Từ Văn Miếu đến Hồ Hoàn Kiếm; Quanh Hồ Gươm
- nhÀ vĂn viỆt nam hiỆn ĐẠi, writers - biographies,www.newvietart.com/DONGOCTHACH_
saigon.html - Bộ nhớ cache - Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội ...trieuxuan.info/?pg=tgdetail&id=495 - Bộ nhớ cache
- Hóa Thạch . Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 102 1. Hóathạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong ...www.vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-
thach.html - Bộ nhớ cache - Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; Làm việc tại các cơ quan: ...vanchuongviet.org/
index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1831 - Bộ nhớ cache - YuMe.vn - Trang cá nhân của Đỗ Ngọc Thạch. Trang profile cho phép bạn thiết kế theo phong cách riêng của mình, viết lên wall và chia sẻ ...yume.vn/dongocthach18 - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ yume.vn » - www.phongdiep.net/
default.asp?action=article&ID=6455 - Bộ nhớ cache - 2 truyện ngắn về Bạn học của Đỗ Ngọc Thạch. 12/11/2011 21:27 | 49 lượt xemblog.yume.vn/xem-blog/2-truyen-ngan-ve-
ban-hoc-cua-do-ngoc-thach... - Bộ nhớ cache - KÝ ỨC HÀ NỘI - Đỗ Ngọc Thạch. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. KÝ ỨC HÀ NỘI (Tuổi thơ đi rồi mãi mãi lìa xablog.zing.vn/jb/dt/dongocthach18/
7057189?from=friend - Bộ nhớ cache nhat-ky-co-giao-dỗ-ngoc... - Bộ nhớ cache
TỪ VĂN MIẾU ĐẾN HỒ HOÀN KIẾM - Đỗ Ngọc ThạchTỪ VĂN MIẾU ĐẾN HỒ HOÀN KIẾMTruyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch1.Ở Hà Nội có nhiều di tích văn hóa - lịch sử lớn, song có hai nơi gắn bó với tôi rất bền chặt và tôi đã gửi vào đó rất nhiều kỷ niệm không thể phai mờ, đó là Văn Miếu Quốc Tử Giám và Hồ Hoàn Kiếm. Có rất nhiều lý do để người ta gắn bó với một vùng đất, một địa danh nào đó và sự gắn bó của tôi với Văn Miếu Quốc Tử Giám và Hồ Hoàn Kiếm cũng có rất nhiều lý do, trong đó có ba lý do quan trọng nhất là:1/ Nhà bố mẹ tôi ở đường Giảng Võ, mà tôi thì làm việc ở Viện Văn học (Từ năm 1978 đến năm l980), nên ngày ngày tôi phải đi làm (đi bộ) trên tuyến đường Giảng Võ – Cát Linh – Văn Miếu – Nguyễn Thái Học – Tràng Thi – Hồ Hoàn Kiếm – Lý Thái Tổ (Viện Văn học);2/ Lý do thứ hai là cả hai địa danh này đều có Rùa. Tôi đã đứng ngắm hàng giờ Rùa Văn Miếu cũng như Rùa Hồ Hoàn Kiếm, bởi từ nhỏ tôi đã thích loài linh vật này, lớn lên càng thích hơn bởi nó hợp với tính cách tôi “Chậm mà chắc!”, tôi thích luôn cả những người có tướng cách “Quy bối” – Tướng Rùa, đây là quý tướng, những người có tướng Rùa làm quan ở đâu thì con dân được nhờ!3/ Lý do thứ ba để tôi gắn bó với Văn Miếu và Hồ Hoàn Kiếm là bởi có một người con gái Hà Thành rất đặc biệt…Truyện ngắn này viết về người con gái Hà Thành đó…2.Như vừa nói trên, “Tuyến đường Đau khổ” của tôi có đi qua phố Tràng Thi, ở đó có Thư viện Quốc gia là nơi tôi thường vào đọc sách từ thời còn là sinh viên. Thư viện của Viện Văn học cũng khá đủ sách phục vụ công tác nghiên cứu, song đến Thư Viện Quốc gia vẫn là cái thú riêng của không ít người làm công tác nghiên cứu văn học nói riêng và văn hóa - khoa học nói chung. Tôi thuộc diện của những người “Coi thư viện là nhà”, không những ban ngày mà cả ban đêm cũng chui vào Thư viện, ăn trưa, thường là cả ăn chiều ở Thư viện thì không gọi là nhà thì gọi là gì?Đến Thư viện Quốc gia còn có một đối tượng, tuy không nhiều nhưng bao giờ cũng có, đó là những học sinh phổ thông Hà Nội (nhà ở gần Thư viện) sắp thi vào Đại học và những người Hà Nội đi “chinh chiến” đó đây giờ được trở về muốn thi vào Đại học. Người con gái mà tôi nói rất đặc biệt tên gọi Tiểu Hà, là học sinh phổ thông nhưng kỳ thi trước vì lý do đặc biệt phải bỏ thi, nên năm sau thi lại, gọi là “Thí sinh tự do”, cũng thường vào đọc sách, ôn thi ở Thư viện. Và chính tại đây – Thư viện Quốc gia – tôi đã gặp Tiểu Hà…3.Bữa ăn trưa của tôi (và phần lớn những người khác thời đó – mà người ta gọi là “thời Bao cấp”) tại Thư viện thường là một cái bánh mỳ (không nhân hoặc có nhân – tùy người) hoặc cơm nắm cơm đùm đạm bạc, có vài người còn huy động cả binh chủng “ngô khoai sắn”,(và nếu ở tại Cơ quan cũng thế). Chúng tôi ăn trưa ở những băng ghế đá ngoài sân Thư viện, khá rộng và cũng đẹp như Công viên. Không biết mọi người thế nào, chứ tôi thì ăn xong chỉ thấy đói hơn lúc chưa ăn! Để giải quyết vấn đề này, tôi thường tới thùng nước công cộng của Thư viện uống cho tới lúc bụng căng như bụng cóc!...Hình như có người “theo dõi” việc sài nước của công quá trớn đó của tôi, và một lần tôi vừa uống xong gần chục ca nước thì có tiếng nói sau lưng: “Thái quá bất cập! Anh mà uống nước nhiều như thế rất có hại!” Tôi giật mình quay lại và càng kinh ngạc hơn khi trước mặt tôi là một cô gái có khuôn mặt rất giống với nhân vật Ac-si-nha trong phim “Sông Đông êm đềm” (dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Sô-lô-khôp) mà tôi rất có ấn tượng khi xem bộ phim này…Tôi chưa kịp hết ngạc nhiên thì cô gái biến mất, trước khi biến mất còn để lại cho tôi một “nụ cười sáng lóa sau vành môi ẩm ướt”! Không biết cô gái cười vì cái gì, chắc là bộ dạng của tôi lúc đó tức cười lắm?Cô gái có khuôn mặt rất giống nhân vật Ac-si-nha đó chính là Tiểu Hà, cô gái Hà thành rất đặc biệt mà tôi đã nói ở trên!Tiểu Hà đặc biệt vì ba lý do: 1/ cái tên Tiểu Hà gợi cho ta một cô bé xinh xắn, nho nhỏ nhưng cô lại già trước tuổi có đến gần chục tuổi, vì thế tôi hơn Tiểu Hà gần chục tuổi nhưng tôi có cảm giác như ngang tuổi nhau! 2/ Tiểu Hà đã cùng mẹ chăm sóc người bố nằm một chỗ suốt 5 năm trời rồi lại một mình chăm sóc song thân năm năm nữa khi mẹ cô cũng không thể đi lại được! 3/ Nhà nghèo, lại phải chăm sóc bố, mẹ bệnh tật nhưng Tiểu Hà rất chăm học và có một sự hiểu biết rất sâu rộng, mặc dù cô mới tốt nghiệp Trung học, chưa thi vào đại học, nhưng thực ra cô đã tự học xong chương trình bộ môn Lịch sử của Đại học Sư phạm…4.Theo thói quen, trưa hôm sau, tôi lại uống căng một bụng nước! Lần này thì cô gái tới nhẹ nhàng cầm lấy cái ca khỏi tay tôi và nói: “Anh không được uống nước nhiều như thế, máu anh sẽ bị loãng và tai biến sẽ ập đến bất cứ lúc nào!” Trời đất! Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói như vậy! Tôi thoáng hoảng sợ và chắc điều đó thể hiện rõ trên nét mặt tôi và khiến cô gái mỉm cười – lại là nụ cười sáng lóa sau vành môi ẩm ướt!...Tôi đang lúng túng không biết nói gì thì một ông thầy học của tôi ở Khoa Văn ĐHTH tới uống nước, thấy tôi đứng trước cô gái thì nói: “Cậu quen Tiểu Hà đấy à?” Tôi ngập ngừng chưa biết trả lời ra sao thì cô gái – Tiểu Hà nói: “Dạ! Ngày nào em tới Thư viện cũng gặp anh ấy đang uống nước!...” Ông thầy cười, nói: “Thì ra là người quen cả! Cô Hà đánh máy xong tập bản thảo ấy chưa? Có bản thảo mới , mai tới nhà tôi lấy nhé!...” Khi ông thầy đi rồi, Tiểu Hà nói: “Em vẫn thường đánh máy thuê kiếm tiền. Ông thầy của anh nhiệt tình kiếm bản thảo cho em lắm, anh có ông thầy thật là tốt bụng, tính giá cao hơn những người khác!” Tôi lại thêm ngạc nhiên về Tiểu Hà!...Có nhiều người tới thùng nước công cộng uống nước, chúng tôi đi ra khoảng sân rộng, tiếp tục nói chuyện về đề tài đánh máy. Tôi nói với Tiểu Hà: “Kiếm tiền bằng đánh máy chữ phải siêu lắm vì tiền công rất rẻ mạt. Bà Chung đánh máy ở cơ quan tôi đánh máy cả mười ngón tay, nghe cứ như mưa rào, mà mỗi ngày cũng chưa tới ba chục trang! Tiểu Hà đánh máy kiếm tiền đã lâu chưa, mỗi ngày được bao nhiêu?” Hà cười nhỏ nhẹ, nói: “Em đã phải đánh máy kiếm tiền năm năm rồi, từ khi mẹ em nằm liệt giường. Cả bố và mẹ em đều làm nghề dạy học, đều đánh máy thuê kiếm tiền như một nghề thứ hai!... Giờ đối với em là nghề chính!” Lần này thì tôi ngạc nhiên hết sức bởi với tôi, tự nuôi mình mình mà cũng thấy khó khăn, trong khi Tiểu Hà lại phải gánh một gánh nặng ngoài sức tưởng tượng!...Thế là từ đó, tôi gặp những bạn học cũ đang làm việc ở các nhà xuất nhận bản thảo về đưa cho Hà đánh máy. Đánh máy cho nhà xuất bản thì tiền công rẻ hơn đánh máy cho cá nhân nhưng có đều và được đọc sách trước thiên hạ! Chính điều thú vị có màu sắc lãng mạn đó đã giúp cô gái có thêm sức mạnh và lòng kiên nhẫn để ngày ngày đêm đêm ngồi bên máy chữ ghép những con chữ vô hồn thành cuộc đời với biết bao sắc màu, âm thanh kỳ ảo!... Lúc đó, tôi cũng thường đánh máy chữ nhưng chỉ ở trình độ “mổ cò” và đánh máy bài viết của mình mà thôi. Vì thế, khi nhìn Tiểu Hà đánh máy, tôi thấy không khác gì nghệ sĩ đàn piano! Chính cái cảm giác đó đã giúp tôi “tiến bộ” rất nhanh về tốc độ đánh máy và chỉ sau một tháng “học mót” cách đánh máy của Hà, tốc độ đánh máy của tôi không thua các tay thợ chuyên nghiệp, nghe tiếng máy chữ cũng như …mưa rào mùa hạ!5.Nhà Tiểu Hà ở ngay trên đường Quốc Tử Giám, phía bên phải nếu tính cho người đang đi vào Văn Miếu. Dãy phố này trước đây yên tĩnh dưới những tán cây bàng mát vào mùa hè, buồn về mùa đông, sau này người ta mới mở hàng quán buôn bán ì xèo và nhiều nhất là những đại lý vé số. Con đường qua nhà Tiểu Hà nằm trên tuyến đường tôi vẫn ngày ngày đi qua, như đã nói trên. Song, từ khi quen biết Tiểu Hà, con đường này là điểm dừng thứ hai của tôi sau Thư viện Quốc gia, và cũng là điểm dừng khá lâu. Bởi những lúc rảnh rỗi, thường là viết xong một bài nghiên cứu gì đó, tôi lại tự thưởng cho mình được đến …ngắm Tiểu Hà! Gọi là ngắm nhưng thực ra tôi thường làm một việc gì đó phụ giúp công việc đánh máy của Tiểu Hà, chẳng hạn như đọc cho Tiểu Hà đánh máy, sửa lỗi bản đã đánh máy, hoặc những lúc Tiểu Hà phải chăm sóc bố, mẹ thì ngồi vào bàn gõ máy chữ như …điên!Tôi đến nhà Tiểu Hà càng thường xuyên hơn khi nói chuyện với ông bố của Tiểu Hà (sức khỏe ông rất kém nên rất ít nói chuyện với khách đến nhà), tôi mới được biết ông đã từng là giáo viên của trường Phổ thông cấp 2 – 3 Lương Ngọc Quyến khi còn dạy học ở Thái Nguyên. Năm 1961, gia đình tôi ở Thị xã Thái Nguyên, tôi học lớp Năm ở trường này, còn ông chỉ dạy ở khối cấp Ba. Tuy thế, từ đó tôi vẫn gọi ông là thầy và phụ với Tiểu Hà trong việc chăm sóc ông. Ông bố Tiểu Hà là một thanh niên Hà Nội gốc, học giỏi và đầy nhiệt huyết. Tốt nghiệp Khoa Sử Đại học Sư phạm, ông đã tình nguyện đi dạy ở miền Núi, một phong trào rất sôi động của Thanh niên Thủ đô lúc đó đã để lại dấu ấn trong bài thơ “Lên miền Tây” của nhà thơ Bùi Minh Quốc: Tuổi hai mươi khihướng đời đã thấy / Thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường!…Ông đã đi hầu hết những huyện miền núi đầy gian khổ của tỉnh Thái Nguyên như Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai…Ai đã ở Thái Nguyên đều biết câu ca buồn: Những người lử khử, lừ khừ / Chẳng ở Đại Từ thì ở Võ Nhai – đó là nói về những người bị bệnh sốt rét! Và chàng thanh niên Hà Nội bố của Tiểu Hà bây giờ đã không thoát được căn bệnh “lưu truyền” đó, chuyển về thị xã Thái Nguyên được vài năm thì bệnh tái phát, trầm trọng hơn, suýt lấy mạng ông! Vợ ông, cũng là con gái Hà Nội, cũng là giáo viên đã đồng hành với ông “trên từng cây số”, tuy không dính bệnh sốt rét như chồng nhưng do cuộc sống kham khổ và khóc thương chồng nhiều mà sức khỏe suy kiệt dần!...Những lúc đầu óc minh mẫn, tỉnh táo, ông bố của Tiểu Hà rất thích bàn luận về các nhân vật lịch sử nổi tiếng cổ kim Đông Tây…Nghe ông nói chuyện, lịch sử như sống lại rất sinh động, với đủ sắc màu vừa rất thực lại cũng rất kỳ ảo! Chẳng hạn như ông bảo, tại sao La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp không chịu ra giúp Tây Sơn Nguyễn Huệ? Tại vì ông đã biết Tử Vi của Nguyễn Huệ, Huệ đoản mệnh. Còn việc Huệ ra Bắc “phò Lê diệt Trịnh” thì không đánh cũng thắng bởi đối thủ đã tự hủy diệt!...Hoặc có một nhân vật lịch sử “công nhiều mà tội cũng không đáng chết” nhưng lại nhận cái chết bi thảm là Nguyễn Hữu Chỉnh!...Chỉnh phò giúp Nguyễn Huệ khi mới ra Bắc, lại “mai mối mát tay” cho Huệ với công chúa Ngọc Hân, đó là một kỳ nữ của Bắc Hà, đáng lẽ phải được ghi công đầu, vậy mà…bị “thay ngựa giữa đường”!...Không chỉ hiểu sâu sắc về lịch sử, ông giáo còn là một nhà thơ chưa xuất đầu lộ diện. Ông gần như thuộc hết các nhà thơ lớn của Việt Nam và thế giới, ông đã làm rất nhiều thơ nhưng hầu như không còn giữ bản viết tay nào, bởi ông nói, những cái gì đáng nhớ thì nó sẽ ở mãi trong đầu ông! Song, những lúc ông muốn đọc thơ của ông cho tôi nghe thì sức khỏe ông lại có vấn đề! Thật đáng tiếc!...6.Việc tôi đến nhà Tiểu Hà dày hơn đã gặp phải một “lực cản” hoàn toàn bất ngờ đối với tôi. Kề sát nhà của Tiểu Hà là một nhà Đại lý vé số. Đứng tên chủ đại lý vé số và cũng thường ngồi bán vé số là một người khó đoán tuổi, có cái lưng nổi một cục to tướng, mà người ta gọi là “Lưng gù”. Tôi thường không nhìn qua nhà Lưng gù vì chỉ muốn mau chóng vào gặp Tiểu Hà. Một hôm, tôi nhận được tờ giấy học trò, có viết mấy dòng như sau: “Kính gửi Thạch Tiên sinh! Tôi đã điều tra kỹ lý lịch Tiên sinh, biết Tiên sinh đang làm việc ở Viện Văn học, một cơ quan Nhà nước danh giá. Tiên sinh là người đọc sách Thánh hiền, vậy mong Tiên sinh xử sự như một người có văn hóa: Bông hoa Tiểu Hà đã “có chủ”, chính là Tôi - Lưng gù tật nguyền đáng thương! Xin Tiên sinh đừng lui tới nhà Tiểu Hà nữa! Chúc Tiên sinh mọi sự tốt lành! Ký tên: Lưng gù Quadimodo!” Đọc đến chữ cuối cùng, tôi như chân tay rụng rời! Hắn tự nhận là Quadimodo có nghĩa là hắn đã yêu Tiểu Hà từ lâu, đơn phương nhưng quyết liệt! Rõ ràng là tôi không thể “đấu súng” với hắn, “sự nghiệp” của tôi mới bắt đầu, chẳng lẽ chỉ “Bùm” một cái là tan thành mây khói!Tôi đưa ngay lá thư của Lưng gù cho Tiểu Hà, Tiểu Hà nhìn tôi dở khóc, dở cười, lúng túng một hồi rồi mới nói được: “Xem chừng Lưng gù này còn dữ dội, mãnh liệt hơn cả Quadimodo trong tiểu thuyết “Nhà Thờ Đức Bà Paris”! Có chuyện này là em chưa kể cho anh nghe, nhân đây em xin nói luôn: Ngay từ khi mẹ em bị bệnh nặng, Lưng gù đã cho bà Mối mai sang xin cưới em và nói sẽ phụng dưỡng bố mẹ em thật tốt cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời! Em thật bất ngờ và rất sợ, nhưng không biết làm thế nào? Bố, mẹ đều bảo khất đến khi nào em thi đỗ vào Đại học sẽ bàn tới chuyện đó. Đây chỉ là kế hoãn binh tạm thời chứ chưa có cách nào dứt khoát. Lưng gù vui vẻ nhận lời và ngày ngày “canh chừng” em như Cai ngục! Hễ ai tới nhà em nhiều và có ý tán tỉnh yêu đương là hắn gửi giấy dọa giết. Hắn cũng định dọa giết anh nhưng bố em bảo anh là học trò cũ của ông hồi ở Thái Nguyên nên hắn mới viết thư giọng điệu nhẹ nhàng, lịch sự như vậy đấy!” May mà tôi đã biết kỹ Quadimodo trong tiểu thuyết nên bình tĩnh suy nghĩ về Quadimodo có thực ở cuộc đời này. Nghĩ đến nát óc không tìm ra được một kế sách nào khả thi, trừ kế cuối cùng trong cái “cẩm nang” Tam thập lục kế: Tẩu vi thượng sách! Nhưng Tẩu như thế nào thật không đơn giản bởi tình cảm của tôi với Tiểu Hải mới ở giai đoạn “Tình trong như đã mặt ngoài còn e !” mà thôi!...Tôi buồn quá, và bỗng phát hiện ra rằng có quá nhiều chuyện thường chỉ có ở trong tiểu thuyết lại cứ đeo bám tôi hoài! …Tôi đem chuyện Quadimodo hỏi ông Đỗ Văn Hỷ, chuyên gia về văn học Trung Quốc của Viện, cũng rất giỏi Tử vi tướng số, thì ông Hỷ nói: “Anh hùng không qua được ải Mỹ nhân! Nếu cậu tự cho mình là anh hùng thì sẽ chết vì người đẹp, còn nếu cậu là tiểu nhân thì cậu sẽ thắng cái anh chàng Quadimodo Lưng gù đó!” Tôi nói: “Anh nói thế cũng như chưa nói gì? Vấn đề là em có nên tiếp tục đeo bám cô nàng hay “nhường” cho thằng Lưng gù?” Ông Hỷ cười: “Tớ làm sao mà trả lời thay cho cậu được? Thần Tử Vi đứng trước Thần Ái tình cũng bó tay chào thua khi bị Mũi tên vàng của Thần Ái tình bắn trúng!” Nghe ông Hỷ nói vậy, tôi chán nản hết sức, đi bách bộ từ Văn Miếu tới Hồ Hoàn Kiếm đến chục lần mà vẫn chưa nghĩ ra một ý hay nào! Khi tới trước cổng Thư viện Quốc gia, nhìn vào trong sân, thấy Tiểu Hà đang ngồi trên một băng ghế đá như chờ đợi ai, tôi vội đi vào. Lúc tôi vừa ngồi xuống bên cạnh Tiểu Hà như mọi lần thì người nổi da gà khi thấy ở trên một băng ghế đá khác khuất sau một lùm cây, Quadimodo Lưng gù đang ngồi thu lu bất động, mắt nhìn về phía chúng tôi lạnh băng!...7.Trưởng Ban Lý luận của tôi có người bạn làm cấp Trưởng phòng ở Sở Văn hóa – TT tỉnh Khánh Hòa, bạn học của tôi cũng làm ở đó, vì thế ông muốn tổ chức cho cả Ban đi Nha Trang, theo “chính danh” là đi thực tế cơ sở. Những năm đầu giải phóng mà tổ chức được một chuyến đi dài ngày vào Miền Nam nói chung (Nha Trang nói riêng) là rất kỳ công…Lúc đó, các thành phố ở miền Nam nói chung và thành phố biển Nha Trang nói riêng vẫn là “vùng đất lạ” đối với người miền Bắc, vì thế việc đi Nha Trang một tháng trời đã giúp tôi “lùi xa mà nhìn rõ hình thế núi non”, tức nhìn lại “vấn đề Lưng gù” một cách tỉnh táo và sáng suốt. Cuối cùng, sau đúng một tháng ở Nha Trang, tôi đã rút ra được cách đối nhân xử thế trong trường hợp phải đối mặt với “vấn đề Lưng gù”: cứ để sự việc phát triển, vận động một cách tự nhiên, không can thiệp thô bạo! Cụ thể hơn là chờ thời gian trả lời! Câu này cũng là một luận điểm quan trọng trong Lý luận văn học nói riêng và văn hóa – nghệ thuật nói chung: Thời gian là vị quan Tòa công minh nhất!...Và quả nhiên, Thời gian đã đưa cho tôi một đáp án thật…phũ phàng: Khi chuyến tàu Thống Nhất từ Nha Trang vừa về tới Hà Nội, tôi chưa về nhà ngay mà tới nhà Tiểu Hà (Từ Ga Hà Nội về nhà tôi ở Giảng Võ thì đi qua đường phố có nhà của Tiểu Hà) thì chỉ thấy hai người y tá mặc áo Blu trắng toát đang canh chừng bố và mẹ của Tiểu Hà! Những hình ảnh như thế quá quen thuộc đối với tôi (bố mẹ tôi đều làm nghề Y và thường là gia đình tôi ở luôn trong khu tập thể của Bệnh viện) và như báo tin cho tôi biết rằng: bệnh tình của song thân Tiểu Hà có vấn đề! Tôi chưa kịp hỏi gì thì một cô Y tá đưa cho tôi một mảnh giấy. Tôi mở ra và đọc ngay: “Gửi anh Th.!...Em không thể cưỡng lại định mệnh, tức phải cưới Lưng gù để anh ta lo hậu sự cho song thân! Chúng ta không nên gặp nhau nữa! Em: Tiểu Hà!” Khi thấy tôi đã đọc xong thì cô Y tá nói: “Thực ra bố mẹ của Tiểu Hà đã chết, nhưng chưa phát tang để tiến hành “Cưới chạy tang”, mọi người đang làm đám cưới ở nhà hàng Phú Gia!... Anh có vào chào hai ông bà thì vào đi rồi về ngay! Tiểu Hà có nhờ tôi nói thêm với anh như vậy!...”Tôi không còn nhớ cảm giác của mình lúc đó như thế nào, nhưng chắc là bộ mặt vốn đã khá nhàu nát của tôi lúc đó kỳ dị lắm, khiến cho cô Y tá nói xong thì bật khóc! Không biết cô Y tá khóc vì thương cảm cho tôi hay cho Tiểu Hà?8.Ngay ngày hôm sau, tôi cho tất cả quần áo, đồ dùng cá nhân của tôi vào cái ba-lô Con Cóc từ thời đi lính còn giữ lại và đến thẳng phòng làm việc của tôi ở Viện Văn học, tức đêm đêm tôi sẽ ngủ ngay trên bàn làm việc. Và thế là từ đó, tôi không còn ngày ngày đi trên tuyến đường từ đường Giảng Võ qua Văn Miếu Quốc Tử Giám đến Hồ Hoàn Kiếm để tới cơ quan ở đường Lý Thái Tổ nữa! Tuyến đường vừa mới như là mạch máu trong cơ thể bỗng chốc trở thành “Con đường đau khổ”!Thời gian lại đem đến cho tôi một đáp án mới của cuộc đời: Tôi không làm việc ở Viện Văn học nữa mà chuyển về Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật ở đường Đê La Thành (đối diện với Nhạc viện Hà Nội). Như thế tuyến đường Từ Văn Miếu đến Hồ Hoàn Kiếm có thể được xóa đi vĩnh viễn, tôi sẽ thoát khỏi sự ám ảnh vì cứ phải cố tránh “Con đường đau khổ” mỗi khi đi từ cơ quan ở Lý Thái Tổ về nhà ở Giảng Võ! Nhưng thực ra, sự ám ảnh này không hề buông tha tôi và cứ như là “ngựa quen đường cũ”, thỉnh thoảng đôi chân vạn dặm của tôi lại vô tình (hay cố ý) đưa tôi đi qua nhà Tiểu Hà. Và sự đời trớ trêu ở chỗ, lần nào tôi đi ngang qua nhà Tiểu Hà cũng đều nhìn thấy Nàng, nhưng trong những cảnh huống khiến trái tim tôi thêm tan nát, chẳng hạn như cảnh tượng sau: Tiểu Hà vừa đi làm về , còn đứng ngoài hiên, thì người chồng Lưng gù đã từ bàn vé số bật dậy, nhanh như vượn, nhào tới ôm chặt lấy Tiểu Hà rồi hôn hít lên khắp người Tiểu Hà, không chừa chỗ nào!...Sài Gòn, 2008-2009Đỗ Ngọc Thạchnguồn: phongdiep.net
Quanh Hồ Gươm - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch[27.05.2012 21:58]
Thói quen thứ hai là đã đến Hồ Gươm thì động tác đầu tiên là ngó nhìn xuống mặt hồ xem Rùa có nổi lên hay không? Nếu có thì reo lên rồi chỉ chỏ kêu người đứng gần tới xem, còn nếu không có thì chốc chốc lại ngó xuống mặt hồ tìm kiếm. Thói quen này cũng không hề mất đi.
Thói quen thứ ba là đã đến Hồ Gươm thì thế nào cũng phải ăn kem Bờ Hồ, bất kể mùa hè hay mùa Đông. Cụm từ “Kem Bờ Hồ” để nói về hai vị trí: Kem que bán ở cái Ki-ốt nằm trên bãi đất trống ở góc có hai đường cắt nhau là đường Lý Thái Tổ và đường Tràng Tiền và Kem Cốc (Ly) bán ở trong Nhà Thủy Tạ. Tôi xin đưa ra nhận xét về Kem Bờ Hồ rằng: Tính từ năm 1954 (năm tôi về sống ở Hà Nội) trở lại đây, chất lượng ngày càng kém đi. Mỗi lần từ phương xa trở về Hà Nội, tôi đều đến Bờ Hồ ăn Kem và đều phải nuối tiếc cái cảm giác tuyệt vời khi “ăn Mùa Đông” đã bị mất dần độ khoái cảm!...
Lúc còn nhỏ, việc đi chơi Hồ Gươm là một việc quan trọng, phải được bố trí, sắp xếp trước bởi nhà tôi ở khá xa Hồ Gươm, và lúc đó, đi dạo công viên hoặc đi dạo Hồ Gươm là hình thức giải trí “Cao cấp” của tầng lớp “Quý tộc” hoặc giới ăn trắng mặc trơn nhàn hạ. Tuy nhiên, ngày Chủ Nhật, ngày Lễ, Tết thế nào anh chị em chúng tôi cũng làm một chuyến đi chơi Bờ Hồ. Đối với trẻ con lúc ấy (cuối những năm 1950), Bờ Hồ còn có món đặc sản rất hấp dẫn nữa là “Thịt Bò khô”, bán trên cái tủ cơ động của mấy người Việt gốc Hoa, thường tụ tập ở gần bến Xe Điện Bờ Hồ…
Không hiểu tôi có cơ duyên gì với Hồ Gươm mà có tới ba lần sống gần Hồ Gươm và Hồ Gươm trở thành một phần quan trọng trong Ký ức của tôi về Hà Nội…Lần thứ nhất là vào tháng 8 năm 1966, tôi có giấy gọi vào Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, (lúc đó đã sơ tán về tận huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) nhưng vì bố tôi muốn tôi vào Trường Đại học Y Dược Hà Nội, tôi lại không nghe theo nên ông đã giận mà xé giấy gọi của tôi đi, đồng thời không cấp “Lộ phí” cho tôi đi Thái Nguyên! Không còn cách nào khác, tôi phải đi làm thuê kiếm tiền và rất may cho tôi, sau khi làm một giấc ngủ ngon lành trên băng ghế đá ở góc Bờ Hồ, đối diện nhà hàng Phú Gia ở bên kia đường Lý Thái Tổ, tôi tính vào nhà hàng này làm một bữa no cho biết mùi “Nhà giàu” (Phú Gia) thì thấy một bà già đi bộ bị một người đi xe mô-by-lét (xe máy tay ga loại nhẹ khá phổ biến ở Hà Nội lúc đó) quệt phải người, ngã lăn quay giữa đường, tôi liền đỡ bà cụ dậy và đi về phía nhà hàng Phú Gia. Vừa tới trước cửa nhà hàng Phú Gia thì có một người đàn ông trung niên đi từ trong nhà hàng ra, nhìn thấy tôi dìu bà cụ tới thì giật mình ào tới, hỏi han rối rít…Thì ra ông ta là đầu bếp trong nhà hàng Phú Gia, sau khi biết rõ tình cảnh và nguyện vọng của tôi, đã cho tôi vào làm phụ bếp và tôi cũng xin được ngủ đêm tại Nhà hàng.Lần thứ hai là khi tôi còn đang học tại Khoa Toán ĐHTH (lần thứ hai, sau khi đi lính về), tôi thường về nhà người bạn ăn ngủ, ở ngay đầu phố Cầu Gỗ, đối diện bến xe điện Bờ Hồ.Lần thứ ba là khi tôi làm việc (và ăn ngủ tại phòng làm việc) tại Viện Văn học, ở phố Lê Thái Tổ, không sát Hồ Gươm nhưng cũng chỉ bước vài bước qua phố Hàng Dầu là tới Hồ Gươm.Truyện ngắn Quanh Hồ Gươm này chủ yếu nói về ba lần sống bên Hồ Gươm đó!...2.
Từ lúc được sinh ra đời, tôi chưa bao giờ nghĩ đến cái Chết (mặc dù đã phải đối mặt với không ít hiểm nguy), cho nên tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy có người tự tìm đến cái Chết (tự tử) và không hiểu tại sao họ lại muốn chết?Một buổi chiều bình lặng, khoảng bốn, năm giờ, tôi vừa đi dạo một vòng quanh Hồ Gươm, tính vào cầu Thê Húc ngắm cảnh hoàng hôn quanh hồ, vừa đặt chân lên cầu thì thấy ở giữa cầu, có một người vừa nhảy xuống hồ. Tôi chạy lại, ngó xuống thì thấy đó là một người đàn bà, đầu còn ló trên mặt nước, hai tay đập nước loạn xạ! Tôi liền nhảy xuống, tóm tóc người đàn bà lôi vào bờ!...Thì ra chị ta chính là phục vụ bàn của nhà hàng Phú Gia, nơi tôi đang làm phụ bếp! Khi nhận ra tôi, chị ta nói: “Chú cứu tôi làm gì! Tôi đã bị lừa, bị cướp đi cái quý giá nhất của người con gái, còn sống làm gì nữa?” Tôi bảo: “Chị bị lây bệnh thất tình của các tiểu thư đài các trong tiểu thuyết ái tình rồi! Không có cái gì quý giá bằng sinh mạng! Chị hãy quên “chuyện lừa đảo” ấy đi, nó cũng chỉ như người ta bị mất trộm mà thôi! Nếu có bản lĩnh thì nghĩ cách báo thù, cho kẻ Sở Khanh kia một bài học là xong! Đó là cách nghĩ của người lao động chúng ta!”. Chị ta suy nghĩ một lúc thì thở dài rồi nói: “Cậu còn trẻ tuổi mà sao nghĩ sự đời rành mạch quá, tôi sẽ nghe theo cậu! Nhưng tôi phải nhờ cậu bày cho một mưu kế để trả thù thằng cha Sở Khanh kia, hắn thường đến ăn ở nhà hàng Phú Gia đó!”…Tôi liền bày cho chị ta một mẹo nhỏ trong “Tam thập lục kế”.Ba ngày sau, chị phục vụ bàn gặp tôi nói: “Mẹo của anh hay quá, nhưng liều thuốc mê tôi cho vào ly rượu của hắn lại lấy nhầm gói thuốc độc, nên hắn đã chết luôn rồi! Bây giờ phải làm sao?” Tôi nói ngay: “Thì kéo hắn ra khỏi cái buồng Thuyền trưởng rồi thả xuống sông nhờ Long Vương phán xử!” (gã Sở Khanh Kia là Thuyền trưởng một con tàu vận tải đường sông). Thời gian cứ bình thản trôi đi mà không thấy chị phục vụ bàn nói gì, chắc không ai điều tra về cái chết của gã Thuyền trưởng vì điều tra làm sao khi trong phòng Thuyền trưởng của gã có rất nhiều dấu vết và hiện vật của rất nhiều cô gái khác nhau và điều đặc biệt là người ta còn tìm thấy trong một cái thùng giấy các-tông có tới ba chục bộ đồ lót của ba chục cô gái khác nhau!...Thì ra gã Thuyền trưởng là một “Yêu râu Xanh” đã làm hại đời biết bao cô gái dại dột! Lão ta chết cũng đáng đời!...Một tuần sau nữa, chị phục vụ bàn cưới chồng, chồng là cửa hàng trưởng một cửa hàng ăn uống khác, thường qua lại Phú Gia. Sau khi giới thiệu tôi là ân nhân cứu mạng trong vụ nhảy cầu Thê Húc, người chồng liền đưa tôi một món tiền lớn gọi là ủng hộ “Sinh viên nghèo” làm lộ phí lên Đại Từ, Thái Nguyên nhập học!...”. Tôi cảm tạ vô cùng vì tính ra cho đến lúc đó, tôi làm phụ bếp ở nhà hàng Phú Gia đã gần một tháng mà vẫn chưa để dành được đồng nào vì cứ mỗi tuần lĩnh tiền xong, tôi lại vào Nhà Sách Tràng Tiền và mê mẩn thế nào mà mua sách hết số tiền công mới được nhận!...3.
Trong thời gian ở nhà anh bạn ở phố Cầu Gỗ (gọi là phố Cầu Gỗ nhưng tôi chẳng thấy có cái cầu bằng gỗ nào?), tôi cũng thường xuyên đi dạo quanh Hồ Gươm và cũng thường lên cầu Thê Húc bởi mỗi khi tới cầu Thê Húc là lại nhớ đến vụ nhảy cầu năm xưa của chị phục vụ bàn nhà hàng Phú Gia. Hôm ấy, tôi vừa đặt chân lên cầu Thê Húc thì hệt như cái hồi năm 1966, tôi vụt thấy ở giữa cầu có người vừa nhảy xuống hồ! Tôi lại nhảy xuống và tóm tóc nạn nhân lôi vào bờ. Và tôi thật sự kinh ngạc khi nạn nhân lại chính là người phụ nữ đã nhảy cầu năm năm trước, tức chính là chị phục vụ bàn nhà hàng Phú Gia ngày xưa!... Chị ta cũng kinh ngạc khi nhận ra tôi rồi òa khóc, hồi lâu mới nói: “Chồng tôi bây giờ nó có nhân tình trẻ đẹp, nó không còn ngó ngàng gì đến vợ con nữa! Vậy thì tôi sống mà làm gì? Mà tại sao lại là anh? Anh cứu tôi mà làm gì?” Tôi nói: “Sao chị cũng không đi kiếm nhân tình giống như ông ấy? Chị không thể chịu thua ông ấy được, chị không biết câu “Ông ăn chả bà ăn nem” sao? Việc gì mà lại dại dột đi tìm cái chết?” Chị ta nghe nói vậy thì như là bừng tỉnh sau cơn mê ngủ, sau đó sửa sang lại nhan sắc, để trái tim hòa cùng nhịp sống! Chẳng mấy chốc ong bướm lượn lờ quanh mình, chỉ quờ tay ra là bắt được nhân tình, nhân ngãi! Từ đó mải mê với những cuộc tình gió trăng, chị ta quên luôn chuyện người chồng phụ bạc!...Người bạn tôi ở Cầu Gỗ cũng đi lính với tôi một đợt năm 1966, học ở Khoa Lý, lại trúng tuyển vào Không quân, được sang Liên Xô học lái máy bay nhưng sau đó do sức khỏe có vấn đề nên lại trở về trường cùng một đợt với tôi, lại học ở khoa Lý. Người bạn này rất quan tâm đến cuộc sống của bạn bè và thường khuyên tôi nên cưới vợ cho ổn định cuộc sống. Một hôm, anh dẫn tôi đến nhà một người quen, trên đường đi, anh nói: “Tôi có người bà con họ hàng xa, đã một đời chồng, hiện sống với cô con gái bốn tuổi, nhà cửa đàng hoàng, làm việc ở một cửa hàng ăn uống, không lo đói! Tôi đã nói chuyện về ông với chị ta, cơ bản là xong rồi, chỉ còn ở phần của ông nữa mà thôi!”. Nhưng khi chúng tôi tới nhà người họ hàng của anh bạn thì người ở trong nhà là chủ nhà mới, người này nói chị chủ nhà cũ (tức người bà con với anh bạn tôi) đã bán nhà cho anh ta được ba ngày nay và hình như đã vào Sài Gòn rồi! Anh bạn tôi nghe nói vậy thì lẩm bẩm: “Đúng là cuộc sống luôn vận động nhanh và mạnh hơn ta nghĩ!” Còn tôi thì sực nhớ ra rằng cách đây một tháng, tôi đã đưa chị phục vụ bàn ở chân cầu Thê Húc về chính ngôi nhà này. Thì ra người bà con họ hàng xa mà anh bạn tôi định giới thiệu cho tôi lại chính là người đã hai lần nhảy cầu Thê Húc để tìm cái chết! Lần này chị ta đi vào phương Nam xa xôi ngập nắng, chắc sẽ là điều tốt bởi từ lâu chị ta thường hay nói câu: “Tôi muốn đi thật xa, đến một nơi nào đó không biết tôi là ai, tôi sẽ làm lại từ đầu!”. Tôi thường nghe câu nói này ở khá nhiều người và tôi luôn nghĩ, sao người ta không “làm lại từ đầu” ở ngay nơi đã sống, đã quen thuộc?4.
Tám năm sau, tôi về làm việc ở Viện Văn học, ăn ngủ ngay trong phòng làm việc ở 20 Lê Thái Tổ, coi như cũng là ở cạnh Hồ Gươm. Ngày nào tôi cũng đi dạo quanh Hồ Gươm ít nhất là ba lần: sáng chạy bộ quanh Hồ Gươm hai vòng, trưa đi tới Thư viện Quốc Gia ở phố Tràng Tiền cũng phải qua Hồ Gươm và khoảng Mười giờ đêm thường đi dạo quanh Hồ Gươm vì đọc sách và viết bài gì đó xong thì… đói!Có lẽ thời gian từ nửa đêm về sáng ở quanh Bờ Hồ là có nhiều chuyện nhất với đủ các sắc thái tình cảm khác nhau. Ở đây, tôi chỉ rút ra hai, ba chuyện có liên quan tới đề tài của Truyện ngắn này!Một hôm, như mọi ngày, tôi vừa viết xong một bài tiểu luận bắt buộc thì đã mười một giờ đêm. Bụng đói cồn cào, tôi liền tới Phở Thìn tự thưởng cho mình một tô đặc biệt. Ăn được nửa tô thì có một người thiếu phụ khoảng hơn năm chục tuổi bước vào, ngồi xuống bàn cạnh bàn tôi. Bà ta lặng lẽ ăn phở, bình tĩnh, thong thả … Khi ăn xong tô phở, tôi nhìn lại người thiếu phụ và bỗng nhận ra bà ta chính là người đã hai lần nhảy từ cầu Thê Húc xuống Hồ mà tôi đã nói trên. Tôi định hỏi chuyện bà ta nhưng lại nghĩ, “Trời đánh còn tránh miếng ăn”, người ta đang ăn không nên làm phiền và lỡ ra nhận lầm người thì sao? Tôi liền ra khỏi quán phở và đi về phía cầu Thê Húc. Không có ai trên cầu. Tôi đi vào cầu và khi tới giữa cầu thì ngồi xuống, dựa lưng vào thành cầu. Gió nhẹ thổi, không khí mát lạnh khiến cho tôi có cảm giác buồn ngủ và cái ngủ ập tới từ lúc nào!...Tôi đang mơ màng với những ý nghĩ và hình ảnh lộn xộn thì nghe có tiếng nói rì rầm: “Có ai đang ngồi trên cầu thế này? Đúng chỗ của chúng ta!”, “Đệ tử Cái Bang chứ còn ai nữa! Mặc kệ người ta! Chúng ta tiến hành đi!”, “Nào, ba chúng ta cầm chặt tay nhau. Đào nói trước đi!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Đào, 18 tuổi, nguyên học sinh lớp 12A1, vì thi trượt Đại học mà bị bố mắng nhiếc thậm tệ rồi đuổi khỏi nhà! Em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân Thần Rùa!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Cúc, 18 tuổi, nguyên học sinh lớp 12A1, bị bạn trai bỏ rơi rồi lại bị thầy giáo Chủ nhiệm cưỡng bức, có thai đã ba tháng! Em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân Thần Rùa!”, “Thưa Thần Rùa, em là Hoa Lan, 18 tuổi, nguyên học sinh lớp 12A1, em không thể học được vì khó quá, mà bố mẹ cứ bắt em học. Em bỏ nhà đi hoang nhưng đi hoang thì đói và rét, lại không có chỗ ngủ. Vậy em xin xuống làm nô tỳ cho Phu nhân Thần Rùa!”. Tôi nghe các cô bé nói khá rõ nhưng muốn mở mắt ra nhìn mà không được, muốn đứng dậy mà đôi chân như không phải của mình! Tôi thoáng nghĩ, đây hẳn là một vụ tự tử tập thể, vậy phải ngăn lại ngay! Tôi định la to “Dừng lại!” nhưng mồm lưỡi cũng như là không điều khiển được! Rồi có tiếng “ùm” rất lớn và nước từ dưới hồ văng lên người tôi như một cơn mưa bóng mây! Vừa ngớt “cơn mưa bóng mây”, mắt tôi mở ra được và nhìn rõ mọi vật xung quanh thì thấy người thiếu phụ ở quán Phở Thìn ban nãy xuất hiện và nói: “Chào cậu! Cậu bị “Đóng băng” rồi, chỉ nghe chứ không cử động gì được! Từ trong quán Phở Thìn, tôi đã nhận ra cậu, những tưởng cậu sẽ lại ngăn cản tôi xuống Thủy Cung, nhưng lần này thì cậu bị “Đóng băng”, chẳng thể làm gì được đâu! Cậu muốn biết tại sao tôi lại muốn chết chứ gì? Bởi vì thằng “Bồ” của tôi nó thật táng tận lương tâm, sau khi “no xôi chán chè”, nó bán cả hai mẹ con tôi cho một “ổ Nhện” ở tận bên Campuchia! Nói sao hết nỗi tủi nhục ê chề, con gái tôi đã mất tích! Tôi không thể bỏ xác nơi đất khách quê người được, tôi phải trở về lòng Hồ Gươm, nơi có người mẹ trẻ của tôi đã an nghỉ từ thế kỷ trước!” Tôi thoáng nghĩ, thì ra người mẹ của bà ta cũng đã trầm mình nơi đây, hèn chi cứ gọi con gái hoài! Tôi định nói lời từ biệt với người thiếu phụ nhưng bà ta đã nhảy xuống hồ từ lúc nào, nước hồ lại văng lên người tôi như cơn mưa bóng mây!
*
Mười năm sau, tôi mới có dịp trở lại Hà Nội sau những năm dài phiêu bạt giang hồ. Đêm hôm ấy, tôi ra Hồ Gươm và vừa đặt chân lên cầu Thê Húc thì thấy một thiếu nữ chưa tới tuổi đôi mươi đang đứng khóc giữa cầu. Cô gái vừa khóc vừa nói nên nghe không rõ lắm, khi tôi lại gần mới nghe được rõ đoạn cuối: “…Mẹ ơi, con chưa thể xuống với mẹ được vì chưa tìm thấy kẻ thù của mẹ con mình! Con xin hứa là sẽ tìm bằng được dù nó có phép thăng thiên, độn thổ hay tàng hình!...Mẹ hãy phù hộ cho con, mẹ ơi!...”. Tôi đi sát tới cô gái thì giật mình kinh ngạc vì cô ta giống người thiếu phụ đã ba lần nhảy xuống hồ từ cầu Thê Húc như hai giọt nước!Sài Gòn, tháng 11-2009Đ.N.T
(Theo Bản tác giả gửi Người Bạn Đường)Tin liên quan:“Đả Long bào - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch (17.09.2012 20:29)
Thượng Kinh ký sự (Hay là Ba lần tới Thủ đô) - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (21.05.2012 20:02)
Nhật ký của một siêu người mẫu chân dài (phần 1) Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (16.05.2012 21:08)
Chùm hai Truyện ngắn về Sân khấu của Đỗ Ngọc Thạch (18.04.2012 01:09)
Chùm hai truyện ngắn về Hôn nhân của Đỗ Ngọc Thạch (13.01.2012 20:45)
nguồn: nguoibanduong.net
Xem thêm:
QUANH HỒ GƯƠM
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 526
“Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê…” , biết là như thế, vậy mà khi đi dạo quanh Hồ Gươm, thấy có ai đang nói chuyện với nhau, tôi cũng đi sát họ và dỏng tai nghe xem họ có bàn chuyện Vua Lê hay không? Đó là thói quen thứ nhất và không hề mất đi của tôi.
Từ văn miếu đến hồ Hoàn Kiếm
- Chi tiết Chuyên mục: Tản văn Lượt xem: 682
diendanbaclieu.net/diendan/showthread.php%3F32284-Hot-g...Hot girl Ha Noi, hình ảnh hot girl thủ đô Hà Nội hà Thành "Hà Nội không vội được đâu" luôn có những hot girl cực xinh, kute dễ thương, bài viết ...www.24h.com.vn/anh-girl-xinh-c64e1067.html31 Tháng Ba 2013 ... Girl xinh Viet Nam - Tuyển tập ẢNH GIRL XINH Hà Nội kute dễ thương nhất 2013 . Bấm xem ngay bộ anh girl xinh, hotgirl Hà Thành, Sài Thành ...kenh14.vn/doi-song/hot-girl-ha-noi-thuc-hien-cup-song-v...18 Tháng Ba 2013 ... Bản cover của cô bạn Salim có sự sáng tạo và đặc biệt hơn một chút, đó chính là cô nàng đã kết hợp hai bài hát "Nồng nàn Hà Nội" và "Và tôi ...giaoduc.net.vn/Tags/hot-girl-h%25C3%25A0-n%25E1%25BB%25...Hàng nghìn học sinh trường Hà Nội Amsterdam đã "cháy" hết mình trong những vũ điệu sôi động của đêm chung kết "Ngày hội anh tài" 2012. Hot girl Hà Nội, ...eva.vn/lang-sao/ngam-hotgirl-ha-lade-hoa-nu-sinh-ha-noi...15 Tháng Ba 2013 ... Mới đây, hotgirl Hà Lade đã gây ấn tượng mạnh với nhiều người về bộ hình thiếu nữ Hà Nội, hình ảnh một cô nữ sinh mặc áo dài trắng, đội ...www.baomoi.com/Ngam-Hotgirl-boc-lua-cua-DH-Su-pham-Ha-N...(GDVN) - Nguyễn Ly Ly là một trong những gương mặt của Khoa sư phạm Âm nhạc, ĐH Sư phạm Hà Nội. Hotgirl Ly ly không chỉ xin đẹp, mà rất có năng khiếu ...www.baomoi.com/Diem-mat-hot-girl-cac-truong-THPT-tai-Ha...Cùng xem trường nào có nhiều hot girl xinh đẹp và tài năng nhất nhé! - Điểm mặt hot girl các trường THPT tại Hà Nội - Kênh 14 - BAOMOI.COM.Ly ly là người mẫu Games
Ngắm Hotgirl bốc lửa của ĐH Sư phạm Hà Nội - Báo Giáo dục Việt ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét