
(Hết Chương Ba)
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Chương Bốn
Chuyện tình đồi hoa sim (chương 4)
Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 16:07 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Hai năm sau.
Đứa con trai tên Cao Cao của Cẩm Hương và Tay Dài tới ngày làm Lễ Thôi nôi (*) thì cả Tay Dài và người bố của Tay Dài cùng đến trường Đồi Sim để mừng tuổi cậu bé Cao Cao.
Đứa con trai tên Cao Cao của Cẩm Hương và Tay Dài tới ngày làm Lễ Thôi nôi (*) thì cả Tay Dài và người bố của Tay Dài cùng đến trường Đồi Sim để mừng tuổi cậu bé Cao Cao.
Cái tên Cao Cao chỉ đơn giản là để chỉ đứa con của hai người cả bố và mẹ đều là người cao. Và người mẹ Cẩm Hương còn có ý là đứa con trai này cao vừa thôi, tới 1,70 mét là được rồi bởi cao quá như bố nó, ngoài lúc chơi bóng ra thì phải đối diện với biết bao phiền toái!
Lễ Thôi nôi thằng bé Cao Cao dường như còn vui hơn cả đám cưới của bố mẹ nó bởi dường như người ta bao giờ cũng giành tình cảm tốt đẹp nhất cho trẻ con. Những nghi lễ của đám Thôi nôi được cô giáo dạy Văn Thanh Phi – cũng là Mẹ đỡ đầu của Cao Cao -, chuẩn bị mọi chi tiết từ trước cả tháng trời. Cô giáo Thanh Phi đã tham khảo rất nhiều các cách thức tiến hành Lễ Thôi nôi ở nhiều vùng miền khác nhau và tổng hợp lại để có một Lễ Thôi nôi hoàn chỉnh nhất, vẹn toàn nhất. Vì thế, có thể nói Lễ Thôi nôi của thằng bé Cao Cao được rất nhiều người tới dự và còn vui hơn cả đám cưới của bố mẹ nó là vì vậy.
Sau khi tiến hành các nghi thức cúng bái là đến nghi thức thử tài. Có 12 đồ vật được đặt trước mặt thằng bé Cao Cao, nhưng người bố Tay Dài cố ý không để quả bóng chuyền, khiến cho ai cũng thắc mắc: con cầu thủ bóng chuyền cấp kiện tướng mà sao lại không để quả bóng chuyền? Người thì đoán là bố Tay Dài không muốn cho con theo nghiệp cha ông nữa mà muốn con thành nhà doanh nghiệp giàu có? Người lại đoán là mẹ Cẩm Hương muốn con theo nghề giáo nên đã không để quả bóng mà lại để tới hai đồ vật liên quan tới nghề dạy học là sách và phấn trắng!
Quả là người bố Tay Dài không muốn cho thằng con Cao Cao sau này theo nghề cầu thủ bóng chuyền nên đã nghe lời vợ không đưa ra quả bóng chuyền. Tay dài cũng không muốn thằng con theo nghề dạy học của mẹ nó mà đúng là muốn nó sau này sẽ trở thành nhà doanh nghiệp, hoặc làm quan chức Nhà nước, đi đâu cũng lên xe xuống ngựa, tiền hô hậu ủng náo nhiệt! Nhưng, thật là bất ngờ, trong khi Tay Dài lầm rầm cầu Phật Tổ Như Lai dẫn nó tới chỗ cái biệt thự (tất nhiên là làm bằng giấy cứng) đẹp như mơ, trong khi Cẩm Hương lẩm nhẩm cầu Quan Âm Bồ Tát dẫn nó tới chỗ quyển sách hoặc viên phấn trắng thì thằng bé Cao Cao chỉ nhìn những món đồ kia một lượt rất nhanh rồi cứ ngồi yên như ông Phỗng! Người bố của Tay Dài thấy vậy thì lấy trong túi quần ra một quả bóng chuyền làm bằng cao su nhỏ xíu, rất đẹp (mà ông luôn để trong túi quần, chốc chốc lại lấy ra ngắm nghía) dơ lên trước mặt thằng bé và nói: “Bé Cao! Ông cho cháu quả bóng chuyền này!”. Thằng bé thấy vậy thì dơ cả hai tay lên như muốn lấy quả bóng nhỏ xíu trong tay ông Nội nó. Thay vì, đưa tận tay cho thằng cháu, người ông Nội bé Cao Cao quen tay ném quả bóng tới trước mặt nó! Mọi người thốt giật mình vì nghĩ quả bóng sẽ trúng mặt thằng bé! Nhưng, thật bất ngờ, thằng bé Cao Cao đã chụp được quả bóng, dơ quả bóng lên rồi cười toe toét!...Cả Cẩm Hương và Tay Dài cùng sững sờ, không nói được gì! Riêng Cẩm Hương thì thấy thằng Cao Cao như là bỗng lớn vụt lên như Thánh Gióng rồi nó chuyền quả bóng về phía mẹ nó! Cẩm Hương rùng mình rồi dụi mắt như là muốn nhìn lại những hình ảnh kỳ lạ vừa hiện ra kia, nhưng khi định thần trở lại thì chỉ thấy thằng bé đang cầm quả bóng, vừa cười toe toét vừa dơ quả bóng lên cao, hướng về phía mẹ nó! Cẩm Hương vụt nghĩ: Chẳng lẽ Bồ Tát đã bảo phải cho nó làm cầu thủ bóng chuyền?
*
Mãi tới gần nửa đêm bữa tiệc Thôi nôi mới tàn. Người cao hứng nhất và cũng uống nhiều rượu nhất chính là ông Công Chuyền, bố của Tay dài, tức ông Nội của nhân vật chính buồi lễ Thôi nôi. Việc ông Công Chuyền đưa quả bóng biểu tượng của bóng chuyền nhỏ xíu của ông cho thằng cháu là hoàn toàn ngẫu hứng, không hề có chuẩn bị trước. Vậy mà thằng bé Cao Cao cháu ông lại bắt được quả bóng một cách tài tình như vậy thì đúng là định mệnh đã an bài, số phận của nó đã được bàn tay bí ẩn của Tạo hóa sắp đặt rồi! Ông Công Chuyền vốn rất tin vào hai chữ “Mệnh Trời”, ông Trời đã đặt ta ngồi ở đâu thì cứ ngồi đó, chớ có như cóc nhảy, sẽ có ngày mang họa! Cuộc đời của ông đã chứng minh điều đó rất rõ ràng. Khi còn đi học, ông vốn học rất giỏi và luôn mơ ước trở thành Kỹ sư cầu đường, bởi ông thấy đất nước mình lắm sông nhiều suối, tai nạn đắm phà, lật đò rất nhiều cho nên cần rất nhiều những cây cầu vừa chắc chắn vừa đẹp như tranh thủy mặc nối những miền quê với nhau! Thế nhưng ông Trời lại xếp ông vào một đội bóng chuyền, lúc đầu là của Trường Đại học Giao Thông rồi sau đó là các đội mạnh khắp nơi, thuộc các Ngành, các Công ty rồi các Tỉnh, cứ xem ông như quả bóng mà chuyền qua chuyền lại cho nhau! Chính vì ông chuyển vùng nhiều như thế cho nên ông không tích lũy được gì về kinh tế, luôn ở nhà tập thể và trong nhà ngoài mấy quả bóng và mấy bộ quần áo thi đấu thì không có gì đáng giá! Chục năm đầu, khi ông còn sung sức, luôn là cây đập chủ công của đội bóng thì vợ ông (cũng là một cầu thủ bóng chuyền) rất yêu thương ông, vui vẻ đồng cam cộng khổ với ông và sinh cho ông một thằng con trai còn chơi bóng giỏi hơn bố, chính là Tay Dài! Sau chục năm oanh liệt đó, ông bất ngờ bị chấn thương, không thi đấu được, phải nghỉ mất sức. Với số tiền trợ cấp ít ỏi, ông mở một cửa hàng bán đồ nghề, quần áo Thể Thao và tập tễnh đi làm HLV cho các quận, Huyện, cơ quan, nhà máy xí nghiệp…nhưng cuộc sống rất bấp bênh. Vợ ông vẫn còn thi đấu rất tốt và còn lên tay hơn trước. Rồi “cái chết được báo trước” đã đến: vợ ông yêu một chàng cầu thủ trẻ (đáng tuổi con trai) rồi ly dị người chồng đã thành “Thương binh, Liệt sỹ” là ông!...
Khi ông Công Chuyền giật mình tỉnh dậy thì đã khoảng hai, ba giờ sáng. Giấc ngủ mơ màng nửa tỉnh nửa say vừa rồi như là thời gian dã rượu của ông. Bao giờ cũng vậy, khi đã uống say, ông không bao giờ “quậy phá”, nôn ói mà chỉ thiếp ngủ khoảng một tiếng rồi lại tỉnh như sáo, có thể uống tiếp! Bây giờ, ông đã tỉnh rượu nhưng vẫn chưa xác định được là mình đang ở đâu?
Ông Công Chuyền vừa phát hiện ra mình đang nằm trong một mùi hương lạ, thì một cánh tay đè lên ngực ông, một cái chân đè lên chân ông và một hơi thở nóng hổi đang nhè nhe phả vào má, vào tai ông! Là người đã từng trải, ông Công Chuyền xác định được ngay tình thế của mình lúc đó: ông đang nằm bên cạnh một người con gái, đó chính là cô giáo viên dạy Văn Thanh Phi, bạn thân của Cẩm Hương mà hồi đến đây tổ chức đám cưới cho Tay Dài, ông đã nói chuyện rất nhiều và lần đến dự Lễ Thôi nôi thằng cháu Cao Cao, ông cũng nói chuyện rất thân mật với cô giáo Thanh Phi và ông còn nhớ, thỉnh thoảng cô giáo Thanh Phi này lại tới cụng ly trăm phần trăm với ông và luôn nói mãi một câu: “Hồi cưới anh chàng Tay Dài, ông có hứa là sẽ làm mai cho tôi một cầu thủ bóng chuyền, đã có chưa?”. Lúc ấy, ông nghĩ chỉ là rượu nói đùa nên nói: “Cầu thủ bóng chuyền đó chính là tôi đây!”. Và cô giáo Thanh Phi nói ngay: “Vậy thì đêm nay chúng ta sẽ động phòng hoa chúc!”(*). Lập tức ông nói theo phản xạ tự nhiên: “OK!”. Thế thì đúng rồi, cô ta, chính là cô Thanh Phi có đôi mắt đa tình và người căng tròn như quả bóng ấy, đã đưa mình về đây để “động phòng hoa chúc” chứ còn gì nữa! Có vẻ như là Thanh Phi cũng đã tỉnh và cũng có thể là cô gái chưa ngủ mà vẫn đang nằm đợi ông Công Chuyền tỉnh ngủ để …động phòng hoa chúc! Quả nhiên đúng là như vậy! Khi ông Công Chuyền nhấc cánh tay của Thanh Phi đang đè trên ngực, tính ngồi dậy thì cánh tay của Thanh Phi ghìm ông Công Chuyền xuống và nhanh như sóc, Thanh Phi đã nằm đè lên người ông Công Chuyền và nói nhỏ như rót mật vào tai ông: “Chính ông đã hẹn tôi đêm nay động phòng hoa chúc mà sao bắt tôi chờ lâu thế?”. Ông Công Chuyền định nói gì đó nhưng lập tức bị á khẩu vì đôi môi mọng nước của Thanh Phi đã gắn chặt vào đôi môi khô cháy của ông!...
*
Khi ông Công Chuyền công bố với tất cả “cư dân Đồi Sim” rằng đám cưới của Công Chuyền và Thanh Phi sẽ được cử hành vào ngày…tháng…năm…thì chỉ có hai người bị bất ngờ và “đau khổ” là Văn Thư và Văn Lý bởi cả hai đều vẫn đang nuôi hy vọng sẽ chiếm được trái tim của Nhà thơ Thanh Phi. Sở dĩ cả hai anh chàng Văn Thư và Văn Lý cùng hy vọng vì Thanh Phi đã ra một “đề thi” rất dễ: Ai làm được bài thơ tỏ tình thật hay tặng người đẹp Thanh Phi thì Thanh Phi sẽ nhận lời cầu hôn người đó!
Cũng phải nói thêm một chút về “tình sử” của hai anh chàng Văn Thư và Văn Lý này thì mới hiểu rõ tại sao cả hai người cùng đeo đuổi Thanh Phi - một cô gái “không cao” và không phải là Hoa hậu của trường Đồi Sim. Văn Thư và Văn Lý cũng học ở trường Đại học Sư Phạm nhưng là Sư phạm 2, về trường Đồi Sim trước Cẩm Hương và Thanh Phi hai năm. Vì hình thức có nhiều nhược điểm và nội dung (học lực) chỉ làng nhàng nên chưa hề lọt vào mắt xanh của cô gái nào. Văn Thư và Văn Lý là một “cặp bài trùng” rất ngẫu nhiên nhưng đó là một sự sắp xếp rất “ăn ý” của Tạo hóa: Văn Thư có cặp mắt ti hí giống như mắt lươn (đã có ca dao về loại người có mắt kiểu này: Những người ti hí mắt lươn / Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người) thì Văn Lý có đôi mắt thao láo như lỗ đáo, lúc nào cũng nhín láo liên, trợn trừng ai không quen thì đều phải hoảng sợ; Hoặc Văn Thư có hàm răng nhỏ và rất chặt, mỗi khi nói nghe như tiếng gió rít thì Văn Lý lại có hai cái răng cửa như bàn cuốc và chìa hẳn ra ngoài miệng, gọi là răng vổ, khi nói thì văng cả nước bọt vào mặt người nghe nếu đứng gần! Cũng như đôi bạn Cẩm Hương và Thanh Phi dễ gây ấn tượng với người tiếp xúc ở sự tương phản, đối ngược một cao một thấp, một nhanh trí một ngù ngờ, một đa tình một lạnh lùng, cặp đôi Văn Thư và Văn Lý ngoài sự tương phản như vừa nói thì đều có rất nhiều điểm chung cho nên mới có thể cặp kè bên nhau được. Nhưng, trong những điểm chung ấy thì điểm cùng thích một thứ, cùng yêu một người lại đem đến rất nhiều phiền phức! Cụ thể là trong cuộc chạy đua làm thơ Tình gửi Thanh Phi thì hai bài ghi tên hai người nhưng nội dung thì na ná như nhau, giống như hai học sinh cóp pi bài làm của nhau vậy! Và khi Thanh Phi phát hiện ra trên ba lần hai anh chàng kia đi chép thơ của người khác, của các nhà thơ đã in trong sách báo thì cô tuyên bố hủy bỏ cuộc thi làm thơ tỏ tình này! Sự tuyên bố đó chưa nguôi thì lại có sự công bố đám cưới của cựu cầu thủ bóng chuyền Công Chuyền và Thanh Phi khiến cho cả ai chàng trai Văn Thư và Văn Lý gần như phát điên, phát khùng và đã ôm nhau mà khóc và cùng thề với Trời với Đất là sẽ phải “rửa mối hận” này bằng mọi giá!...
Mối hận của Văn Thư và Văn Lý với Cẩm Hương chưa rửa được thì lại tiếp đến mối hận (tưởng có thể vỡ tim mà đột tử) với Thanh Phi. Quả là ở đâu có sự sống thì ở đó có đấu tranh và sự đấu tranh với cấp độ nào cũng đều là đấu tranh sinh tồn, tùy cá tính của từng con người mà mức độ có cao thấp khác nhau.
Đám cưới của ông Công Chuyền và cô giáo Thanh Phi có gặp trở ngại gì hay không? Hai “Kẻ bại trận” Văn Thư và Văn Lý sẽ “rửa hận” mối hận với Thanh Phi như thế nào, xin mời xem tiếp chương Năm sẽ rõ.
(Hết chương Bốn)
----------
(*) Lễ Thôi nôi:
Khi đứa trẻ được đúng 12 tháng, người ta tổ chức lễ thôi nôi, còn gọi là đám thôi nôi.
Lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè - xôi, vịt luộc cúng Mụ bà - Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có heo quay cúng đất đai diên địa, thổ công, thổ chủ. Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.
Trong nhà, bày 3 mâm cúng gồm mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng cửu huyền thất tổ và mâm cúng ông bà quá vãng (bao nhiêu bàn thờ, bấy nhiêu mâm cúng). Lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán mỗi địa phương. Kế bên (trên bộ ván hoặc bộ vạt) bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.
Kết thúc ba tuần rượu và một tuần trà là thực hiện nghi thức “thử tài” bằng cách bày những vật dụng trước mặt đứa bé như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo... Vật nào được đứa bé cầm trước thì người ta tin đó là sự chọn lựa của nó về nghề nghiệp tương lai cho mình.
Sau khi kết thúc nghi thức tử tài, khách mời thực hiện nghi thức chúc mừng và lì xì cho cháu bé.
Sau khi tất cả các Nghi lễ kết thúc, cuộc tiệc mừng đứa bé tròn một tuổi mới bắt đầu.
(**) Động phòng hoa chúc:
Nghĩa đen là Phòng sâu kín (phòng của vợ chồng mới cưới) và đuốc hoa thắp trong đêm tân hôn. Nghĩa bóng: Phòng cô dâu chú rể đêm tân hôn.
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Lễ Thôi nôi thằng bé Cao Cao dường như còn vui hơn cả đám cưới của bố mẹ nó bởi dường như người ta bao giờ cũng giành tình cảm tốt đẹp nhất cho trẻ con. Những nghi lễ của đám Thôi nôi được cô giáo dạy Văn Thanh Phi – cũng là Mẹ đỡ đầu của Cao Cao -, chuẩn bị mọi chi tiết từ trước cả tháng trời. Cô giáo Thanh Phi đã tham khảo rất nhiều các cách thức tiến hành Lễ Thôi nôi ở nhiều vùng miền khác nhau và tổng hợp lại để có một Lễ Thôi nôi hoàn chỉnh nhất, vẹn toàn nhất. Vì thế, có thể nói Lễ Thôi nôi của thằng bé Cao Cao được rất nhiều người tới dự và còn vui hơn cả đám cưới của bố mẹ nó là vì vậy.
Sau khi tiến hành các nghi thức cúng bái là đến nghi thức thử tài. Có 12 đồ vật được đặt trước mặt thằng bé Cao Cao, nhưng người bố Tay Dài cố ý không để quả bóng chuyền, khiến cho ai cũng thắc mắc: con cầu thủ bóng chuyền cấp kiện tướng mà sao lại không để quả bóng chuyền? Người thì đoán là bố Tay Dài không muốn cho con theo nghiệp cha ông nữa mà muốn con thành nhà doanh nghiệp giàu có? Người lại đoán là mẹ Cẩm Hương muốn con theo nghề giáo nên đã không để quả bóng mà lại để tới hai đồ vật liên quan tới nghề dạy học là sách và phấn trắng!
Quả là người bố Tay Dài không muốn cho thằng con Cao Cao sau này theo nghề cầu thủ bóng chuyền nên đã nghe lời vợ không đưa ra quả bóng chuyền. Tay dài cũng không muốn thằng con theo nghề dạy học của mẹ nó mà đúng là muốn nó sau này sẽ trở thành nhà doanh nghiệp, hoặc làm quan chức Nhà nước, đi đâu cũng lên xe xuống ngựa, tiền hô hậu ủng náo nhiệt! Nhưng, thật là bất ngờ, trong khi Tay Dài lầm rầm cầu Phật Tổ Như Lai dẫn nó tới chỗ cái biệt thự (tất nhiên là làm bằng giấy cứng) đẹp như mơ, trong khi Cẩm Hương lẩm nhẩm cầu Quan Âm Bồ Tát dẫn nó tới chỗ quyển sách hoặc viên phấn trắng thì thằng bé Cao Cao chỉ nhìn những món đồ kia một lượt rất nhanh rồi cứ ngồi yên như ông Phỗng! Người bố của Tay Dài thấy vậy thì lấy trong túi quần ra một quả bóng chuyền làm bằng cao su nhỏ xíu, rất đẹp (mà ông luôn để trong túi quần, chốc chốc lại lấy ra ngắm nghía) dơ lên trước mặt thằng bé và nói: “Bé Cao! Ông cho cháu quả bóng chuyền này!”. Thằng bé thấy vậy thì dơ cả hai tay lên như muốn lấy quả bóng nhỏ xíu trong tay ông Nội nó. Thay vì, đưa tận tay cho thằng cháu, người ông Nội bé Cao Cao quen tay ném quả bóng tới trước mặt nó! Mọi người thốt giật mình vì nghĩ quả bóng sẽ trúng mặt thằng bé! Nhưng, thật bất ngờ, thằng bé Cao Cao đã chụp được quả bóng, dơ quả bóng lên rồi cười toe toét!...Cả Cẩm Hương và Tay Dài cùng sững sờ, không nói được gì! Riêng Cẩm Hương thì thấy thằng Cao Cao như là bỗng lớn vụt lên như Thánh Gióng rồi nó chuyền quả bóng về phía mẹ nó! Cẩm Hương rùng mình rồi dụi mắt như là muốn nhìn lại những hình ảnh kỳ lạ vừa hiện ra kia, nhưng khi định thần trở lại thì chỉ thấy thằng bé đang cầm quả bóng, vừa cười toe toét vừa dơ quả bóng lên cao, hướng về phía mẹ nó! Cẩm Hương vụt nghĩ: Chẳng lẽ Bồ Tát đã bảo phải cho nó làm cầu thủ bóng chuyền?
*
Mãi tới gần nửa đêm bữa tiệc Thôi nôi mới tàn. Người cao hứng nhất và cũng uống nhiều rượu nhất chính là ông Công Chuyền, bố của Tay dài, tức ông Nội của nhân vật chính buồi lễ Thôi nôi. Việc ông Công Chuyền đưa quả bóng biểu tượng của bóng chuyền nhỏ xíu của ông cho thằng cháu là hoàn toàn ngẫu hứng, không hề có chuẩn bị trước. Vậy mà thằng bé Cao Cao cháu ông lại bắt được quả bóng một cách tài tình như vậy thì đúng là định mệnh đã an bài, số phận của nó đã được bàn tay bí ẩn của Tạo hóa sắp đặt rồi! Ông Công Chuyền vốn rất tin vào hai chữ “Mệnh Trời”, ông Trời đã đặt ta ngồi ở đâu thì cứ ngồi đó, chớ có như cóc nhảy, sẽ có ngày mang họa! Cuộc đời của ông đã chứng minh điều đó rất rõ ràng. Khi còn đi học, ông vốn học rất giỏi và luôn mơ ước trở thành Kỹ sư cầu đường, bởi ông thấy đất nước mình lắm sông nhiều suối, tai nạn đắm phà, lật đò rất nhiều cho nên cần rất nhiều những cây cầu vừa chắc chắn vừa đẹp như tranh thủy mặc nối những miền quê với nhau! Thế nhưng ông Trời lại xếp ông vào một đội bóng chuyền, lúc đầu là của Trường Đại học Giao Thông rồi sau đó là các đội mạnh khắp nơi, thuộc các Ngành, các Công ty rồi các Tỉnh, cứ xem ông như quả bóng mà chuyền qua chuyền lại cho nhau! Chính vì ông chuyển vùng nhiều như thế cho nên ông không tích lũy được gì về kinh tế, luôn ở nhà tập thể và trong nhà ngoài mấy quả bóng và mấy bộ quần áo thi đấu thì không có gì đáng giá! Chục năm đầu, khi ông còn sung sức, luôn là cây đập chủ công của đội bóng thì vợ ông (cũng là một cầu thủ bóng chuyền) rất yêu thương ông, vui vẻ đồng cam cộng khổ với ông và sinh cho ông một thằng con trai còn chơi bóng giỏi hơn bố, chính là Tay Dài! Sau chục năm oanh liệt đó, ông bất ngờ bị chấn thương, không thi đấu được, phải nghỉ mất sức. Với số tiền trợ cấp ít ỏi, ông mở một cửa hàng bán đồ nghề, quần áo Thể Thao và tập tễnh đi làm HLV cho các quận, Huyện, cơ quan, nhà máy xí nghiệp…nhưng cuộc sống rất bấp bênh. Vợ ông vẫn còn thi đấu rất tốt và còn lên tay hơn trước. Rồi “cái chết được báo trước” đã đến: vợ ông yêu một chàng cầu thủ trẻ (đáng tuổi con trai) rồi ly dị người chồng đã thành “Thương binh, Liệt sỹ” là ông!...
Khi ông Công Chuyền giật mình tỉnh dậy thì đã khoảng hai, ba giờ sáng. Giấc ngủ mơ màng nửa tỉnh nửa say vừa rồi như là thời gian dã rượu của ông. Bao giờ cũng vậy, khi đã uống say, ông không bao giờ “quậy phá”, nôn ói mà chỉ thiếp ngủ khoảng một tiếng rồi lại tỉnh như sáo, có thể uống tiếp! Bây giờ, ông đã tỉnh rượu nhưng vẫn chưa xác định được là mình đang ở đâu?
Ông Công Chuyền vừa phát hiện ra mình đang nằm trong một mùi hương lạ, thì một cánh tay đè lên ngực ông, một cái chân đè lên chân ông và một hơi thở nóng hổi đang nhè nhe phả vào má, vào tai ông! Là người đã từng trải, ông Công Chuyền xác định được ngay tình thế của mình lúc đó: ông đang nằm bên cạnh một người con gái, đó chính là cô giáo viên dạy Văn Thanh Phi, bạn thân của Cẩm Hương mà hồi đến đây tổ chức đám cưới cho Tay Dài, ông đã nói chuyện rất nhiều và lần đến dự Lễ Thôi nôi thằng cháu Cao Cao, ông cũng nói chuyện rất thân mật với cô giáo Thanh Phi và ông còn nhớ, thỉnh thoảng cô giáo Thanh Phi này lại tới cụng ly trăm phần trăm với ông và luôn nói mãi một câu: “Hồi cưới anh chàng Tay Dài, ông có hứa là sẽ làm mai cho tôi một cầu thủ bóng chuyền, đã có chưa?”. Lúc ấy, ông nghĩ chỉ là rượu nói đùa nên nói: “Cầu thủ bóng chuyền đó chính là tôi đây!”. Và cô giáo Thanh Phi nói ngay: “Vậy thì đêm nay chúng ta sẽ động phòng hoa chúc!”(*). Lập tức ông nói theo phản xạ tự nhiên: “OK!”. Thế thì đúng rồi, cô ta, chính là cô Thanh Phi có đôi mắt đa tình và người căng tròn như quả bóng ấy, đã đưa mình về đây để “động phòng hoa chúc” chứ còn gì nữa! Có vẻ như là Thanh Phi cũng đã tỉnh và cũng có thể là cô gái chưa ngủ mà vẫn đang nằm đợi ông Công Chuyền tỉnh ngủ để …động phòng hoa chúc! Quả nhiên đúng là như vậy! Khi ông Công Chuyền nhấc cánh tay của Thanh Phi đang đè trên ngực, tính ngồi dậy thì cánh tay của Thanh Phi ghìm ông Công Chuyền xuống và nhanh như sóc, Thanh Phi đã nằm đè lên người ông Công Chuyền và nói nhỏ như rót mật vào tai ông: “Chính ông đã hẹn tôi đêm nay động phòng hoa chúc mà sao bắt tôi chờ lâu thế?”. Ông Công Chuyền định nói gì đó nhưng lập tức bị á khẩu vì đôi môi mọng nước của Thanh Phi đã gắn chặt vào đôi môi khô cháy của ông!...
*
Khi ông Công Chuyền công bố với tất cả “cư dân Đồi Sim” rằng đám cưới của Công Chuyền và Thanh Phi sẽ được cử hành vào ngày…tháng…năm…thì chỉ có hai người bị bất ngờ và “đau khổ” là Văn Thư và Văn Lý bởi cả hai đều vẫn đang nuôi hy vọng sẽ chiếm được trái tim của Nhà thơ Thanh Phi. Sở dĩ cả hai anh chàng Văn Thư và Văn Lý cùng hy vọng vì Thanh Phi đã ra một “đề thi” rất dễ: Ai làm được bài thơ tỏ tình thật hay tặng người đẹp Thanh Phi thì Thanh Phi sẽ nhận lời cầu hôn người đó!
Cũng phải nói thêm một chút về “tình sử” của hai anh chàng Văn Thư và Văn Lý này thì mới hiểu rõ tại sao cả hai người cùng đeo đuổi Thanh Phi - một cô gái “không cao” và không phải là Hoa hậu của trường Đồi Sim. Văn Thư và Văn Lý cũng học ở trường Đại học Sư Phạm nhưng là Sư phạm 2, về trường Đồi Sim trước Cẩm Hương và Thanh Phi hai năm. Vì hình thức có nhiều nhược điểm và nội dung (học lực) chỉ làng nhàng nên chưa hề lọt vào mắt xanh của cô gái nào. Văn Thư và Văn Lý là một “cặp bài trùng” rất ngẫu nhiên nhưng đó là một sự sắp xếp rất “ăn ý” của Tạo hóa: Văn Thư có cặp mắt ti hí giống như mắt lươn (đã có ca dao về loại người có mắt kiểu này: Những người ti hí mắt lươn / Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người) thì Văn Lý có đôi mắt thao láo như lỗ đáo, lúc nào cũng nhín láo liên, trợn trừng ai không quen thì đều phải hoảng sợ; Hoặc Văn Thư có hàm răng nhỏ và rất chặt, mỗi khi nói nghe như tiếng gió rít thì Văn Lý lại có hai cái răng cửa như bàn cuốc và chìa hẳn ra ngoài miệng, gọi là răng vổ, khi nói thì văng cả nước bọt vào mặt người nghe nếu đứng gần! Cũng như đôi bạn Cẩm Hương và Thanh Phi dễ gây ấn tượng với người tiếp xúc ở sự tương phản, đối ngược một cao một thấp, một nhanh trí một ngù ngờ, một đa tình một lạnh lùng, cặp đôi Văn Thư và Văn Lý ngoài sự tương phản như vừa nói thì đều có rất nhiều điểm chung cho nên mới có thể cặp kè bên nhau được. Nhưng, trong những điểm chung ấy thì điểm cùng thích một thứ, cùng yêu một người lại đem đến rất nhiều phiền phức! Cụ thể là trong cuộc chạy đua làm thơ Tình gửi Thanh Phi thì hai bài ghi tên hai người nhưng nội dung thì na ná như nhau, giống như hai học sinh cóp pi bài làm của nhau vậy! Và khi Thanh Phi phát hiện ra trên ba lần hai anh chàng kia đi chép thơ của người khác, của các nhà thơ đã in trong sách báo thì cô tuyên bố hủy bỏ cuộc thi làm thơ tỏ tình này! Sự tuyên bố đó chưa nguôi thì lại có sự công bố đám cưới của cựu cầu thủ bóng chuyền Công Chuyền và Thanh Phi khiến cho cả ai chàng trai Văn Thư và Văn Lý gần như phát điên, phát khùng và đã ôm nhau mà khóc và cùng thề với Trời với Đất là sẽ phải “rửa mối hận” này bằng mọi giá!...
Mối hận của Văn Thư và Văn Lý với Cẩm Hương chưa rửa được thì lại tiếp đến mối hận (tưởng có thể vỡ tim mà đột tử) với Thanh Phi. Quả là ở đâu có sự sống thì ở đó có đấu tranh và sự đấu tranh với cấp độ nào cũng đều là đấu tranh sinh tồn, tùy cá tính của từng con người mà mức độ có cao thấp khác nhau.
Đám cưới của ông Công Chuyền và cô giáo Thanh Phi có gặp trở ngại gì hay không? Hai “Kẻ bại trận” Văn Thư và Văn Lý sẽ “rửa hận” mối hận với Thanh Phi như thế nào, xin mời xem tiếp chương Năm sẽ rõ.
(Hết chương Bốn)
----------
(*) Lễ Thôi nôi:
Khi đứa trẻ được đúng 12 tháng, người ta tổ chức lễ thôi nôi, còn gọi là đám thôi nôi.
Lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè - xôi, vịt luộc cúng Mụ bà - Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có heo quay cúng đất đai diên địa, thổ công, thổ chủ. Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.
Trong nhà, bày 3 mâm cúng gồm mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng cửu huyền thất tổ và mâm cúng ông bà quá vãng (bao nhiêu bàn thờ, bấy nhiêu mâm cúng). Lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán mỗi địa phương. Kế bên (trên bộ ván hoặc bộ vạt) bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.
Kết thúc ba tuần rượu và một tuần trà là thực hiện nghi thức “thử tài” bằng cách bày những vật dụng trước mặt đứa bé như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo... Vật nào được đứa bé cầm trước thì người ta tin đó là sự chọn lựa của nó về nghề nghiệp tương lai cho mình.
Sau khi kết thúc nghi thức tử tài, khách mời thực hiện nghi thức chúc mừng và lì xì cho cháu bé.
Sau khi tất cả các Nghi lễ kết thúc, cuộc tiệc mừng đứa bé tròn một tuổi mới bắt đầu.
(**) Động phòng hoa chúc:
Nghĩa đen là Phòng sâu kín (phòng của vợ chồng mới cưới) và đuốc hoa thắp trong đêm tân hôn. Nghĩa bóng: Phòng cô dâu chú rể đêm tân hôn.
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Chương Năm
Chuyện tình đồi hoa sim (chương 5)
Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 16:08 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Mối hận của Văn Thư và Văn Lý với Cẩm Hương chưa rửa được thì lại tiếp đến mối hận (tưởng có thể vỡ tim mà đột tử) với Thanh Phi. Đó là việc Thanh Phi hủy bỏ cuộc thi tặng Thơ Tình của Văn Thư và Văn Lý rồi chỉ một thời gian ngắn sau đã đột ngột tuyên bố đám cưới với ông bố của Tay Dài!
Vừa nhận được thông tin đám cưới của Thanh Phi và ông Trường Thủ, tức người bố của Tay Dài, Văn Thư và Văn Lý đến ngay nhà ông Quân Sư quạt mo để hỏi mưu kế. Vừa nhìn thấy hai người, ông Quân sư nói: “Tôi biết hai cậu đến làm gì rồi! Dạo này ngoài đời có rất nhiều án mạng vì tình. Có phải các cậu muốn lấy mạng tình địch?”. Văn Thư nói: “Cậu nói đúng lắm! Nhưng cháu xin thứ lỗi nhận xét một câu: mưu kế của cậu lúc nghe thì hay lắm, có thể bắt đối phương dễ như ăn kẹo, nhưng đến khi thực hiện thì chẳng thấy đối thủ đâu cả. Cậu có biết lần trước hai anh em cháu mai phục từ trưa đến tối khổ như thế nào không, vừa mệt vừa đói, bị kiến cắn, muỗi đốt và suýt thì bị rắn hổ mang cắn chết nữa chứ!”. Ông Quân Sư nói: “Sao cậu là thanh niên mà nói dai như đàn bà bị chồng đánh thế? Tôi đã nói lần đó là sự cố ngoài ý muốn, đối phương đột ngột thay đổi thời gian, có là Gia Cát Khổng Minh(*) tái thế cũng bó tay! Thôi, Xì-tốp, không nói chuyện cũ nữa mà tập trung vào trận đánh mới. Cậu vừa nói muốn lấy mạng tình địch thì rất khớp với dự liệu của tôi! Tôi đã nghiệm rằng đã lâm trận mà còn nương tay là không thể giành phần thắng. Nếu như kế mai phục lần trước mà tôi để các cậu bắn đạn thật và đi sớm khoảng một giờ là đại thắng rồi!”. Văn Thư lại nói: “Được rồi, cậu trình bày mưu kế đi, lần này là phải chính xác trăm phần trăm, không được sai sót một ly!”. Ông Quân Sư liền quàng tay lên gáy hai người, kéo hai cái đầu đang bốc lửa kia lại và nói nhỏ: “Chúng ta sẽ tiến hành như thế…như thế!”…
*
Không phải vô cớ mà đám cưới của cô giáo, nhà thơ Thanh Phi và cựu thủ quân Đội bóng chuyền Trường Thủ đã thu hút khá đông người ta bởi mới thoạt nhìn thì đám cười này có rất nhiều cái “bất ổn”mà cái đập vào mắt người ta rõ nhất là tuổi tác quá chênh lệch, như bố và con và hình dáng cũng rất chênh lệch: chú rể cao trên mét tám còn cô dâu có mét rưỡi! Song, khi người ta tìm hiểu “Lý lịch trích ngang” của hai người thì thấy có những sự gặp gỡ thật là kỳ diệu và không gì có thể chia cắt đôi tình nhân này được: cô giáo Thanh Phi đã in được ba tập thơ đúng một trăm bài thì ông cầu thủ bóng chuyền Trường Thủ cũng có ba tập thơ (chưa in ấn gì vì ông không muốn cho ai biết là mình có làm thơ chỉ vì mắc cỡ!) nhưng cũng đúng một trăm bài và có đến phân nửa số bài trùng nhan đề và cả ý tứ với ba tập thơ của cô Thanh Phi! Sự gặp gỡ như vậy của hai trái tim ở hai phương trời kể cũng đã là kỳ lạ, nhưng điều này còn kỳ lạ hơn: cô giáo Thanh Phi là người lùn mét rưỡi, nhưng sau khi quen biết rồi yêu cựu cầu thủ bóng chuyền Trường Thủ thì bỗng có sự “đột biến” khiến cô cao thêm năm phân và cái chân bị chấn thương từ lâu của ông Trường Thủ khiến ông đi lại phải cà nhắc thì cũng có phép lạ xảy ra: chân ông đã trở lại bình thường như hồi còn là tay đập chủ công của đội bóng chuyền! Sau này, tìm hiểu kỹ mọi người mới biết được bí mật của những chuyện lạ kia: Vì mỗi lần đi chơi với nhau, cô Nàng muốn hôn Chàng thì vừa phải đứng trên địa hình cao, vừa phải nhón chân, nghển cổ lên mới hôn được. Cứ làm hoài như thế nên đôi chân và cái cần cổ đã dài ra! Còn nữa, vì cô Nàng cũng thường thích đeo lên cổ chàng cao kều mà đánh võng hoặc bắt cõng hoài cho nên đôi chân chàng không những hết cà nhắc mà còn to lên như chân voi!...Những chuyện như thế khiến cho người ta chỉ có thể ngưỡng mộ mối tình của hai người chứ làm sao còn dị nghị này nọ?
*
Đám cưới của cựu cầu thủ bóng chuyền Trường Thủ và cô giáo dạy văn Thanh Phi cũng được tổ chức ở sân trường như đám cưới của Tay Dài và cô giáo dạy Toán Cẩm Hương trước đây. Xem ra số người đến chúc mừng đám cưới con nhiều hơn cả đám cưới của Tay Dài và Cẩm Hương. Có lẽ cái lý do để đám cưới này náo nhiệt hơn bởi cô dâu Thanh Phi bốc lửa hơn cô dâu Cẩm Hương rất nhiều. Và tiết mục khiêu vũ của cô dâu Thanh Phi và chú rể Trường Thủ đã làm cho đám đông phát cuồng! Người ta bất ngờ vì khả năng khiêu vũ của Thanh Phi đã nhiều thì sự bất ngờ càng tăng lên khi cựu kiện tướng bóng chuyền Trường Thủ thể hiện một khả năng khiêu vũ hoàn hảo không thua kém một vũ công chuyên nghiệp! Người ta cứ phải tự hỏi không biết đôi tình nhân này đã tập khiêu vũ với nhau từ bao giờ và chỉ có thể trả lời: từ khi họ yêu nhau và chính Thần Tình yêu đã dạy họ khiêu vũ! Có người tò mò trực tiếp hỏi Thanh Phi thì cô giáo, nhà thơ nói: “Nhảy múa là khả năng bẩm sinh của con người chúng ta. Khi chúng ta bị Thần Tình yêu bắn “Mũi tên Vàng” vào tim thì nó sẽ ngân lên thành những bài ca, những vần thơ và chính những bài ca, vần thơ đó cũng là những vũ điệu diệu kỳ! Vì thế, khi đứng trong vầng sáng của Tình yêu, có người sẽ trở thành nhà thơ, có người sẽ hóa thành ca sĩ và có người như mọc cánh bay lên bầu trời Tình yêu!...Tất nhiên, chúng ta phải học mọi thứ từ trước, nếu không sẽ chỉ có thể hóa thành những người khùng điên mà thôi!”.
Trong khi tất cả đám đông đang cuồng nhiệt với những bước nhảy tuyệt vời của hai người đang yêu nhau thì có ba người đang khấp khởi chờ đón kết quả của một “chiêu thức” tàn độc nhằm lấy mạng đôi uyên ương ấy. Đó chính là Văn Thư, Văn Lý và ông Quân sư! “Chiêu thức” của ông Quân sư lần này là “Liên hoàn cước” tức sẽ ra ba đòn tiên tiếp khiến cho đối tượng không thể gượng dậy nổi, mặc dù đòn nào cũng có tính chất “đoạt mạng” tức thì! Đòn thứ nhất là chất cực độc sẽ được “cài đặt” trong bộ áo cưới của cô dâu nhưng cũng có thể lấy mạng chú rể nếu hai người cứ cặp kè quấn quýt lấy nhau! Đòn thứ hai cũng là chất cực độc được “mai phục” trong thời gian “động phòng hoa chúc”: tất cả mùng mền, gối đều có độc! Đòn thứ ba cũng lại là chất độc được cho vào chai nước lọc ở trong phòng của Thanh Phi: sau khi “động phòng hoa chúc”, cả cô dâu và chú rể sẽ đều khát nước (bình thường Thanh Phi cũng chỉ thích uống nước lọc) và chai nước lọc “trong trắng” kia sẽ đưa hai người “ra đi tới nơi cực lạc” nếu chưa dính hai đòn trước đó! Cách tính mưu đặt kế này của ông Quân sư thực ra là học mót trong phim Chưởng gọi là “Tam độc liên hoàn kế”!
Song, khi cô dâu xuất hiện thì cả ba “sát thủ” đều trố mắt ngạc nhiên vì cô dâu không mặc bộ áo cưới đã đặt trước ba ngày ở tiệm thời trang áo cưới mà lại mặc một bộ áo cưới khác! Thì ra Cẩm Hương và Tay Dài đã đặt trước cả tuần lễ bộ áo cưới cho Thanh Phi nhưng không nói cho cô biết vì muốn gây bất ngờ! Đến đòn thứ hai là cái bẫy trong thời gian “động phòng” cũng không có kết quả do quyết định đột xuất của cô dâu và chú rể là khi tiệc cưới kết thúc, hai người sẽ đi ngay tới Tam Đảo để hưởng tuần trăng mật bởi họ muốn mở đầu tuần trăng mật bằng một chặng đường tuy ngắn nhưng tuyệt đẹp của cái đêm trăng thanh gió mát đáng nhớ suốt đời này! Tất nhiên khi cô dâu và chú rể không về phòng của mình ở khu tập thể giáo viên Đồi Sim thì cả chai nước lọc có độc, tức đòn lấy mạng thứ ba cũng vô tác dụng! Khi cô dâu và chú rể lên xe đi hưởng tuần mật ngay sau tiệc cưới thì ba “sát thủ” của “Tam độc liên hoàn kế” cuống cuồng đi thu lại “vũ khí” bởi nếu không nhanh tay dọn đi cái bẫy độc dược thì người bị hại sẽ không thể kiểm soát!...
*
Đúng là “Người tính không bằng Trời tính”! Sự tính mưu đặt kế của ông Quân sư quả là có thâm hiểm nhưng Thần hộ mệnh của cô giáo Thanh Phi đã dẫn dắt vợ chồng cô đi theo hướng khác cho nên đã không bị dính vào cạm bẫy của ông Quân sư. Trái lại, cạm bẫy mà ông Quân sư “cài đặt” lại phản tác dụng, tức không hại được đối phương mà quay lại hại người giăng bẫy. Trường hợp như thế không hiếm, người đời gọi là “Gậy ông đập lưng ông”! Khi Văn Thư và Văn Lý đi xóa dấu vết gây án thì do bất cẩn và quả là đã bị rối trí, hai người đã không ít lần chạm vào độc dược do chính họ đã “cài đặt” trước đó! Khi việc xóa dấu vết gây án hoàn tất thì cũng là lúc cả hai người Văn Thư và Văn Lý bị nhiễm độc, mê man bất tỉnh, ông Quân sư phải đưa đi bệnh viện Huyện cấp cứu! May mà ở bệnh viện có người giỏi giải độc, nếu không thì cả hai chàng Văn Thư và Văn Lý khó bảo toàn tính mạng. Tuy nhiên, phải sau một tuần, chất độc mới bị hóa giải hoàn toàn và di chứng để lại cho hai chàng Văn Thư và Văn Lý là khá nặng: cả hai người đều ngơ ngơ như không hay biết gì về thế giới quanh mình và ngay cả bản thân mình! Người ngớ ngẩn như thế thì làm sao lên bục giảng làm thầy giáo được nữa? Ông Quân sư đưa ngay hai anh chàng ngớ ngẩn vào bệnh viện tâm thần, không phải với hy vọng hai anh chàng kia sẽ được chữa khỏi bệnh mà là tống khứ đi cho khỏi rách việc, tức ông Quân sư lo ngại lỡ hai chàng ngố kia tự nhiên hết ngu ngơ, nhớ lại hết mọi chuyện rồi đem kể lung tung thì thật phiền toái cho ông!
*
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang (**) chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…
Mùa xuân năm ấy, tức là sang năm thứ ba Cẩm Hương và Thanh Phi về làm cô giáo ở trường Đồi Sim, tức trường THPT An Bình, đã có một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xảy ra ở Đồi Sim và cả khu vực phụ cận: toàn bộ bề mặt của đồi sim và những quả đồi kế tiếp, trước đây chỉ là những vạt đất sỏi loang lổ, khô cằn, họa hoằn mới có một bãi cỏ nhỏ lưa thưa dưới gốc những bụi cây sim, cây mua… thì giờ đây như có một vị Thần Tiên nào đó đã trải một thảm cỏ lớn, xanh rờn cho đến tận chân trời như mấy câu thơ tả mùa xuân của Nguyễn Du mà cô giáo Thanh Phi cứ chốc chốc lại ngâm nga mà không biết chán!
Người ta chưa hết ngạc nhiên về sự xuất hiện của thảm cỏ xanh thì lại sững sờ vì sự xuất hiện của một dòng suối lạ: Sau một cơn mưa trái mùa rất lớn xảy ra suốt đêm, sáng hôm sau, người ta thấy một con suối chảy từ dãy núi Liên Ngàn thuộc địa phận xã Thượng Sơn, qua rừng trám, qua rừng cọ rồi uốn lượn quanh trường đồi sim, rồi như dừng lại cách trường Đồi Sim khoảng năm trăm mét làm thành một cái hồ nhỏ trước khi chảy thẳng ra sông lớn ở phố huyện. Tuy là con suối mới hình thành nhưng mới thoạt nhìn nó cũng không khác gì những con suối đã chảy lâu đời khác: độ sâu của lòng suối từ một đến hai mét, cũng có những chỗ lòng suối rộng và nước nông chỉ khoảng nửa mét; dưới lòng suối đã có một lớp đá cuội to nhỏ đủ các cỡ, hai bên bờ suối chỗ nông đã có những dải cát mỏng. Đặc biệt đoạn chảy qua rừng trám có một chỗ phình to thành một cái hồ nhỏ, nước sâu tới hai mét, trong vắt và xung quanh bờ suối – bờ hồ là một vạt cát trắng với khoảng hơn chục tảng đá cuội to bằng mặt bàn trà. Chính vì vậy mà người ta quyết định đặt tên con suối này là suối Thạch Bàn và ai cũng tin rằng, khi con suối này vừa mới thành hình thì đã có bảy Nàng Tiên tới tắm và để lại quang cảnh đẹp như tranh thủy mặc như vậy! Còn cái hồ cách trường Đồi Sim năm trăm mét thì chỉ vài tháng sau đã biến thành một cái hồ sen đẹp như mơ!
*
Người dân mấy xã quanh vùng trường Đồi Sim đồn nhau rằng Đồi Sim là nơi “Đất lành chim đậu” cho nên rủ nhau xin cho con cái đến học ở trường Đồi Sim rất đông. Lúc đầu, việc nhận học sinh vào trường Đồi Sim diễn ra rất vui vẻ nhưng sau khi số học sinh đến xin vào trường vượt quá sĩ số cho phép của từng lớp, từng khối thì bắt đầu nảy sinh những chuyện “phức tạp” ngoài tầm kiểm soát!
Chuyện gì đã xảy ra với các nhân vật của chúng ta ở trường Đồi Sim? Mức độ nghiêm trọng tới đâu? Xin mời xem tiếp chương Sáu sẽ rõ…
-----
(*) Gia Cát Khổng Minh: Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là người đất dương đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".
Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định hai Xuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc, gọi là Tam quốc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch...
(**) Thiều quang: Từ dùng trong văn học cũ chỉ ngày mùa xuân.
(Hết chương Năm)
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
*
Không phải vô cớ mà đám cưới của cô giáo, nhà thơ Thanh Phi và cựu thủ quân Đội bóng chuyền Trường Thủ đã thu hút khá đông người ta bởi mới thoạt nhìn thì đám cười này có rất nhiều cái “bất ổn”mà cái đập vào mắt người ta rõ nhất là tuổi tác quá chênh lệch, như bố và con và hình dáng cũng rất chênh lệch: chú rể cao trên mét tám còn cô dâu có mét rưỡi! Song, khi người ta tìm hiểu “Lý lịch trích ngang” của hai người thì thấy có những sự gặp gỡ thật là kỳ diệu và không gì có thể chia cắt đôi tình nhân này được: cô giáo Thanh Phi đã in được ba tập thơ đúng một trăm bài thì ông cầu thủ bóng chuyền Trường Thủ cũng có ba tập thơ (chưa in ấn gì vì ông không muốn cho ai biết là mình có làm thơ chỉ vì mắc cỡ!) nhưng cũng đúng một trăm bài và có đến phân nửa số bài trùng nhan đề và cả ý tứ với ba tập thơ của cô Thanh Phi! Sự gặp gỡ như vậy của hai trái tim ở hai phương trời kể cũng đã là kỳ lạ, nhưng điều này còn kỳ lạ hơn: cô giáo Thanh Phi là người lùn mét rưỡi, nhưng sau khi quen biết rồi yêu cựu cầu thủ bóng chuyền Trường Thủ thì bỗng có sự “đột biến” khiến cô cao thêm năm phân và cái chân bị chấn thương từ lâu của ông Trường Thủ khiến ông đi lại phải cà nhắc thì cũng có phép lạ xảy ra: chân ông đã trở lại bình thường như hồi còn là tay đập chủ công của đội bóng chuyền! Sau này, tìm hiểu kỹ mọi người mới biết được bí mật của những chuyện lạ kia: Vì mỗi lần đi chơi với nhau, cô Nàng muốn hôn Chàng thì vừa phải đứng trên địa hình cao, vừa phải nhón chân, nghển cổ lên mới hôn được. Cứ làm hoài như thế nên đôi chân và cái cần cổ đã dài ra! Còn nữa, vì cô Nàng cũng thường thích đeo lên cổ chàng cao kều mà đánh võng hoặc bắt cõng hoài cho nên đôi chân chàng không những hết cà nhắc mà còn to lên như chân voi!...Những chuyện như thế khiến cho người ta chỉ có thể ngưỡng mộ mối tình của hai người chứ làm sao còn dị nghị này nọ?
*
Đám cưới của cựu cầu thủ bóng chuyền Trường Thủ và cô giáo dạy văn Thanh Phi cũng được tổ chức ở sân trường như đám cưới của Tay Dài và cô giáo dạy Toán Cẩm Hương trước đây. Xem ra số người đến chúc mừng đám cưới con nhiều hơn cả đám cưới của Tay Dài và Cẩm Hương. Có lẽ cái lý do để đám cưới này náo nhiệt hơn bởi cô dâu Thanh Phi bốc lửa hơn cô dâu Cẩm Hương rất nhiều. Và tiết mục khiêu vũ của cô dâu Thanh Phi và chú rể Trường Thủ đã làm cho đám đông phát cuồng! Người ta bất ngờ vì khả năng khiêu vũ của Thanh Phi đã nhiều thì sự bất ngờ càng tăng lên khi cựu kiện tướng bóng chuyền Trường Thủ thể hiện một khả năng khiêu vũ hoàn hảo không thua kém một vũ công chuyên nghiệp! Người ta cứ phải tự hỏi không biết đôi tình nhân này đã tập khiêu vũ với nhau từ bao giờ và chỉ có thể trả lời: từ khi họ yêu nhau và chính Thần Tình yêu đã dạy họ khiêu vũ! Có người tò mò trực tiếp hỏi Thanh Phi thì cô giáo, nhà thơ nói: “Nhảy múa là khả năng bẩm sinh của con người chúng ta. Khi chúng ta bị Thần Tình yêu bắn “Mũi tên Vàng” vào tim thì nó sẽ ngân lên thành những bài ca, những vần thơ và chính những bài ca, vần thơ đó cũng là những vũ điệu diệu kỳ! Vì thế, khi đứng trong vầng sáng của Tình yêu, có người sẽ trở thành nhà thơ, có người sẽ hóa thành ca sĩ và có người như mọc cánh bay lên bầu trời Tình yêu!...Tất nhiên, chúng ta phải học mọi thứ từ trước, nếu không sẽ chỉ có thể hóa thành những người khùng điên mà thôi!”.
Trong khi tất cả đám đông đang cuồng nhiệt với những bước nhảy tuyệt vời của hai người đang yêu nhau thì có ba người đang khấp khởi chờ đón kết quả của một “chiêu thức” tàn độc nhằm lấy mạng đôi uyên ương ấy. Đó chính là Văn Thư, Văn Lý và ông Quân sư! “Chiêu thức” của ông Quân sư lần này là “Liên hoàn cước” tức sẽ ra ba đòn tiên tiếp khiến cho đối tượng không thể gượng dậy nổi, mặc dù đòn nào cũng có tính chất “đoạt mạng” tức thì! Đòn thứ nhất là chất cực độc sẽ được “cài đặt” trong bộ áo cưới của cô dâu nhưng cũng có thể lấy mạng chú rể nếu hai người cứ cặp kè quấn quýt lấy nhau! Đòn thứ hai cũng là chất cực độc được “mai phục” trong thời gian “động phòng hoa chúc”: tất cả mùng mền, gối đều có độc! Đòn thứ ba cũng lại là chất độc được cho vào chai nước lọc ở trong phòng của Thanh Phi: sau khi “động phòng hoa chúc”, cả cô dâu và chú rể sẽ đều khát nước (bình thường Thanh Phi cũng chỉ thích uống nước lọc) và chai nước lọc “trong trắng” kia sẽ đưa hai người “ra đi tới nơi cực lạc” nếu chưa dính hai đòn trước đó! Cách tính mưu đặt kế này của ông Quân sư thực ra là học mót trong phim Chưởng gọi là “Tam độc liên hoàn kế”!
Song, khi cô dâu xuất hiện thì cả ba “sát thủ” đều trố mắt ngạc nhiên vì cô dâu không mặc bộ áo cưới đã đặt trước ba ngày ở tiệm thời trang áo cưới mà lại mặc một bộ áo cưới khác! Thì ra Cẩm Hương và Tay Dài đã đặt trước cả tuần lễ bộ áo cưới cho Thanh Phi nhưng không nói cho cô biết vì muốn gây bất ngờ! Đến đòn thứ hai là cái bẫy trong thời gian “động phòng” cũng không có kết quả do quyết định đột xuất của cô dâu và chú rể là khi tiệc cưới kết thúc, hai người sẽ đi ngay tới Tam Đảo để hưởng tuần trăng mật bởi họ muốn mở đầu tuần trăng mật bằng một chặng đường tuy ngắn nhưng tuyệt đẹp của cái đêm trăng thanh gió mát đáng nhớ suốt đời này! Tất nhiên khi cô dâu và chú rể không về phòng của mình ở khu tập thể giáo viên Đồi Sim thì cả chai nước lọc có độc, tức đòn lấy mạng thứ ba cũng vô tác dụng! Khi cô dâu và chú rể lên xe đi hưởng tuần mật ngay sau tiệc cưới thì ba “sát thủ” của “Tam độc liên hoàn kế” cuống cuồng đi thu lại “vũ khí” bởi nếu không nhanh tay dọn đi cái bẫy độc dược thì người bị hại sẽ không thể kiểm soát!...
*
Đúng là “Người tính không bằng Trời tính”! Sự tính mưu đặt kế của ông Quân sư quả là có thâm hiểm nhưng Thần hộ mệnh của cô giáo Thanh Phi đã dẫn dắt vợ chồng cô đi theo hướng khác cho nên đã không bị dính vào cạm bẫy của ông Quân sư. Trái lại, cạm bẫy mà ông Quân sư “cài đặt” lại phản tác dụng, tức không hại được đối phương mà quay lại hại người giăng bẫy. Trường hợp như thế không hiếm, người đời gọi là “Gậy ông đập lưng ông”! Khi Văn Thư và Văn Lý đi xóa dấu vết gây án thì do bất cẩn và quả là đã bị rối trí, hai người đã không ít lần chạm vào độc dược do chính họ đã “cài đặt” trước đó! Khi việc xóa dấu vết gây án hoàn tất thì cũng là lúc cả hai người Văn Thư và Văn Lý bị nhiễm độc, mê man bất tỉnh, ông Quân sư phải đưa đi bệnh viện Huyện cấp cứu! May mà ở bệnh viện có người giỏi giải độc, nếu không thì cả hai chàng Văn Thư và Văn Lý khó bảo toàn tính mạng. Tuy nhiên, phải sau một tuần, chất độc mới bị hóa giải hoàn toàn và di chứng để lại cho hai chàng Văn Thư và Văn Lý là khá nặng: cả hai người đều ngơ ngơ như không hay biết gì về thế giới quanh mình và ngay cả bản thân mình! Người ngớ ngẩn như thế thì làm sao lên bục giảng làm thầy giáo được nữa? Ông Quân sư đưa ngay hai anh chàng ngớ ngẩn vào bệnh viện tâm thần, không phải với hy vọng hai anh chàng kia sẽ được chữa khỏi bệnh mà là tống khứ đi cho khỏi rách việc, tức ông Quân sư lo ngại lỡ hai chàng ngố kia tự nhiên hết ngu ngơ, nhớ lại hết mọi chuyện rồi đem kể lung tung thì thật phiền toái cho ông!
*
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang (**) chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…
Mùa xuân năm ấy, tức là sang năm thứ ba Cẩm Hương và Thanh Phi về làm cô giáo ở trường Đồi Sim, tức trường THPT An Bình, đã có một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xảy ra ở Đồi Sim và cả khu vực phụ cận: toàn bộ bề mặt của đồi sim và những quả đồi kế tiếp, trước đây chỉ là những vạt đất sỏi loang lổ, khô cằn, họa hoằn mới có một bãi cỏ nhỏ lưa thưa dưới gốc những bụi cây sim, cây mua… thì giờ đây như có một vị Thần Tiên nào đó đã trải một thảm cỏ lớn, xanh rờn cho đến tận chân trời như mấy câu thơ tả mùa xuân của Nguyễn Du mà cô giáo Thanh Phi cứ chốc chốc lại ngâm nga mà không biết chán!
Người ta chưa hết ngạc nhiên về sự xuất hiện của thảm cỏ xanh thì lại sững sờ vì sự xuất hiện của một dòng suối lạ: Sau một cơn mưa trái mùa rất lớn xảy ra suốt đêm, sáng hôm sau, người ta thấy một con suối chảy từ dãy núi Liên Ngàn thuộc địa phận xã Thượng Sơn, qua rừng trám, qua rừng cọ rồi uốn lượn quanh trường đồi sim, rồi như dừng lại cách trường Đồi Sim khoảng năm trăm mét làm thành một cái hồ nhỏ trước khi chảy thẳng ra sông lớn ở phố huyện. Tuy là con suối mới hình thành nhưng mới thoạt nhìn nó cũng không khác gì những con suối đã chảy lâu đời khác: độ sâu của lòng suối từ một đến hai mét, cũng có những chỗ lòng suối rộng và nước nông chỉ khoảng nửa mét; dưới lòng suối đã có một lớp đá cuội to nhỏ đủ các cỡ, hai bên bờ suối chỗ nông đã có những dải cát mỏng. Đặc biệt đoạn chảy qua rừng trám có một chỗ phình to thành một cái hồ nhỏ, nước sâu tới hai mét, trong vắt và xung quanh bờ suối – bờ hồ là một vạt cát trắng với khoảng hơn chục tảng đá cuội to bằng mặt bàn trà. Chính vì vậy mà người ta quyết định đặt tên con suối này là suối Thạch Bàn và ai cũng tin rằng, khi con suối này vừa mới thành hình thì đã có bảy Nàng Tiên tới tắm và để lại quang cảnh đẹp như tranh thủy mặc như vậy! Còn cái hồ cách trường Đồi Sim năm trăm mét thì chỉ vài tháng sau đã biến thành một cái hồ sen đẹp như mơ!
*
Người dân mấy xã quanh vùng trường Đồi Sim đồn nhau rằng Đồi Sim là nơi “Đất lành chim đậu” cho nên rủ nhau xin cho con cái đến học ở trường Đồi Sim rất đông. Lúc đầu, việc nhận học sinh vào trường Đồi Sim diễn ra rất vui vẻ nhưng sau khi số học sinh đến xin vào trường vượt quá sĩ số cho phép của từng lớp, từng khối thì bắt đầu nảy sinh những chuyện “phức tạp” ngoài tầm kiểm soát!
Chuyện gì đã xảy ra với các nhân vật của chúng ta ở trường Đồi Sim? Mức độ nghiêm trọng tới đâu? Xin mời xem tiếp chương Sáu sẽ rõ…
-----
(*) Gia Cát Khổng Minh: Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là người đất dương đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".
Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Bọn nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm 208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định hai Xuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc, gọi là Tam quốc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa tướng, một lòng khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch...
(**) Thiều quang: Từ dùng trong văn học cũ chỉ ngày mùa xuân.
(Hết chương Năm)
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Chương Sáu
Chuyện tình đồi hoa sim (chương 6)
Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 16:09 TRUYỆN - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Việc học sinh ở các nơi rủ nhau xin về trường PTTH An Bình lúc đầu chỉ lác đác nhưng sau nửa tháng thì đông như đi chợ Tết. Sĩ số các lớp lúc đầu chỉ là 40, sau một tháng thì đã lên tới 50. Các bàn học đã phải tăng thêm người, một số lớp phải kê thêm bàn.
Cũng nhân dịp này, trường Đồi Sim được tăng cường thêm bốn giáo viên, hai giáo viên là để thay thế cho Văn Thư và Văn Lý đang ở Bệnh viện Tâm thần, hai giáo viên nữa là nằm trong kế hoạch phát triển của nhà trường đã báo cáo từ trước.
Trong số bốn giáo viên được tăng cường về trường Đồi Sim đó, có hai người là sinh viên Đại học Sư phạm mới ra trường, hai người là giáo viên của tỉnh khác chuyển về. Hai giáo viên trẻ thì chưa có gì đáng nói, nhưng hai giáo viên từ tỉnh khác chuyển về thì chính là nhân vật quan trọng của trường Đồi Sim, kể từ khi có họ. Hai giáo viên này là một cặp vợ chồng, chồng tên Tư dạy Toán, vợ tên Lợi dạy Văn, đều đã ngoài năm mươi tuổi, đã có gần ba mươi năm trong nghề. Trước đó, người chồng, đang là một trưởng phòng của Sở Giáo dục, còn người vợ là hiệu phó trường THPT của tỉnh. Người chồng chuẩn bị được thăng chức Phó giám đốc Sở, người vợ cũng đã có quyết định thăng chức Hiệu trưởng thì có hàng loạt đơn thư tố cáo, khiếu nại với rất nhiều tội danh, trong đó có tội nghiêm trọng: hai vợ chồng là nhân vật chủ chốt trong một đường dây nhận hối lộ để nâng điểm trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, mà việc này đã kéo dài ba, bốn năm! Hai vợ chồng bị Thanh tra của Sở làm việc một tháng trời. Kết quả là nhận án kỷ luật bị đuổi ra khỏi ngành giáo dục. Song, hai vợ chồng có người bạn học cũ đang làm Giám đốc Sở Giáo dục ở tỉnh có trường Đồi Sim, thương tình bạn học cũ gặp nạn bèn tới xin cho giảm án kỷ luật và nhận về tỉnh mình rồi điều về trường Đồi Sim, vì dù sao thì trường Đồi Sim cũng là một trường vùng sâu, vùng xa. Vả lại, hai vợ chồng này cũng từng là giáo viên dạy giỏi. Giáo viên ở các trường THPT cấp Huyện vùng sâu vùng xa còn thiếu nhiều, nếu cứ có tội mà đuổi khỏi ngành thì lấy đâu ra giáo viên? Hãy cho người có tội một cơ hội làm lại cuộc đời! Hành động nhân đạo đó của ông Giám đốc Sở thì ai nỡ phản đối? Nhưng hai vợ chồng Tư và Lợi về trường Đồi Sim có để làm lại cuộc đời hay không thì phải đến trường Đồi Sim xem họ đã làm gì?
*
Khi điều hai vợ chồng Tư và Lợi về trường Đồi Sim là ông Giám đốc Sở thật sự hi vọng hai người bạn học cũ của mình sẽ phục thiện, sẽ đưa trường Đồi Sim lên thành trường Điểm của tỉnh vì trường đang có nhiều dấu hiệu tốt, cơ ngơi vật chất vào loại nhất nhì tỉnh, chỉ tiếc là lực lượng giáo viên còn thiếu và Hiệu trưởng cũ đã già yếu, sắp nghỉ hưu nên không còn năng động nữa. Giám đốc Sở nói với vợ chồng Tư và Lợi: “Tớ nghĩ chỉ cần một năm là các cậu có thể bốc trường Đồi Sim lên thành trường nhất nhì của tỉnh. Việc đó sẽ tạo điều kiện để tớ có thể kéo cậu về Sở thay tớ vì tớ sẽ lên làm Phó chủ tịch phụ trách Văn-Xã!”. Vợ chồng Tư và Lợi vừa sung sướng vừa xúc động vì không ngờ trong cơn hoạn nạn lại gặp được người bạn tốt như vậy, không những đã cứu nạn còn tạo điều kiện cho đi tới những đỉnh vinh hoa phú quý mới. Vợ chồng Tư và Lợi cảm ơn rối rít, rồi thay nhau nói những lời hòa nước mắt: “Tuy là bạn học nhưng chúng tôi coi bạn như người cha thứ hai! Chúng tôi sẽ dốc sức đưa trường Đồi Sim lên thành một trường kiểu mẫu của khẩu hiệu hai Tốt: Dạy tốt, Học tốt! Chúng tôi sẽ xóa đi cái nhìn lâu nay về một trường Huyện vùng sâu vùng xa: nghèo nàn và quê mùa! Nếu như ông Trời giúp chúng tôi thì Trường Đồi Sim sẽ làm cho Huyện An Sinh trở thành một Trung tâm Văn hóa của tỉnh!”. Ông Giám đốc Sở vui lắm và rất tin vào những lời hứa có vẻ bốc đồng của vợ chồng Tư và Lợi. Không tin sao được khi có những sự lạ vừa xảy ra ở trường Đồi Sim: một thảm cỏ xanh thần kỳ phủ kín cả trường Đồi Sim và vùng lân cận, rồi sự xuất hiện như mơ của con suối Bàn Thạch chảy qua trường Đồi Sim? Cái tội nhận hối lộ kia có thể tha thứ vì ở các ngành khác, các nơi khác người ta còn nhận hối lộ tiền tỷ thì vài triệu để lấy cái bằng Tốt nghiệp THPT chưa là gì?
Hai vợ chồng Tư và Lợi vì thế khi được điều về trường Đồi Sim thì đều kèm quyết định chức danh Hiệu phó, có ý là một người sẽ thay thế Hiệu trưởng về hưu. Mới về trường Đồi Sim được hai ngày, vợ chồng Tư và Lợi liền họp Ban Giám hiệu. Người chồng tên Tư nói: “Khi chúng tôi được điều về đây, trên Sở có giao cho chúng ta nhiệm vụ phải đổi mới triệt để, đổi mới từ trong cốt lõi để trường của chúng ta trở thành một trường tiên phong của sự nghiệp đổi mới! Mọi bước tiến hành của công cuộc đổi mới này, chúng tôi đã thảo thành một chương trình hành động cụ thể, hôm nay Ban Giám hiệu chúng ta thông qua thì từ ngày mai sẽ tiến hành ngay!”. Hiệu trưởng vốn là người dĩ hòa vi quý, thường nói câu “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” nên mới nhìn thoáng qua cung cách của vợ chồng Tư và Lợi thì đã hiểu ngay hai người này muốn gì liền nói ngay: “Tôi ở lại Ban Giám hiệu chắc cũng không giúp gì được vào chương trình đổi mới mà hai người đã viết rất kỹ. Vì thế, tôi xin nghỉ hưu non và trong khi chờ quyết định của Sở, tôi xin được nghỉ đi chữa bệnh!”. Lời nói đó của Hiệu trưởng thật trùng với dự tính của hai vợ chồng Hiệu phó nên cuộc họp Ban Giám Hiệu kết thúc nhanh chóng!
*
Giải quyết xong chuyện Ban Giám Hiệu, vợ chồng Tư, Lợi tiến hành ngay việc chính quy, hiện đại hóa đội ngũ giáo viên. Ngay ngày hôm sau của cuộc họp Ban Giám Hiệu, Quyền Hiệu trưởng Tư và bà vợ Hiệu phó Lợi triệu tập cuộc họp Giáo viên. Mở đầu cuộc họp, Quyền Hiệu trưởng Tư nói ngay những nội dung chính của chương trình đổi mới toàn diện, triệt để. Quyền Hiệu trưởng vừa ngừng lời, bà Hiệu phó liền tiếp ngay: “Tôi xin nói ngắn gọn về những việc cần làm ngay của công cuộc đổi mới này. Chúng ta đều biết rằng nội dung và hình thức phải tương xứng, hài hòa. Trường của chúng ta rất đẹp, đẹp như công viên. Nhưng đội ngũ giáo viên của ta và cả học trò điều còn rất lôi thôi, luộm thuộm. Không thể cầu toàn như đồng diễn Thể dục hoặc duyệt binh, nhưng học sinh thì không thể quần đùi, áo rách lên lớp, thò lò mũi xanh và mắt toét ba vành dứt khoát không được vào lớp (có tiếng xì xào trong giáo viên: toàn học sinh con nhà nghèo, lấy đâu tiền may quần áo mới, sổ mũi và đau mắt cũng chưa thể bắt học sinh nghỉ học…). Trật tự! Yêu cầu các thầy, cô trật tự, muốn nói gì thì chờ tôi nói xong, đó là qui tắc tối thiểu của con người văn minh hiện đại. Nói đến hai chữ hiện đại chúng ta càng phải chú trọng đổi mới bộ mặt của trường chúng ta. Phải đổi mới giáo viên trước, rồi tiếp đến là học sinh. Giáo viên chúng ta, chưa thể áo dài, com-plê như thành phố nhưng phải đồng phục để tạo một hình ảnh đẹp của người giáo viên và sẽ là cơ sở, là mẫu mực cho việc đồng phục học sinh sau này. Song, quần áo, y phục sẽ không là gì nếu bản thân con người chúng ta không hợp chuẩn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, là giáo viên đứng trên bục giảng, phải có những tiêu chuẩn nhất định mà lâu nay chúng ta đã bỏ qua. Đó là người giáo viên, không cần đẹp như tài tử điện ảnh nhưng không được xấu như Chí Phèo, Thị Nở! Không thể cao quá hoặc lùn quá. Tôi đã tham khảo chuẩn của mẫu người giáo viên hoàn thiện của Bộ Giáo dục thì nữ phải cao từ 1,58 mét đến 1,63 mét, tức chênh lệch năm phân. Nam thì phải cao từ 1,60 mét đến 1,65 mét, cũng chênh lệch cho phép là năm phân. Ai dưới hoặc trên những con số chuẩn đó thì sẽ điều động công tác khác hoặc trả về Sở Giáo dục làm công việc văn phòng chứ không được đứng lớp!”. Có rất nhiều tiếng xì xào rộ lên. Quyền Hiệu trưởng liền đứng lên nói to: “Yêu cầu giữ trật tự! Chúng ta họp giáo viên chứ không phải họp chợ! (phòng họp trở lại yên lặng, nghe rõ cả tiếng tim đập rất mạnh từ nhiều giáo viên). Những gì chúng tôi vừa nói là đề xuất của Ban Giám hiệu, các đồng chí có một ngày để suy nghĩ và đóng góp vào bản chương trình đổi mới mà Ban Giám hiệu đã trình bày! Cuộc họp ngừng ở đây!”.
Có vẻ như Ban Giám hiệu tức vợ chồng Tư và Lợi, thấy cuộc họp sẽ căng thẳng quá mức nên đã “khua chiêng thu quân” đúng lúc. Quả là như vậy, vì vừa tuyên bố ngừng họp, Ban Giám hiệu lập tức bị già nửa số giáo viên vây lại và nói bằng những giọng gay gắt: Hai người muốn gì thì cứ nói huỵch toẹt ra đi, chẳng cần phải vòng vo Tam Quốc như thế! Song đừng quên hai người đều là tội phạm ở nơi khác nhờ chạy tội mà về được đây! Không thể tiếp tục giở trò mèo ở đây!...Tuy nhiên, cách một ngày sau, Ban Giám hiệu, tức vợ chồng Tư, Lợi, lại triệu tập họp thì mọi người vẫn đến và cuối cùng chẳng ai có ý kiến gì! Quyền hiệu trưởng tức thì tuyên bố: “Không ai có ý kiến gì thêm tức là chương trình đổi mới của chúng ta đã được thông qua! Cuộc họp kết thúc, Ban Giám hiệu sẽ có quyết định từng trường hợp cụ thể và sẽ thông báo sau!”. Lần này thì tất cả giáo viên đều không ai nói gì, lẳng lặng ra về!
*
Khi nhận được quyết định điều về Phòng Giáo dục Huyện An Sinh, cả Cẩm Hương và Thanh Phi đều bàng hoàng. Mặc dù đã dự đoán sẽ có quyết định như vậy nhưng khi nó hiện ra giấy trắng mực đen, cả hai cô giáo đều không thể chịu đựng nổi! Giá như có hai người chồng Tay Dài và Trường Thủ ở bên cạnh thì có thể chia sẻ bớt sức ép của cú sốc này, đáng thương thay cho những người vợ phải sống xa chồng, phải một mình đương đầu với mọi sóng gió của cuộc đời! Song, quả là hai cô giáo Cẩm Hương và Thanh Phi đều có số “Quý nhân phò trợ”! Trong khi Thanh Phi đang định vác cái bụng bầu sắp đến ngày sinh nở đi gặp hai vợ chồng Ban Giám hiệu để “ăn thua đủ” và Cẩm Hương thì chỉ biết ôm thằng con ngồi khóc tấm tức thì ông Trưởng Phòng Giáo dục Huyện xuất hiện. Nhìn thấy hai cô giáo trẻ như vậy, ông Trưởng Phòng nói ngay: “Được rồi, lau nước mắt và cười lên nào! Chủ tịch Huyện đã điều một xe tải về để đưa hai cô về thẳng Ủy Ban Huyện. Đây là Quyết định điều động cả hai cô về Phòng Tổng hợp của Ủy ban Huyện!”. Ông Trưởng Phòng đưa hai tờ quyết định cho hai cô rồi hô hai người trên xe ô-tô vào khiêng đồ đạc của hai cái “tiểu gia đình” ra xe. Khi Cẩm Hương và Thanh Phi cùng bình tĩnh trở lại thì một cái xe Uoat bóng loáng của ông Chủ tịch Huyện cũng vừa đỗ trước sân khu nhà tập thể giáo viên. Cả hai cô giáo đều rất ngạc nhiên khi thấy Chủ tịch Huyện đích thân tới đón! Chủ tịch Huyện vui vẻ nói: “Tôi chờ cái ngày này đã ba năm nay rồi. Cô Thanh Phi sẽ làm trợ lý về công tác văn-xã, cô Cẩm Hương sẽ chuyên trách về Thể Thao, cụ thể là sẽ thành lập cho Huyện một đội bóng chuyền nữ. Huyện ta nghèo, toàn đồi trọc hoang sơ. Chương trình phủ xanh đồi trọc và phát triển trang trại còn nhiều khó khăn và phải “trường kỳ kháng chiến”. Vì thế, chúng ta chỉ có thể làm nên chuyện bằng Thể Thao. Chuyện này đặc trách giao cho cô Cẩm Hương. Tôi đã nói chuyện với cả bố và mẹ của Cẩm Hương, hai người cựu kiện tướng cấp quốc gia ấy sẽ rất nhiệt tình hỗ trợ.
Còn anh chàng Tay Dài của cô thì ủng hộ cả hai tay! Đội bóng của Huyện ta sẽ bách chiến bách thắng!”. Nghe ông Chủ tịch Huyện nói vậy, Cẩm Hương vừa mừng vừa lo. Mừng vì sẽ được nối nghiệp cha mẹ. Ý nghĩ này đến từ ngày làm Lễ Thôi nôi cho thằng con trai: nếu như số phận nó mà gắn với quả bóng chuyền thì người mẹ là cô không thể đứng ngoài cuộc. Và ý nghĩ này càng rõ rệt hơn, dứt khoát hơn khi xuất hiện hai vợ chồng ông bà Hiệu phó Tư và Lợi ở trường Đồi Sim. Từ lần tiếp xúc đầu tiên với hai vợ chồng ông bà Tư, Lợi thì Cẩm Hương đã linh cảm thấy phần nào cái chuyện mình phải giã từ bục giảng ở trường Đồi Sim. Cho nên khi thấy Chủ tịch Huyện xuất hiện, Cẩm Hương đã nghĩ mình sẽ xin với ông này về Phòng TDTT của Huyện. Nay nghe Chủ tịch Huyện nói vậy thì đúng là ngoài mong đợi, quá ước mơ! Song Cẩm Hương cũng thấy lo vì anh chàng Tay Dài chồng cô phải tốn rất nhiều công sức mới tập hợp đủ quân số cho đội bóng trẻ của tỉnh. Chương trình huấn luyện cũng rất căng thẳng mà kết quả còn rất khiêm tốn! Cẩm Hương mải suy nghĩ chưa dứt thì chiếc Uoat đã đến Ủy Ban Huyện và đưa hai cô tới một dãy nhà rất đẹp ở góc sân bên phải. Nơi này dùng làm chỗ ở cho khách đặc biệt, nay sẽ đưa khách ra khách sạn để đón hai cô giáo. Vậy thì quá là ưu ái!
*
Chỉ sau một tuần “dựng cờ chiêu tập binh mã”, Cẩm Hương đã nhanh chóng có được một đội quân khá ưng ý: sáu người là học sinh của trường Đồi Sim tự tìm đến đầu quân, tất cả đều cao trên 1,70 mét và thể lực rất tốt. Sáu người nữa đều là người yêu, bạn gái của các cầu thủ thuộc quân của Tay Dài, do Tay Dài giới thiệu. Mười hai cô gái này đều “thề độc” chơi bóng chuyền đến hơi thở cuối cùng! Như vậy là bước đầu “Vạn sự khởi đầu nan” đã vượt qua. Cả đội bóng của Cẩm Hương được Chủ tịch Huyện cho ăn ở tập trung tại phố Huyện với chế độ đặc biệt. Vấn đề còn lại là luyện tập làm sao để nhanh chóng tham gia thi đấu và đem Cup Vàng về Huyện. Trong tháng đầu, cả bố, mẹ Cẩm Hương và anh chàng Tay Dài xúm vào trợ giúp Cẩm Hương vì từ trước đến nay, Cẩm Hương chỉ chơi bóng chuyền theo cảm hứng mà không có bài bản. Tuy nhiên, theo như cách nói Cẩm Hương biết “chơi bóng chuyền từ trong bụng mẹ” (Giống như người Mông Cổ biết cưỡi ngựa từ trong bụng mẹ nên dưới thời Thành Cát Tư Hãn, kỵ binh Mông Cổ là nỗi kinh hoàng từ Châu Á sang tới Châu Âu) thì việc Cẩm Hương nhanh chóng nhập cuộc với bộ môn bóng chuyền là điều tất yếu. Vì thế, với sự chỉ bảo tận tình của các tuyển thủ cấp Quốc gia là bố, mẹ và Tay Dài, Cẩm Hương nhanh chóng trở thành một cầu thủ xuất sắc và một Huấn luyện viên nhà nghề. Sau một tháng khổ luyện, đội bóng của Cẩm Hương đã có thể thi đấu ngang ngửa với đội bóng Trẻ của Huấn luyện viên Tay Dài! Sau hai tháng tập luyện những trận thi đấu đầu tiên của Đội Bóng chuyền nữ Huyện An Sinh là tranh giải “Người Phụ nữ Khỏe-đẹp” do Hội LHPN tỉnh và Công đoàn tỉnh phối hợp tổ chức. Đội bóng chuyền nữ Huyện An Sinh đã băng băng vào chung kết và bất ngờ thắng Đội bóng chuyền nữ của Sở TDTT do người mẹ của Cẩm Hương làm Huấn luyện viên! Điều bất ngờ nữa là Ba ngôi Hoa Hậu Thể thao, Á hậu 1 và Á hậu 2 đều thuộc về đội bóng của Huyện An Sinh! Khi nhận được tin chiến thắng của Đội bóng chuyền Nữ và Cẩm Hương giành được Vương miện Hoa hậu Thể thao, ông Chủ tịch Huyện lúc đó đang dự một cuộc Hội thảo “Về vấn đề phát triển kinh tế cấp Huyện” ở Thủ đô đã reo lên giữa Hội nghị rồi ngất xỉu!
*
Có hai cách lựa chọn trong cuộc sống: 1/ Chỉ làm những gì hợp với sở thích của mình và 2/ Xã hội cần mình làm gì thì mình làm, giống như người lính chỉ biết “Chỉ đâu đánh đấy”! Những người có “cá tính” thường lựa chọn cách thứ nhất, song không phải lúc nào cũng thành công, tức sở thích cá nhân phù hợp với nhu cầu của xã hội, cộng đồng.Và phải nói “thiệt tình” rằng nếu ai cũng có “cá tính” như thế thì xã hội sẽ không thể tồn tại theo kiểu ổn định, thống nhất “muôn người như một”, mà sẽ luôn trong tình trạng ba bè, bảy mối, trống đánh xuôi kèn thổi ngược!
Nhân vật Cẩm Hương của chúng ta sống theo cách lựa chọn thứ hai và cô đã thành công khi nhu cầu của Huyện là cần có một đội bóng chuyền Nữ vô địch thì lại rất phù hợp với năng khiếu bẩm sinh của cô. Còn “cá tính” của cô là thích làm giáo viên dạy Toán thì có lúc thuận, có lúc không thuận là lẽ đương nhiên. Bởi cuộc sống chính là như vậy!
Đoạn kết
Một năm sau, trong dịp đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của Huyện và cũng là 150 năm ngày ra đời của tỉnh, đội bóng chuyền nữ của Cẩm Hương, tức của Huyện An Sinh đã lần nữa làm nên kỳ tích sau khi thắng sít sao đội bóng của Sở TDTT tức của mẹ Cẩm Hương, đoạt giải Cup Vàng môn bóng chuyền! Những người đa nghi thì cho là mẹ Cẩm Hương đã cố tình nhường cho con gái, nhưng sau khi Ban tổ chức phát lại băng ghi hình của cả năm trận đấu thì ai cũng phải thừa nhận rằng HLV Tướng Bà, tức mẹ Cẩm Hương, đã tung hết những con chủ bài và dùng cả những độc chiêu, song đội bóng nhà nghề của Sở TDTT đã nhận phần thua một cách oanh liệt!
Còn cô giáo dạy Văn, nhà thơ Thanh Phi trong khi làm trợ lý khối Văn-Xã cho chủ tịch Huyện đã phát hiện ra một đường dây tham nhũng rất dài mà hai vợ chồng Hiệu trưởng Tư và Hiệu phó Lợi là một mắt xích quan trọng. Chủ tịch Huyện đã chỉ thị cho bên Công an lập “Chuyên án Đồi Hoa Sim” để tiến hành điều tra. Việc đưa vợ chồng Tư và Lợi ra khởi tố chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, chủ tịch Huyện muốn trong sạch ngay Ban Giám hiệu của trường Đồi Sim nên có ý muốn điều cô giáo Thanh Phi trở lại làm Hiệu phó, chức Hiệu trưởng sẽ do Trưởng phòng Giáo dục Huyện kiêm nhiệm tạm thời. Khi chủ tịch Huyện hỏi ý Thanh Phi, không ngờ cô giáo, nhà thơ Thanh Phi lại nói: “Nếu em về nhận chức hiệu phó thì sẽ không còn làm thơ được nữa. Vì thế, xin cứ cho em ở Huyện bên cạnh người bạn cao kều Cẩm Hương. Em cũng sẽ không thể làm nên trò trống gì nếu phải xa người bạn cao kều này dù chỉ một ngày!”. Nghe cô giáo, nhà thơ Thanh Phi nói vậy, ông chủ tịch Huyện giật mình nghĩ bụng: “Thì ra từ hồi làm “Quan Huyện” đến giờ, nhiều lúc ông thấy rất buồn, rất cô đơn chính vì ông không hề có người bạn nào thân thiết kiểu như Thanh Phi và Cẩm Hương! Còn Tình yêu? Hình như chưa bao giờ ông nghĩ tới!”.
(Hết)
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Trong số bốn giáo viên được tăng cường về trường Đồi Sim đó, có hai người là sinh viên Đại học Sư phạm mới ra trường, hai người là giáo viên của tỉnh khác chuyển về. Hai giáo viên trẻ thì chưa có gì đáng nói, nhưng hai giáo viên từ tỉnh khác chuyển về thì chính là nhân vật quan trọng của trường Đồi Sim, kể từ khi có họ. Hai giáo viên này là một cặp vợ chồng, chồng tên Tư dạy Toán, vợ tên Lợi dạy Văn, đều đã ngoài năm mươi tuổi, đã có gần ba mươi năm trong nghề. Trước đó, người chồng, đang là một trưởng phòng của Sở Giáo dục, còn người vợ là hiệu phó trường THPT của tỉnh. Người chồng chuẩn bị được thăng chức Phó giám đốc Sở, người vợ cũng đã có quyết định thăng chức Hiệu trưởng thì có hàng loạt đơn thư tố cáo, khiếu nại với rất nhiều tội danh, trong đó có tội nghiêm trọng: hai vợ chồng là nhân vật chủ chốt trong một đường dây nhận hối lộ để nâng điểm trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, mà việc này đã kéo dài ba, bốn năm! Hai vợ chồng bị Thanh tra của Sở làm việc một tháng trời. Kết quả là nhận án kỷ luật bị đuổi ra khỏi ngành giáo dục. Song, hai vợ chồng có người bạn học cũ đang làm Giám đốc Sở Giáo dục ở tỉnh có trường Đồi Sim, thương tình bạn học cũ gặp nạn bèn tới xin cho giảm án kỷ luật và nhận về tỉnh mình rồi điều về trường Đồi Sim, vì dù sao thì trường Đồi Sim cũng là một trường vùng sâu, vùng xa. Vả lại, hai vợ chồng này cũng từng là giáo viên dạy giỏi. Giáo viên ở các trường THPT cấp Huyện vùng sâu vùng xa còn thiếu nhiều, nếu cứ có tội mà đuổi khỏi ngành thì lấy đâu ra giáo viên? Hãy cho người có tội một cơ hội làm lại cuộc đời! Hành động nhân đạo đó của ông Giám đốc Sở thì ai nỡ phản đối? Nhưng hai vợ chồng Tư và Lợi về trường Đồi Sim có để làm lại cuộc đời hay không thì phải đến trường Đồi Sim xem họ đã làm gì?
*
Khi điều hai vợ chồng Tư và Lợi về trường Đồi Sim là ông Giám đốc Sở thật sự hi vọng hai người bạn học cũ của mình sẽ phục thiện, sẽ đưa trường Đồi Sim lên thành trường Điểm của tỉnh vì trường đang có nhiều dấu hiệu tốt, cơ ngơi vật chất vào loại nhất nhì tỉnh, chỉ tiếc là lực lượng giáo viên còn thiếu và Hiệu trưởng cũ đã già yếu, sắp nghỉ hưu nên không còn năng động nữa. Giám đốc Sở nói với vợ chồng Tư và Lợi: “Tớ nghĩ chỉ cần một năm là các cậu có thể bốc trường Đồi Sim lên thành trường nhất nhì của tỉnh. Việc đó sẽ tạo điều kiện để tớ có thể kéo cậu về Sở thay tớ vì tớ sẽ lên làm Phó chủ tịch phụ trách Văn-Xã!”. Vợ chồng Tư và Lợi vừa sung sướng vừa xúc động vì không ngờ trong cơn hoạn nạn lại gặp được người bạn tốt như vậy, không những đã cứu nạn còn tạo điều kiện cho đi tới những đỉnh vinh hoa phú quý mới. Vợ chồng Tư và Lợi cảm ơn rối rít, rồi thay nhau nói những lời hòa nước mắt: “Tuy là bạn học nhưng chúng tôi coi bạn như người cha thứ hai! Chúng tôi sẽ dốc sức đưa trường Đồi Sim lên thành một trường kiểu mẫu của khẩu hiệu hai Tốt: Dạy tốt, Học tốt! Chúng tôi sẽ xóa đi cái nhìn lâu nay về một trường Huyện vùng sâu vùng xa: nghèo nàn và quê mùa! Nếu như ông Trời giúp chúng tôi thì Trường Đồi Sim sẽ làm cho Huyện An Sinh trở thành một Trung tâm Văn hóa của tỉnh!”. Ông Giám đốc Sở vui lắm và rất tin vào những lời hứa có vẻ bốc đồng của vợ chồng Tư và Lợi. Không tin sao được khi có những sự lạ vừa xảy ra ở trường Đồi Sim: một thảm cỏ xanh thần kỳ phủ kín cả trường Đồi Sim và vùng lân cận, rồi sự xuất hiện như mơ của con suối Bàn Thạch chảy qua trường Đồi Sim? Cái tội nhận hối lộ kia có thể tha thứ vì ở các ngành khác, các nơi khác người ta còn nhận hối lộ tiền tỷ thì vài triệu để lấy cái bằng Tốt nghiệp THPT chưa là gì?
Hai vợ chồng Tư và Lợi vì thế khi được điều về trường Đồi Sim thì đều kèm quyết định chức danh Hiệu phó, có ý là một người sẽ thay thế Hiệu trưởng về hưu. Mới về trường Đồi Sim được hai ngày, vợ chồng Tư và Lợi liền họp Ban Giám hiệu. Người chồng tên Tư nói: “Khi chúng tôi được điều về đây, trên Sở có giao cho chúng ta nhiệm vụ phải đổi mới triệt để, đổi mới từ trong cốt lõi để trường của chúng ta trở thành một trường tiên phong của sự nghiệp đổi mới! Mọi bước tiến hành của công cuộc đổi mới này, chúng tôi đã thảo thành một chương trình hành động cụ thể, hôm nay Ban Giám hiệu chúng ta thông qua thì từ ngày mai sẽ tiến hành ngay!”. Hiệu trưởng vốn là người dĩ hòa vi quý, thường nói câu “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” nên mới nhìn thoáng qua cung cách của vợ chồng Tư và Lợi thì đã hiểu ngay hai người này muốn gì liền nói ngay: “Tôi ở lại Ban Giám hiệu chắc cũng không giúp gì được vào chương trình đổi mới mà hai người đã viết rất kỹ. Vì thế, tôi xin nghỉ hưu non và trong khi chờ quyết định của Sở, tôi xin được nghỉ đi chữa bệnh!”. Lời nói đó của Hiệu trưởng thật trùng với dự tính của hai vợ chồng Hiệu phó nên cuộc họp Ban Giám Hiệu kết thúc nhanh chóng!
*
Giải quyết xong chuyện Ban Giám Hiệu, vợ chồng Tư, Lợi tiến hành ngay việc chính quy, hiện đại hóa đội ngũ giáo viên. Ngay ngày hôm sau của cuộc họp Ban Giám Hiệu, Quyền Hiệu trưởng Tư và bà vợ Hiệu phó Lợi triệu tập cuộc họp Giáo viên. Mở đầu cuộc họp, Quyền Hiệu trưởng Tư nói ngay những nội dung chính của chương trình đổi mới toàn diện, triệt để. Quyền Hiệu trưởng vừa ngừng lời, bà Hiệu phó liền tiếp ngay: “Tôi xin nói ngắn gọn về những việc cần làm ngay của công cuộc đổi mới này. Chúng ta đều biết rằng nội dung và hình thức phải tương xứng, hài hòa. Trường của chúng ta rất đẹp, đẹp như công viên. Nhưng đội ngũ giáo viên của ta và cả học trò điều còn rất lôi thôi, luộm thuộm. Không thể cầu toàn như đồng diễn Thể dục hoặc duyệt binh, nhưng học sinh thì không thể quần đùi, áo rách lên lớp, thò lò mũi xanh và mắt toét ba vành dứt khoát không được vào lớp (có tiếng xì xào trong giáo viên: toàn học sinh con nhà nghèo, lấy đâu tiền may quần áo mới, sổ mũi và đau mắt cũng chưa thể bắt học sinh nghỉ học…). Trật tự! Yêu cầu các thầy, cô trật tự, muốn nói gì thì chờ tôi nói xong, đó là qui tắc tối thiểu của con người văn minh hiện đại. Nói đến hai chữ hiện đại chúng ta càng phải chú trọng đổi mới bộ mặt của trường chúng ta. Phải đổi mới giáo viên trước, rồi tiếp đến là học sinh. Giáo viên chúng ta, chưa thể áo dài, com-plê như thành phố nhưng phải đồng phục để tạo một hình ảnh đẹp của người giáo viên và sẽ là cơ sở, là mẫu mực cho việc đồng phục học sinh sau này. Song, quần áo, y phục sẽ không là gì nếu bản thân con người chúng ta không hợp chuẩn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, là giáo viên đứng trên bục giảng, phải có những tiêu chuẩn nhất định mà lâu nay chúng ta đã bỏ qua. Đó là người giáo viên, không cần đẹp như tài tử điện ảnh nhưng không được xấu như Chí Phèo, Thị Nở! Không thể cao quá hoặc lùn quá. Tôi đã tham khảo chuẩn của mẫu người giáo viên hoàn thiện của Bộ Giáo dục thì nữ phải cao từ 1,58 mét đến 1,63 mét, tức chênh lệch năm phân. Nam thì phải cao từ 1,60 mét đến 1,65 mét, cũng chênh lệch cho phép là năm phân. Ai dưới hoặc trên những con số chuẩn đó thì sẽ điều động công tác khác hoặc trả về Sở Giáo dục làm công việc văn phòng chứ không được đứng lớp!”. Có rất nhiều tiếng xì xào rộ lên. Quyền Hiệu trưởng liền đứng lên nói to: “Yêu cầu giữ trật tự! Chúng ta họp giáo viên chứ không phải họp chợ! (phòng họp trở lại yên lặng, nghe rõ cả tiếng tim đập rất mạnh từ nhiều giáo viên). Những gì chúng tôi vừa nói là đề xuất của Ban Giám hiệu, các đồng chí có một ngày để suy nghĩ và đóng góp vào bản chương trình đổi mới mà Ban Giám hiệu đã trình bày! Cuộc họp ngừng ở đây!”.
Có vẻ như Ban Giám hiệu tức vợ chồng Tư và Lợi, thấy cuộc họp sẽ căng thẳng quá mức nên đã “khua chiêng thu quân” đúng lúc. Quả là như vậy, vì vừa tuyên bố ngừng họp, Ban Giám hiệu lập tức bị già nửa số giáo viên vây lại và nói bằng những giọng gay gắt: Hai người muốn gì thì cứ nói huỵch toẹt ra đi, chẳng cần phải vòng vo Tam Quốc như thế! Song đừng quên hai người đều là tội phạm ở nơi khác nhờ chạy tội mà về được đây! Không thể tiếp tục giở trò mèo ở đây!...Tuy nhiên, cách một ngày sau, Ban Giám hiệu, tức vợ chồng Tư, Lợi, lại triệu tập họp thì mọi người vẫn đến và cuối cùng chẳng ai có ý kiến gì! Quyền hiệu trưởng tức thì tuyên bố: “Không ai có ý kiến gì thêm tức là chương trình đổi mới của chúng ta đã được thông qua! Cuộc họp kết thúc, Ban Giám hiệu sẽ có quyết định từng trường hợp cụ thể và sẽ thông báo sau!”. Lần này thì tất cả giáo viên đều không ai nói gì, lẳng lặng ra về!
*
Khi nhận được quyết định điều về Phòng Giáo dục Huyện An Sinh, cả Cẩm Hương và Thanh Phi đều bàng hoàng. Mặc dù đã dự đoán sẽ có quyết định như vậy nhưng khi nó hiện ra giấy trắng mực đen, cả hai cô giáo đều không thể chịu đựng nổi! Giá như có hai người chồng Tay Dài và Trường Thủ ở bên cạnh thì có thể chia sẻ bớt sức ép của cú sốc này, đáng thương thay cho những người vợ phải sống xa chồng, phải một mình đương đầu với mọi sóng gió của cuộc đời! Song, quả là hai cô giáo Cẩm Hương và Thanh Phi đều có số “Quý nhân phò trợ”! Trong khi Thanh Phi đang định vác cái bụng bầu sắp đến ngày sinh nở đi gặp hai vợ chồng Ban Giám hiệu để “ăn thua đủ” và Cẩm Hương thì chỉ biết ôm thằng con ngồi khóc tấm tức thì ông Trưởng Phòng Giáo dục Huyện xuất hiện. Nhìn thấy hai cô giáo trẻ như vậy, ông Trưởng Phòng nói ngay: “Được rồi, lau nước mắt và cười lên nào! Chủ tịch Huyện đã điều một xe tải về để đưa hai cô về thẳng Ủy Ban Huyện. Đây là Quyết định điều động cả hai cô về Phòng Tổng hợp của Ủy ban Huyện!”. Ông Trưởng Phòng đưa hai tờ quyết định cho hai cô rồi hô hai người trên xe ô-tô vào khiêng đồ đạc của hai cái “tiểu gia đình” ra xe. Khi Cẩm Hương và Thanh Phi cùng bình tĩnh trở lại thì một cái xe Uoat bóng loáng của ông Chủ tịch Huyện cũng vừa đỗ trước sân khu nhà tập thể giáo viên. Cả hai cô giáo đều rất ngạc nhiên khi thấy Chủ tịch Huyện đích thân tới đón! Chủ tịch Huyện vui vẻ nói: “Tôi chờ cái ngày này đã ba năm nay rồi. Cô Thanh Phi sẽ làm trợ lý về công tác văn-xã, cô Cẩm Hương sẽ chuyên trách về Thể Thao, cụ thể là sẽ thành lập cho Huyện một đội bóng chuyền nữ. Huyện ta nghèo, toàn đồi trọc hoang sơ. Chương trình phủ xanh đồi trọc và phát triển trang trại còn nhiều khó khăn và phải “trường kỳ kháng chiến”. Vì thế, chúng ta chỉ có thể làm nên chuyện bằng Thể Thao. Chuyện này đặc trách giao cho cô Cẩm Hương. Tôi đã nói chuyện với cả bố và mẹ của Cẩm Hương, hai người cựu kiện tướng cấp quốc gia ấy sẽ rất nhiệt tình hỗ trợ.
Còn anh chàng Tay Dài của cô thì ủng hộ cả hai tay! Đội bóng của Huyện ta sẽ bách chiến bách thắng!”. Nghe ông Chủ tịch Huyện nói vậy, Cẩm Hương vừa mừng vừa lo. Mừng vì sẽ được nối nghiệp cha mẹ. Ý nghĩ này đến từ ngày làm Lễ Thôi nôi cho thằng con trai: nếu như số phận nó mà gắn với quả bóng chuyền thì người mẹ là cô không thể đứng ngoài cuộc. Và ý nghĩ này càng rõ rệt hơn, dứt khoát hơn khi xuất hiện hai vợ chồng ông bà Hiệu phó Tư và Lợi ở trường Đồi Sim. Từ lần tiếp xúc đầu tiên với hai vợ chồng ông bà Tư, Lợi thì Cẩm Hương đã linh cảm thấy phần nào cái chuyện mình phải giã từ bục giảng ở trường Đồi Sim. Cho nên khi thấy Chủ tịch Huyện xuất hiện, Cẩm Hương đã nghĩ mình sẽ xin với ông này về Phòng TDTT của Huyện. Nay nghe Chủ tịch Huyện nói vậy thì đúng là ngoài mong đợi, quá ước mơ! Song Cẩm Hương cũng thấy lo vì anh chàng Tay Dài chồng cô phải tốn rất nhiều công sức mới tập hợp đủ quân số cho đội bóng trẻ của tỉnh. Chương trình huấn luyện cũng rất căng thẳng mà kết quả còn rất khiêm tốn! Cẩm Hương mải suy nghĩ chưa dứt thì chiếc Uoat đã đến Ủy Ban Huyện và đưa hai cô tới một dãy nhà rất đẹp ở góc sân bên phải. Nơi này dùng làm chỗ ở cho khách đặc biệt, nay sẽ đưa khách ra khách sạn để đón hai cô giáo. Vậy thì quá là ưu ái!
*
Chỉ sau một tuần “dựng cờ chiêu tập binh mã”, Cẩm Hương đã nhanh chóng có được một đội quân khá ưng ý: sáu người là học sinh của trường Đồi Sim tự tìm đến đầu quân, tất cả đều cao trên 1,70 mét và thể lực rất tốt. Sáu người nữa đều là người yêu, bạn gái của các cầu thủ thuộc quân của Tay Dài, do Tay Dài giới thiệu. Mười hai cô gái này đều “thề độc” chơi bóng chuyền đến hơi thở cuối cùng! Như vậy là bước đầu “Vạn sự khởi đầu nan” đã vượt qua. Cả đội bóng của Cẩm Hương được Chủ tịch Huyện cho ăn ở tập trung tại phố Huyện với chế độ đặc biệt. Vấn đề còn lại là luyện tập làm sao để nhanh chóng tham gia thi đấu và đem Cup Vàng về Huyện. Trong tháng đầu, cả bố, mẹ Cẩm Hương và anh chàng Tay Dài xúm vào trợ giúp Cẩm Hương vì từ trước đến nay, Cẩm Hương chỉ chơi bóng chuyền theo cảm hứng mà không có bài bản. Tuy nhiên, theo như cách nói Cẩm Hương biết “chơi bóng chuyền từ trong bụng mẹ” (Giống như người Mông Cổ biết cưỡi ngựa từ trong bụng mẹ nên dưới thời Thành Cát Tư Hãn, kỵ binh Mông Cổ là nỗi kinh hoàng từ Châu Á sang tới Châu Âu) thì việc Cẩm Hương nhanh chóng nhập cuộc với bộ môn bóng chuyền là điều tất yếu. Vì thế, với sự chỉ bảo tận tình của các tuyển thủ cấp Quốc gia là bố, mẹ và Tay Dài, Cẩm Hương nhanh chóng trở thành một cầu thủ xuất sắc và một Huấn luyện viên nhà nghề. Sau một tháng khổ luyện, đội bóng của Cẩm Hương đã có thể thi đấu ngang ngửa với đội bóng Trẻ của Huấn luyện viên Tay Dài! Sau hai tháng tập luyện những trận thi đấu đầu tiên của Đội Bóng chuyền nữ Huyện An Sinh là tranh giải “Người Phụ nữ Khỏe-đẹp” do Hội LHPN tỉnh và Công đoàn tỉnh phối hợp tổ chức. Đội bóng chuyền nữ Huyện An Sinh đã băng băng vào chung kết và bất ngờ thắng Đội bóng chuyền nữ của Sở TDTT do người mẹ của Cẩm Hương làm Huấn luyện viên! Điều bất ngờ nữa là Ba ngôi Hoa Hậu Thể thao, Á hậu 1 và Á hậu 2 đều thuộc về đội bóng của Huyện An Sinh! Khi nhận được tin chiến thắng của Đội bóng chuyền Nữ và Cẩm Hương giành được Vương miện Hoa hậu Thể thao, ông Chủ tịch Huyện lúc đó đang dự một cuộc Hội thảo “Về vấn đề phát triển kinh tế cấp Huyện” ở Thủ đô đã reo lên giữa Hội nghị rồi ngất xỉu!
*
Có hai cách lựa chọn trong cuộc sống: 1/ Chỉ làm những gì hợp với sở thích của mình và 2/ Xã hội cần mình làm gì thì mình làm, giống như người lính chỉ biết “Chỉ đâu đánh đấy”! Những người có “cá tính” thường lựa chọn cách thứ nhất, song không phải lúc nào cũng thành công, tức sở thích cá nhân phù hợp với nhu cầu của xã hội, cộng đồng.Và phải nói “thiệt tình” rằng nếu ai cũng có “cá tính” như thế thì xã hội sẽ không thể tồn tại theo kiểu ổn định, thống nhất “muôn người như một”, mà sẽ luôn trong tình trạng ba bè, bảy mối, trống đánh xuôi kèn thổi ngược!
Nhân vật Cẩm Hương của chúng ta sống theo cách lựa chọn thứ hai và cô đã thành công khi nhu cầu của Huyện là cần có một đội bóng chuyền Nữ vô địch thì lại rất phù hợp với năng khiếu bẩm sinh của cô. Còn “cá tính” của cô là thích làm giáo viên dạy Toán thì có lúc thuận, có lúc không thuận là lẽ đương nhiên. Bởi cuộc sống chính là như vậy!
Đoạn kết
Một năm sau, trong dịp đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của Huyện và cũng là 150 năm ngày ra đời của tỉnh, đội bóng chuyền nữ của Cẩm Hương, tức của Huyện An Sinh đã lần nữa làm nên kỳ tích sau khi thắng sít sao đội bóng của Sở TDTT tức của mẹ Cẩm Hương, đoạt giải Cup Vàng môn bóng chuyền! Những người đa nghi thì cho là mẹ Cẩm Hương đã cố tình nhường cho con gái, nhưng sau khi Ban tổ chức phát lại băng ghi hình của cả năm trận đấu thì ai cũng phải thừa nhận rằng HLV Tướng Bà, tức mẹ Cẩm Hương, đã tung hết những con chủ bài và dùng cả những độc chiêu, song đội bóng nhà nghề của Sở TDTT đã nhận phần thua một cách oanh liệt!
Còn cô giáo dạy Văn, nhà thơ Thanh Phi trong khi làm trợ lý khối Văn-Xã cho chủ tịch Huyện đã phát hiện ra một đường dây tham nhũng rất dài mà hai vợ chồng Hiệu trưởng Tư và Hiệu phó Lợi là một mắt xích quan trọng. Chủ tịch Huyện đã chỉ thị cho bên Công an lập “Chuyên án Đồi Hoa Sim” để tiến hành điều tra. Việc đưa vợ chồng Tư và Lợi ra khởi tố chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, chủ tịch Huyện muốn trong sạch ngay Ban Giám hiệu của trường Đồi Sim nên có ý muốn điều cô giáo Thanh Phi trở lại làm Hiệu phó, chức Hiệu trưởng sẽ do Trưởng phòng Giáo dục Huyện kiêm nhiệm tạm thời. Khi chủ tịch Huyện hỏi ý Thanh Phi, không ngờ cô giáo, nhà thơ Thanh Phi lại nói: “Nếu em về nhận chức hiệu phó thì sẽ không còn làm thơ được nữa. Vì thế, xin cứ cho em ở Huyện bên cạnh người bạn cao kều Cẩm Hương. Em cũng sẽ không thể làm nên trò trống gì nếu phải xa người bạn cao kều này dù chỉ một ngày!”. Nghe cô giáo, nhà thơ Thanh Phi nói vậy, ông chủ tịch Huyện giật mình nghĩ bụng: “Thì ra từ hồi làm “Quan Huyện” đến giờ, nhiều lúc ông thấy rất buồn, rất cô đơn chính vì ông không hề có người bạn nào thân thiết kiểu như Thanh Phi và Cẩm Hương! Còn Tình yêu? Hình như chưa bao giờ ông nghĩ tới!”.
(Hết)
Sài Gòn, tháng 6-2010
Đỗ Ngọc Thạch
thể loại tiểu thuyết mini là rất thích hợp với cuộc sống hiện đại...rất hay
Trả lờiXóa