Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Trăm thi điệu - Đỗ Quyên


Trăm thi điệu - Đỗ Quyên

Tin tức > Trang Thơ người Việt ở các nước khác > Xem nội dung bản tin
Trăm thi điệu – Trích trường ca của Đỗ Quyên (Canada)
[04.05.2012 01:06]
Xem hình
Nhà thơ Đỗ Quyên sinh trưởng tại Hà Nội, từng là giảng viên ngành vật lý hạt nhân, hiện đang sống và viết tại Vancouver (Canada). Tình yêu và đam mê Đỗ Quyên dành cho thơ thật kì lạ, anh đã bỏ nhiều thời gian, công sức để đọc và sắp xếp hàng trăm trường ca của các tác giả Việt Nam thành bảng thống kê chi tiết, đầy đủ, có hệ thống… (Đọc lại 400 tác giả Trường ca Việt Nam đăng đầy đủ trên VanVN.Net). Mới đây nhất, Đỗ Quyên chọn và gửi tới bạn đọc những đoạn tiêu biểu trong trường ca mới của anh: “Trăm thi điệu”. VanVN.Net xin trân trọng giới thiệu 10 trong 100 “điệu” trích từ trường ca này.


“Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”
                                                            Nguyễn Du

*
“Cần phải bắt những trật tự đã cứng đờ nhảy múa lên,
bằng cách hát cho chúng nghe những âm điệu của bản thân chúng.”

                                                            K. Marx
 

1.
*
Đây là lần đầu tiên
anh chọn cách viết
trên em và Thi điệu

Có thể nhiều điều nữa
không tính hết
dưới hai hình hài
lẫn vần nhịp

Anh có thể rỗng đầu
nhưng tai nghe tình em đại dương
mắt đọc trường thơ Nobel 2011 đã có chủ
 Tranströmer Tomas
tay khỏa lấp dòng thơ cũ bởi những lời chen chúc
Nhịp nào chính
nhịp nào chịu hy sinh
nhịp nào bị câu thơ chối bỏ
     nghĩa địa âm vần
Trên ngọn cờ cuộc đời trần
và trên thân thể chúng ta ân ái bọc


Từng từ
Từng từ
Chữ theo nhau trong âm hưởng của mình.
[…]

4.

Thi sĩ từ bỏ khởi thủy
Lời nằm lại giường
     ngồi lại bàn ghế
Cầm giai điệu cũ
Đi trên mặt đất

Dòng thơ dâng lên mới
Từ những Thanh âm của đất
*
Nào,
nằm xuống
                 làm tình
Đất này
có Mẹ và Tổ quốc
đỡ chúng ta
từ rất xa.

5.
*
Sau cuộc yêu
mỗi người một hướng
như hai câu lục bát
                                bỗng rời ra

Tắt nhạc Francis Goya
           bản Nostalgia
Ngắm Sân sau trong khi đun nước pha trà gặp chủ nhà tập golf
Ra Sân trước thấy viền cỏ hết còn sắc nét
             thu về ba tuần không cắt
Ngậm từng ngụm trà đắng rồi ngọt
Nghĩ sao mà dân xứ này hiểu được những Bùi Giáng Nguyễn Du

Nào tiếp
             em câu lục anh câu bát
Lại quấn hai ta

Ấm trà quê bỏng tay Thi sĩ
Thơ không được viết tiếp
Đó là sự lỡ nhịp đôi khi cần thiết giữa
         phương pháp sáng tác và nghệ thuật ẩm thực
Mà không là tai nạn nghề nghiệp.

[…]

13.
*
Nhớ cái lần ấy của thơ
Trùng ngày
Anh chờ chiếc lá của mình rụng
            đầu thu
Cũng vậy lá thu em
Không mùa thu nào cho chúng ta sự đồng thời
Mỗi người mỗi chiếc lá                       

Bài thơ dang dở chưa cần Thi sĩ trở lại
Trong khoảng lặng của nó
Thậm chí trong chính khoảng lặng của Thi sĩ
Khi tới độc giả
Hai khoảng lặng hòa nhập

Thi sĩ bèn trở lại với
những cơn gió lúc nào cũng
                                         ngoài hiên.


Nhà thơ Đỗ Quyên

14.

Nhưng một số bài thơ hoàn tất cần Thi sĩ trở lại
chứng kiến sự xô đẩy của các con chữ
                                                          chưa vào âm điệu
Thời gian
và nhất là người đọc sẽ thuyết phục
(thậm tệ là bắt buộc)
                               các con chữ
Họ tôn trọng tác giả
Họ giữ gìn Nhịp điệu                     
Như những cơn gió ngoài hiên
                                                  bảo hộ bạn tình

*
Em hãy đón bình minh
bằng cái giật mình
ngoài trời lá rụng

Ngẫu nhiên trái đất như chiếc đồng hồ báo thức
rung qua một chiếc lá
vì em.

15.
*
Đừng lo
Như hai chiếc lá cuối thu
              nhìn nhau lần chót
Chúng ta còn trời cao
                                để tan vào
Nếu mặt đất
                    khước từ


Có rất nhiều bài thơ chọn đối tượng đất và trời
                                                                            là không gian nghệ thuật
Nhịp điệu khi đó phải làm việc khoảng cách xa
Nó mệt
Thi sĩ chớ áp đặt nhiều thành phần thi pháp
Khoảng trống
Cứ để rỗng không
Hoặc vừa đủ một cặp lá rụng.

[…]

101.

Thi sĩ để tuyết rơi đầu mùa
Vào nhịp trăm lẻ một
Thơ gãy khúc nối tiếp thời tiết
Người khi yêu không biết trút vào đâu thì cắn móng tay
Vườn trắng tinh nguyên còn một nụ hồng tái màu nữ
Tính chất đàn ông nằm ở xẻng xúc tuyết góc kho
Chờ ngày thành chiếc gậy mùa đông chỉ huy dàn nhạc

*
Bên trái là cây lá đỏ
Phải lá vàng
Trong gió cùng rụng
Anh đi
Giữa đường
Tìm em
Và tuyết.

102.
*
Nhìn thấy từ xa một nữ nhân mang cánh tay trần của em
Sáng lên trong chiều đông trắng

Anh thầm gọi
Bay lại
           hai cánh tay đang tung giữa đời

Hồi kết đã tới
Sẽ phải ra ngoài những khúc ca của Thanh âm và Ngôn từ
Đợi một kiếp yêu


Nữ-nhân-không-tay vào thơ
Thi sĩ
          làm ơn chăm sóc
Chỉ cần cảm xúc
Nghệ thuật
                mất đi phương pháp sáng tác
Là tượng thần Vệ Nữ thành Milo.

103.

Thi sĩ
Đứng trước sân đêm cuối
Rất lo
Chén trà Thái uống mãi chưa đến đáy
Không như cổ nhân
Mà ngược lại
         cái sóng sánh của trà tỏa lên đến vầng trăng

*
Em
Nói vụng sau lưng
Anh còn lo hơn cả chàng Thi sĩ
Giờ G đã chạm hình hài chúng ta
Cái đó hơn cả thi ca.

104.
*
Chúa cho nhạc em vào chữ anh
          và ngược lại
Từ khi tạo đàn ông đàn bà Người đã ngầm vậy
Ở bản trường ca sau anh chuyển kho Ngôn tự
        sang Thanh âm em
Người thi sĩ ấy vẫn chọn Thi điệu là chủ đạo
Trong kỷ nguyên thơ
Em hãy soạn lòng làm bản thảo

Chưa ai được như chúng ta
Lần đầu tiên làm phép ánh xạ giới tính và nghệ thuật
Từ khi tạo đàn ông đàn bà Chúa đã ngầm vậy


Cây thấp
  tán tròn
  lá đỏ ối
  sợi thanh
Thi sĩ thường dùng làm Dấu chấm hết câu
                                                               những khi dạo vườn biên tập
Lá rụng một lượt gió lạnh
Rung rung khung cành nhìn trời
Trong xác Dấu chấm hết
còn điều muốn nói

Trên mặt đất
        hiện ra chấm đỏ mới
Kết thúc trăm giai điệu Thi ca và Tình ái.

Vancouver, 2/10/2011 - 15/3/2012
 
(Theo vanvn.net)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email
nguồn: nguoibanduong.net

Cận cảnh vòng 1 đẹp nhất thế giới 2013
Cận cảnh vòng 1 đẹp nhất thế giới 2013
Cận cảnh vòng 1 đẹp nhất thế giới 2013






Những thiên thần của Charlie (Charlie’s Angels)

Ba nữ thám tử thông minh, xinh đẹp, giỏi võ…đã trở thành biểu tượng đình đám của người phụ nữ mới kể từ khi series truyền hình Ba nữ thám tử lên sóng mấy chục năm qua. Phiên bản điện ảnh.

Những thiên thần của Charlie gồm Natalie (Cameron Diaz), Dylan (Drew Barrymore) và Alex (Lucy Liu) cũng thể hiện được đầy đủ nét quyến rũ của các nữ thám tử với sự độc lập, tự do, hài hước, mạnh mẽ, cá tính…trong từng hành động.
Điểm đáng chú ý của loạt phim này là các nữ diễn viên đều bước qua tuổi 30 nhưng vẫn tự mình đảm nhận nhiều cảnh hành động nguy hiểm.
  Những bộ phim nữ quyền tuyệt đỉnh

Cận cảnh vòng 1 đẹp nhất thế giớiCận cảnh vòng 1 đẹp nhất thế giới

nguồn: Yahoo!Nàng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét