Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: XÓM VẮNG; Ngũ hổ tướng quân
newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html
Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.
www.vanchuongviet.org/index.php%3Fcomp%3Dtacgia%26actio...
Đỗ Ngọc Thạch ... Kiếm sống (truyện ngắn). Kiếm Sống 2 (truyện ngắn). Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn). Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn). Làng nói trạng (truyện ngắn) ...
nhavantphcm.com.vn/d%25E1%25BB%2597-ngoc-thach-nha-van-...
Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ...
www.trieuxuan.info/%3Fpg%3Dtgdetail%26id%3D495
Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại ...
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D645...
ĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp ( Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ ...
vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html
Chi tiết: Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 123. Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát ...
CÔ BẠN NGÀY XƯA HỌC CHUNG MỘT LỚP
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 290
Không thể không thừa nhận rằng bài thơ “Hương thầm” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn (*) là một “Tuyệt tác Thi ca”. Người ta cũng đã khen bài thơ “Hương thầm” nhiều nhưng chỉ mới ở mức “Thơ hay” chứ chưa tới mức “Tuyệt hay” tức “Tuyệt tác Thi ca”.
Đua chó
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 205
Ông Thành Công và bà Thi Đua đều là cán bộ Công Đoàn chuyên trách của một tỉnh miền núi phía Bắc và đều đã nghỉ hưu được hai năm. Năm đầu, hai ông bà còn phải lo giải quyết ngàn lẻ một công chuyện của thời kỳ “hậu viên chức” nên thực ra chẳng ngày gọi là được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa của hai chữ này.
Quan hiếu thảo
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 305
Ông Khuất Trung Hiếu là chức quan hàng đầu của huyện N, đúng lúc ông được điều lên tỉnh làm phó chủ tịch thì mẹ ông lâm trọng bệnh.
Những thiên thần áo trắng
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 217
Anh lính lái xe tăng Lê Sơn Ưng bị nhiều vết thương, khi được đưa đến đội điều trị dã chiến của Bác sĩ Thanh Nga thì những vết thương đã rất trầm trọng, tuy nhiên thi thoảng vẫn hồi tỉnh và còn nhìn thấy mọi người, mọi vật xung quanh. Ba ngày sau, những vết thương đã có chiều hướng tốt và anh lính Sơn Ưng đã tỉnh táo hoàn toàn nhưng đôi mắt cứ mờ dần và ba ngày sau nữa thì không thể nhìn thấy gì nữa!…
Già còn bị đòn roi
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 544
Nhờ chơi Blog mà tôi có thêm người bạn cùng tuổi- tức 61 con Chuột, cùng cảnh ngộ, cùng sở thích… Tưởng là đã biết hết về bạn, vậy mà không phải, và câu chuyện này khiến tôi ngạc nhiên hết sức…
CÁC BÀI KHÁC...
Trang 9 / 39
- TRANG ĐẦU
- 4
- ...
- 13
- TRANG CUỐI
QUẬN HE
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 241
Từ khi kết thúc chiến tranh phía nam với Chúa Nguyễn (Trịnh – Nguyễn phân tranh) và dứt được việc cát cứ ở Cao Bằng của họ Mạc, các chúa Trịnh là Tây Định vương Trịnh Tạc và Định Nam vương Trịnh Căn ra sức củng cố chính quyền ở Đàng Ngoài (Bắc Hà).
Chùm truyện ngắn mini - Đỗ Ngọc Thạch
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 287
1. CÔ GÁI VÙNG CAO
Con gái vùng cao khác con gái đồng bằng, thành thị là đương nhiên rồi. Nhưng khác như thế nào thì ít người nói trúng và nói hết. Ca khúc Sơn Nữ ca của nhạc sĩ Trần Hoàn hay thật nhưng cũng chỉ nói được phần nhỏ mà thôi! Có ba “Nhà” khá nổi tiếng rủ nhau lên vùng sơn cước với quyết tâm sẽ “Nói” bằng hết bí ẩn của Sơn Nữ trong chỉ một tác phẩm của mình!...
Chùm Truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 263
1.BÔNG HỒNG VÀNG
Văn Tình là một thanh niên vượt trội về mọi mặt, chỉ có một điểm yếu là gia cảnh rất nghèo túng…Tuy nhiên, Thần Tình Yêu không buông tha chàng trai nghèo và Văn Tình yêu đến mê si cô Mộng Tuyết.
Đám cưới vàng
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 470
Ông Chung và Bà Thủy cưới nhau khi cùng tốt nghiệp Đại học Sư Phạm, lúc mới 21 tuổi. Tính đến nay là gần 50 năm chung sống. Cả hai ông bà đều sinh năm 1940, tức đều sang tuổi 71, ông đã nghỉ hưu được chục năm, còn bà đã nghỉ được 16 năm.
Ngũ hổ tướng quân
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 420
Nếu Hà Nội có phố Nhà Binh, tên chính thức là phố Lý Nam Đế, tức toàn các gia đình quân nhân sinh sống ở đó, thì ở tỉnh Q.N có Làng Quân Nhân. Nếu như ở phố Nhà Binh, trong mỗi gia đình quân nhân chỉ có một hoặc hai người là quân nhân, còn những người khác “ăn theo”, thì ở Làng Quân Nhân, hầu hết các gia đình đều một trăm phần trăm là quân nhân, trừ bọn trẻ con chưa đến tuổi nhập ngũ, đương nhiên!
CÁC BÀI KHÁC...
XÓM VẮNG
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 273
XÓM VẮNG là tên một vở kịch của nhà viết kịch đã quá cố Xuân Trình. Ở đây, tôi không bàn về vở kịch ấy như thế nào mà chỉ muốn nói rằng nếu không có vở kịch Xóm vắng của nhà viết kịch thì chúng tôi không biết gọi tên khu “dân cư” của chúng tôi là gì ?
Cho đến nay, đã hơn hai chục năm trôi qua, tôi đã bỏ khu “dân cư” ấy đi giang hồ tới mười lăm năm, vậy mà nay trở lại, nhìn “toàn cảnh” mảnh đất đã chôn sâu một phần hồn mình ở đấy, tôi càng nhận thấy rằng lấy tên Xóm vắng để đặt cho nó thật là thích hợp. Thích hợp tới mức không thể tìm một cái tên khác thích hợp hơn !...Đã hơn hai mươi năm trôi qua, xóm vắng của chúng tôi vẫn thủy chung với cái tên Xóm vắng và ngày càng khẳng định là xóm vắng !...
Những chuyện về xóm vắng của chúng tôi thật là nhiều, thật đa dạng muôn màu muôn vẻ và có thể kể ngàn lẻ một đêm cũng không hết. Tôi dự tính, nếu trời thương tôi, cho tôi một bàn tay ảo thuật thì từ nay, tôi chẳng phải đi “cày thuê cuốc mướn” ở đâu nữa, cứ ngồi viết truyện về xóm vắng gửi đi các báo cũng dư sống ! Cái truyện ngắn này viết nhân dịp trở lại xóm vắng sau mười lăm năm tha phương cầu thực và cũng là để “thử thời vận” nên chưa đánh số thứ tự vì nếu đánh số thì nó sẽ là “Xóm vắng I” !
*
Trước hết cần nói đôi dòng về địa thế của xóm vắng . Bắc giáp với khu ruộng lầy (xa xưa chắc phải là lau sậy um tùm, sau đó được dân quanh vùng cải tạo và trồng rau cần nước, còn bây giờ thì nhà cửa mọc lên chi chít, có cả nhà lầu với đủ kiểu dáng mô-đéc), đông và nam giáp với sông đen (nước cống thải của thành phố), còn phía tây là sân sau của một xí nghiệp loại nhỏ (không biết họ sản xuất gì mà quanh năm im hơi lặng tiếng, bây giờ cũng đã biến thành khu nhà cửa chi chít như ruộng rau cần phía bắc). Nhìn tổng thể, khu xóm vắng của chúng tôi có địa thế biệt lập rất lý tưởng đối với giới lục lâm thảo khấu thời xưa ! Không hiểu sao, người ta lại chọn khu đất này – vốn là một bãi tha ma hoang vắng – để xây dựng “đại bản doanh” của một cơ quan nghiên cứu cỡ quốc gia ! Xin được miễn nêu tên cái cơ quan nghiên cứu kiểu “ngâm cứu” này vì bạn đọc lại phải mất công tra từ điển danh mục các cơ quan “ngâm cứu” và chưa chắc đã thấy vì cũng như tên gọi “Xóm vắng”, chỉ được lưu hành dưới dạng dân gian truyền khẩu chứ làm gì có tên trong các loại tài liệu sổ sách địa chí hoặc hành chính, cho dù là ở cấp phường !...
Điều tôi muốn kể trước nhất là vì sao tôi lại có mặt ở xóm vắng và vì sao chưa đầy năm năm, tôi lại bỏ xóm vắng đi tha phương cầu thực ? Điều này chỉ có Li – nàng tiên của tôi nhưng đã thành cát bụi – và Mi – người tình khốn khổ của tôi nhưng nàng đã bỏ sang Úc – là biết rõ mà thôi !
Li là một cô gái đẹp tuyệt trần, đẹp tới mức không thể nói về vẻ đẹp của nàng ! Tôi gặp Li vào một buổi tối, khi tôi đến chơi với một người bạn đang làm việc ở cơ quan “xóm vắng”. Lần đầu tiên tới đây, cảm giác đầu tiên của tôi là vắng vẻ, hiu quạnh. Toàn bộ khu xóm vắng được bao bọc bằng tường gạch cao tới 2 mét. Bên trong chỉ dăm ba cái nhà loại xây tạm và những khoảng trống còn lại đều được trồng cây như công viên. “Âm thanh chủ đạo” là tiếng côn trùng và tiếng muỗi bay vo ve. Muỗi ở đây mật độ khá dày, quơ tay là bốc được một nắm ! Dân cư ở đây chưa tới chục người, gồm những người độc thân, sống rải rác trong toàn bộ khu vực “xóm vắng”. Người bạn của tôi mới về đây được vài tháng, đêm nằm ngủ cứ sợ ma vì đã nhiều lần ngủ mơ bị “ma đè” nên đã năn nỉ nhiều lần tôi tới ngủ cùng, nhưng tối nay tôi mới có dự định đáp lại yêu cầu của bạn. Ngồi uống trà tán chuyện gẫu chán, hai chúng tôi định đi ngủ thì bỗng nghe thấy tiếng khóc thổn thức thoang thoảng trong gió đâu đây. Bạn tôi chui vội vào màn, chùm chăn kín mít và nói :
- Ma khóc đấy !...Chắc là một cô gái nào đó chết oan nên thi thoảng linh hồn lại hiện về khóc lóc ! Tớ đã nghe thấy tiếng khóc này nhiều lần rồi ! Nghe tiếng khóc này tớ đoán rằng phải là một người con gái còn trẻ và rất đẹp!...
Mặc cho người bạn nói con cò con cuốc, tôi đi ra ngoài sân và định hướng xem tiếng khóc phát ra từ đâu. Chỉ sau một phút tôi đã xác định dứt khoát đó là tiếng khóc của người sống chứ chẳng có ma quỷ gì cả ! Lần theo hướng tiếng khóc, tôi lò dò đi tới đầu hồi một cái nhà dài và nhận ra dáng một người phụ nữ đang ngồi khóc nức nở bên một gốc cây nhỏ. Tiếng khóc tuy nhỏ nhưng dễ nhận ra là của một người trẻ tuổi. Tôi chỉ còn cách người con gái đó khoảng hơn chục mét thì tiếng khóc biến mất và tiếng nói cất lên :
- Đứng yên !...Chỉ bước thêm một bước ngươi sẽ chết !... - Tôi thoáng giật mình, sởn gai ốc. Nhưng khi đã nhận rõ đó là dáng người thon thả của một người con gái thì tôi yên tâm và hỏi :
- Cô là ai ? Tại sao lại đến đây ngồi khóc ?
- Nhà ngươi ở đây nhưng làm sao mà biết được đây chính là nấm mồ chôn người tình yêu dấu nhất đời của ta? Làm sao mà biết được nỗi bất hạnh tột cùng của ta?
- Chưa biết thì tôi mới phải hỏi! Cô gái bất hạnh ơi, cô hãy nói cho tôi biết đi, tôi sẽ giúp cô được điều gì chăng?
- Ngươi làm sao mà giúp được ta điều gì? Nhưng thôi, ta đã định là sẽ kể cho ai nhìn thấy ta ngồi khóc… Ngươi có hình dung ra được không, lúc người yêu ta đang đứng trên giàn dáo xây dựng ngôi nhà này thì ta đến thăm chàng. Nhìn thấy chàng đang đứng chênh vênh nguy hiểm, ta lo sợ chạy lại để gọi chàng xuống thì ta vấp phải một sô vữa và ngã nhào vào một đống vữa. Bất chợt nhận ra ta, chàng quên phắt đang đứng trên giàn dáo cao, và đã bước vào khoảng không để chạy tới cứu ta!...
Cô gái kể đến đây thì khóc thét lên như đúng cái lúc nhìn thấy người yêu mình rơi từ trên giàn dáo cao xuống ! Tôi chưa hết bàng hoàng bởi câu chuyện của cô gái thì có tiếng chân chạy thình thịch và có tiếng quát :
- Kẻ trộm !...Bắt lấy nó !...
Chỉ trong chốc lát, ba bốn bóng người lố nhố ào tới phía tôi và cô gái. Cô gái bỗng bật dậy rất nhanh và lướt tới sát tôi như một làn gió và nói nhỏ :
- Ngươi hãy đi theo ta và không cần bận tâm tới xung quanh !...
Tôi như người bị thôi miên, chạy theo cô gái trong bóng đêm. Tuy nhiên, tôi vẫn đủ tỉnh táo để nhận thấy cô gái đã dùng những miếng võ điêu luyện để “dọn sạch” những người hô bắt trộm ban nãy trên con đường mà chúng tôi chạy qua. Và tôi còn đủ tỉnh táo để nhận ra đó là những thế võ của quyền chiến Tây Sơn ở vùng đất võ mà khi còn tại ngũ tôi đã được biết đến. Tôi vừa chạy vừa nói với cô gái :
- Cô có phải là người An Vinh ?
- Ủa !...Tại sao anh lại biết quyền An Vinh ?
- Tôi đã từng đóng quân ở đấy và biết cả câu “Roi Thuận Truyền – Quyền An Vinh” …
- Thế thì tốt ! Tôi đã gặp được quý nhơn rồi ! Hãy cứ đi theo tôi rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau !...
*
Sau khoảng một giờ đồng hồ, Li – tên cô gái là Li – đưa tôi tới một căn nhà nhỏ ở một khu vực còn hoang vắng hơn cả cái khu “xóm vắng”. Đó là căn nhà đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Trong đầu tôi nảy ra hàng trăm câu hỏi định hỏi Li nhưng cô đã kéo tôi nằm lên giường và nói :
- Anh đừng hỏi điều gì và hãy làm theo yêu cầu của em…- Và Li đã nhanh chóng đưa tôi đến một “miền đất lạ” mà từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi mới biết !...Sau khi mệt lả vì cuộc ân ái nồng nhiệt với Li, tôi vừa thiếp đi được hai ba phút thì Li đánh thức tôi dậy và nói :
- Bây giờ đã đến giờ em phải ra đi !...
- Em đi đâu? – Tôi giật mình bật dậy.
- Anh cứ ngủ tiếp đi và nhớ làm giùm em việc này : Trong hai năm nữa, cứ đúng ngày ấy, anh lại ra chỗ đó thắp nhang và cầu cho linh hồn anh ấy được siêu thoát !...Hết hai năm thì anh thôi…
- Nhưng em đi đâu? Sao không ở lại đây với tôi ? Chúng ta đã thành vợ chồng rồi cơ mà ?
- Em đi đâu anh không cần biết. Còn chuyện vợ chồng, anh đừng có nghĩ tới làm gì sẽ khổ lụy, bởi em có tướng sát phu !...
Tôi bàng hoàng thảng thốt…Khi tôi định thần trở lại thì đã không thấy Li đâu nữa !...
*
Để thực hiện lời ủy thác của Li, tôi đã tìm cách xin về làm việc ở khu “xóm vắng” và không những thế, người ta còn cho tôi nhập hộ khẩu vào xóm vắng. Trong suốt hai năm đầu, tôi đã làm đầy đủ điều Li ủy thác. Chính việc âm thầm thực hiện lời ủy thác của Li mà có một cô gái - cũng là thần dân của khu “xóm vắng” đã để ý theo dõi tôi. Và, trong khi mọi người của xóm vắng đều nhìn việc làm của tôi như nhìn một người tâm thần thì Mi – tên cô gái ấy – lại buộc vào tôi sợi dây oan nghiệt của ái tình…Một buổi tối, sau khi tôi vừa thắp nhang cho nấm mộ vô hình kia xong, trở vào phòng ngồi uống trà hút thuốc và cho ý nghĩ bay theo hình ảnh mờ ảo của Li thì Mi đột ngột xuất hiện !
- Anh biết người thanh niên đã chết hay là biết cô gái người yêu của anh ta ?
- Trời đất !...Sao Mi cũng biết mối tình bi thương ấy?
- Em là bạn của Li đây !...
- Là bạn của cô Li ? Chuyện thật là kỳ lạ !...
- Chưa hết đâu, lúc trước anh chàng ấy còn là người yêu của em !
- Lại thế nữa ? Đúng là tiểu thuyết !...Nhưng sau đó vì sao mà Mi lại thôi ?
- Em đâu có thôi !...Vì bố mẹ em bắt em lấy chồng …
- Ông chồng bây giờ đang đi nghiên cứu sinh chứ gì ?
- Đúng !...Cái Li nó có tướng sát phu dữ lắm ! Nó yêu ai người đó cũng chết bất đắc kỳ tử ! Ba chàng trai chết vì nó rồi đấy !...
- Trời ơi ! Thật vậy sao ? Nếu thế thì tôi …
- Anh định nói nó cũng yêu anh chứ gì ? Không đâu, chắc là anh đã ăn nằm với nó, nhưng đừng nghĩ là nó yêu anh ! Nó đã biến mất như nàng tiên bay về trời sau lần gặp anh chứ gì ?
- Sao Mi lại biết chuyện ấy ?
- Nhìn cái việc anh làm là biết liền à !...Thôi, anh hãy quên cái Li đi và hãy biết rằng vì câu chuyện tình ấy mà anh đã gặp em ! Anh hãy yêu em đi !...
- Nhưng em có chồng rồi cơ mà !...
- Anh hãy yêu em nhưng đừng có nghĩ đến chuyện chúng mình lấy nhau. Em có tướng “vượng phu ích tử”, ai yêu em đã trở nên sung sướng , khá giả. Chồng em ngày xưa cũng khổ sở , cô đơn, cơm niêu nước lọ như anh đó !...Em thương anh…
Nói rồi Mi kéo tôi vào vòng tay vừa nóng bỏng vừa mát lạnh của em…Từ hôm đó, tôi lao vào mối tình vụng trộm với Mi như con thiêu thân. Dù kín đáo đến mấy, cuối cùng chuyện của tôi và Mi cũng lộ ra. Người đầu tiên phát hiện chính là ông Sếp của tôi. Sau này, Mi đã nói cho tôi biết rằng ông Sếp đã nhiều lần nhìn thấy tôi và Mi ân ái với nhau, và mỗi lần nhìn thấy như vậy, ông ta đều đứng ngây ra và “soóc-ti” ra đầy quần ! Không kìm được, ông ta đã buộc ép Mi phải chấp nhận mối tình của ông với Mi nếu không sẽ “đì” tôi không ngóc đầu lên được!...Ở vào tình thế nan giải như thế, nhân dịp hết hạn làm cái việc mà Li ủy thác trước đây, tôi xin chuyển công tác vào Tây Nguyên (thay vì cho việc tôi sẽ được đi “Tây” làm nghiên cứu sinh như Mi đã dàn xếp với ông Sếp) với hi vọng sẽ tìm thấy Li ở vùng đất quê hương của Li. Nhưng khi về đến quê Li, tôi được biết Li đã chết trong một trận đánh không cân sức với một bọn cướp có trang bị cả súng đạn. Đau khổ, tôi quay trở về tìm Mi, nhưng Mi đã đi theo chồng sang định cư ở Úc !...Buồn bã, tuyệt vọng , tôi cư trú tạm thời ở xóm vắng được nửa năm thì bất ngờ ông Tơ bà Nguyệt bắt tôi lấy vợ thực sự ! Lấy vợ, có con, tưởng chừng sẽ định cư vĩnh viễn tại xóm vắng, ấy vậy mà tôi lại phải “khăn gói quả mướp” ra đi với lời khuyên của một ông bạn già : “Xóm vắng là vùng đất dữ, cậu không trụ được đâu!”. Tại sao xóm vắng là vùng đất dữ, cho đến bây giờ, sau 15 năm giang hồ tôi mới hiểu ra. Và muốn kể nhiều về điều này, phải chờ một dịp khác !...
Sài Gòn, 1997-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: vannghechunhat.net
Ngũ hổ tướng quân
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 420
Nếu Hà Nội có phố Nhà Binh, tên chính thức là phố Lý Nam Đế, tức toàn các gia đình quân nhân sinh sống ở đó, thì ở tỉnh Q.N có Làng Quân Nhân. Nếu như ở phố Nhà Binh, trong mỗi gia đình quân nhân chỉ có một hoặc hai người là quân nhân, còn những người khác “ăn theo”, thì ở Làng Quân Nhân, hầu hết các gia đình đều một trăm phần trăm là quân nhân, trừ bọn trẻ con chưa đến tuổi nhập ngũ, đương nhiên!
Ở phố Nhà Binh, tính chất thương mại đã dần dần thay thế tính chất quân nhân, con đường xưa kia nổi tiếng nghiêm trang thì giờ đây buôn bán sầm uất, cửa hiệu, nhà hàng nhấp nháy đèn màu thâu đêm! Nếu có ai lâu ngày mới trở lại phố Nhà Binh thì sẽ không thể nhận ra! Còn ở Làng Quân Nhân, mới bước tới đầu Làng là đã có thể nhận ra ngay và ai cũng có cảm giác thật tuyệt vời: như được trở về nhà mình sau cuộc hành trình vạn dặm!...
*
Điều đáng chú ý ở Làng Quân nhân là ở đây có tới năm người đã từng đeo lon cấp tướng, cho nên Làng Quân nhân còn có tên là Làng Ngũ Hổ Tướng quân. Cả năm Ông Tướng này nay đã qua cái tuổi Thất Thập cổ lai hy (sinh năm Dần 1938), song vẫn còn dồi dào sức khỏe và đều đang là Võ sư của Lò Võ Việt Võ đạo của Làng. Cả năm Ông Tướng đều lành lặn, không hề bị một vết thương nhỏ, điều đó có thể gọi là có nhiều may mắn, bởi có nhiều người chỉ lâm trận một lần đã thành Liệt sỹ! Cả năm Ông Tướng đều có ít nhất hai người con trai nối nghiệp Binh gia và đều đã đeo lon cấp Tá, có hai người đã tới Đại Tá. Cả năm Ông Tướng đều … Điều này hơi “tế nhị” nhưng cũng cần “sòng phẳng” nói ra bởi không nói thì ai cũng biết: đó là cả năm Ông Tướng đều lấy vợ là Chị Nuôi (Chiến sĩ Nuôi quân gái) và cả năm Tướng Bà đều…không đẹp! Khi có người trêu chọc là tại sao lại không tìm người đẹp lại “vơ quàng vơ xiên” như thế, hoặc nói là đã chót lấy vợ không đẹp lúc còn tuổi trẻ dại khờ thì tại sao khi lên Tướng, lên Tá không “nạp thiếp” một Hoa khôi nào đó có khó gì, thì cả năm Ông Tướng đều nói: “Vợ đẹp là vợ người ta! Và người đẹp thường đoản mệnh lại kém nuôi con! Còn bà nó nhà tôi, nhìn thế chứ khi “lâm trận” thì rất tuyệt vời, rất đáng đồng tiền, bát gạo, lần nào cũng như lần đầu!”. Quả đúng là như vậy, cả năm Tướng Bà đều có quý tướng Vượng phu ích tử, đẻ đã khỏe nuôi con lại giỏi, còn mong gì hơn!...Tóm lại, cả năm Ông Tướng đều có rất nhiều điểm giống nhau, thậm chí quá giống nhau (chẳng hạn như cả năm Tướng Bà đều đậm đà và …không cao), và chỉ có một điểm khác nhau, đó là năm người không ở cùng một đơn vị. Nhất Tướng quân và Nhị Tướng quân ở Binh chủng Bộ binh, Tam Tướng quân và Tứ Tướng quân ở Binh chủng Đặc công, còn Ngũ Tướng quân ở Bộ Tổng Tham mưu (Tướng Văn phòng)!
*
Chuyện Nhất Tướng quân từ anh lính Binh nhì trở thành Tướng Một sao quả thật nói ra không dễ tin, bởi thoạt nhìn diện mạo không ai nghĩ cái anh chàng Lê Nhất này là sĩ quan chỉ huy cấp úy chứ đừng nói là Tướng Tá: văn hóa mới hết tiểu học, bộ dạng lại có vẻ “thằng Ngốc”, tóc rễ tre, mặt gân guốc, mắt to, miệng rộng luôn phô cái hàm trên chìa hẳn ra ngoài vành môi, mà người ta gọi là răng vẩu ( hoặc răng vổ, răng hô). Những người răng vổ thường thật thà, tốt bụng và Lê Nhất lại có sức khỏe khác thường nên đức tính đó được tăng lên cấp số nhân. Chính vì thế, những sĩ quan Quân lực khi nhìn thấy Lê Nhất đã quyết định ngay bố trí Lê Nhất làm lính Cần vụ cho các Thủ trưởng Tiểu đoàn. Quân cờ khi được đặt đúng chỗ sẽ phát huy tác dụng không ngờ, đúng như câu thơ “Lạc nước hai xe đành bỏ phí / Gặp thời một tốt cũng thành công” . Lê Nhất ứng với câu thơ thứ hai. Ấy là sau hai năm làm lính cần vụ một cách xuất sắc, một hôm Tiểu đoàn trưởng nói với Lê Nhất: “Tiểu đoàn ta được giao nhiệm vụ đánh tiêu diệt cứ điểm N.3, do một Tiểu đoàn địch đóng đồn. Như vậy là một chọi một. Nhưng quân ta hỏa lực chưa mạnh, mà quân địch thì “thành cao hào sâu” cố thủ, thì quân ta sẽ thương vong lớn mà chưa chắc thắng! Chà, quả là nước cờ khó!”. Lê Nhất vốn đã rất thân mật với các Thủ trưởng như tình huynh đệ, nên nói năng thoải mái: “Em thấy cấp trên như muốn đánh đố chúng ta, lực lượng không áp đảo lại không có pháo phối hợp thì theo em đánh là thua!”. Tiểu đoàn trưởng nói: “Cậu nói rất đúng! Quả là sau hai năm “ăn nằm” với Ban Chỉ huy Tiểu đoàn, cậu đã có những hiểu biết cơ bản về đánh trận! Vậy cậu có mưu kế gì không? Chúng ta phải dùng mưu kế chứ không thể nhắm mắt húc đầu vào tường!” Lê Nhất nhe răng cười, TĐT càng nhìn càng thấy khi Lê Nhất cười sao mà giống mình đến thế! Có lẽ chỉ có điểm khác nhau giữa hai người là đôi mắt mà thôi: mắt TĐT nhỏ mà sắc sảo, tinh anh chứ không to gần như mắt ốc nhồi của Lê Nhất!
Lê Nhất nói “Thủ trưởng đã bàn với các Thủ trưởng chưa, em nghĩ chắc Tiểu đoàn phó thế nào cũng nghĩ ra cách đánh hay!”. TĐT nói: “Nếu BCH đã có cách đánh rồi thì tớ còn nói với cậu làm gì! Sở dĩ tớ nói với cậu vì tớ đã có một mưu kế, và người thực hiện mưu kế này chính là cậu!”. Lê Nhất nghe nói vậy thì reo lên: “Trời đã cho em cơ hội rồi!... Thủ trưởng nói đi, dù có phải nhảy vào biển lửa hay trèo lên núi đao em cũng không sợ!...Em xin được đi ngay!”. TĐT từ tốn nói: “Cứ bình tĩnh! Khi đã thực hiện mưu kế thì phải bình tĩnh! Cậu là người họ Lê, có biết chuyện Lê Lai đóng giả Lê Lợi không?”. Lê Nhất thoáng giật mình, song kịp trấn tĩnh rồi nói: “Em tuy là họ hàng xa nhưng cũng là con cháu Vua Lê, sao lại không biết câu chuyện Lê Lai cứu chúa đó! Thủ trưởng cần em đóng giả Thủ trưởng chứ gì, em xin sẵn sàng! Chắc là chỉ cần đeo đôi kính râm vào là em sẽ giống Thủ trưởng y chang!”. “Cậu thông minh nhanh trí lắm, thế mà người ta bảo cậu là thằng ngố!...- TĐT thong thả nói - Thế này nhé: Thằng Tiểu đoàn trưởng của quân địch vốn là một tay hảo hán giang hồ, nó đã biết ý định của quân ta khi ta kéo quân về ém ở đây, liền viết chiến thư, nội dung là thách đấu tay đôi giữa hai Tiểu đoàn trưởng, đấu súng hay đấu võ do ta chọn. Nếu ai thua thì toàn bộ quân sĩ sẽ phải làm tù binh của đối phương!”. Lê Nhất lại reo lên: “Thế thì Thủ trưởng đã chọn đúng người đúng việc rồi! Em không cần biết nó đã từng là hảo hán giang hồ cỡ nào, nhưng em xin nói để Thủ trưởng an tâm: em được chân truyền bí kíp võ công của một sư phụ từng sang thụ giáo bên Thiếu Lâm Tự, vì qui định không được tiết lộ thân phận nên em không có điều kiện thi thố tuyệt kỹ cho các thủ trưởng xem mà thôi!”. TĐT nắm chặt tay Lê Nhất mà rằng: “Vậy thì thành bại trận này đặt hết vào tay cậu! Tớ chỉ nghĩ cậu bắn súng giỏi, ai ngờ lại là cao thủ võ lâm! Vậy ta sẽ nhận thách đấu võ thuật!”. Và chỉ ba ngày sau, cuộc thách đấu giữa hai TĐT hai bên đã diễn ra thật là ngoạn mục, cứ như trong phim Hồng Kông và kết quả là Lê Nhất đã thắng sau khi đã xuất chiêu thứ ba!...
Với chiến công đó, Tiểu đoàn trưởng được thăng vượt cấp lên Trung đoàn trưởng, thực ra là được ghép thêm hai Tiểu đoàn tân binh nữa để thành một Trung đoàn mới, chuẩn bị chiến dịch mới!...Vì thế, Lê Nhất được thăng vượt cấp lên làm Tiểu đoàn phó một Tiểu đoàn tân binh mà Tiểu đoàn trưởng vốn là Tiểu đoàn phó của tiểu đoàn cũ, rất thân với Lê Nhất, được Trung đoàn trưởng giao “kèm cặp” Lê Nhất cho tới khi quen việc! Quả là một bước lên mây! Và chính lúc nhận chức Tiểu đoàn phó, Lê Nhất đã cưới Chị Nuôi “Cô Ba béo”, mà anh lính cần vụ Lê Nhất đã “dính đôi” từ lâu! Và đúng là “Thánh nhân đã kẻ khù khờ”, Cô Ba tuy không đẹp người nhưng rất đẹp nết và đặc biệt có quý tướng Vượng phu ích tử , mà lúc cưới đâu có ai biết! Chính vì Quý tướng của vợ mà một năm sau, Lê Nhất lên Tiểu đoàn trưởng, một năm sau nữa làm phó cho Tiểu đoàn trưởng cũ tức đang là Trung đoàn trưởng, và chưa đầy một năm sau nữa, Lê Nhất lên chức Trung đoàn trưởng khi Trung đoàn trưởng cũ lên cấp cao hơn, đã nhiệt tình tiến cử Lê Nhất!...
Khi Lê Nhất lên tới chức Trung đoàn trưởng, tình hình chiến trường có dịu đi, hai bên ta và địch ở thế “giằng co”, Lê Nhất được gọi đi học văn hóa rồi sang Liên Xô học ở Học viện quân sự Phrun-de, nơi chuyên đào tạo các sĩ quan quân đội nổi tiếng của nước bạn. Chuyện đi học của Lê Nhất quả cũng không giống ai! Lúc đầu, Lê Nhất không muốn đi học vì đôi tay của Lê Nhất múa võ thì rất diệu nghệ nhưng cầm bút thì quá khó, cái bút không chịu nằm yên trong bàn tay thô ráp của Lê Nhất mà chỉ tìm cách lăn ra ngoài! Song, được Thủ trưởng cũ phân tích thấu tình đạt lý, Lê Nhất đủ trí khôn để hiểu rằng không thể không đi học, rằng làm gì cũng phải học! Và, với những tuyệt kỹ võ thuật mà Lê Nhất thường biểu diễn lúc cao hứng, các ông thầy của cả trường Văn hóa trong nước và Học viện quân sự Phrun-de đều muốn “bái sư” học võ, vì thế, không chính thức, không công khai, Lê Nhất đã làm Sư phụ của không ít các ông thầy chính hiệu. Và vì thế, việc Lê Nhất tốt nghiệp “Loại ưu” của Học viện Quân sự Phrun-de là chuyện đương nhiên! Và với cái “mác” Học viện Phrun-de, khi về nước, Lê Nhất được nhận chức Sư đoàn phó, rồi nhanh chóng lên Sư trưởng là không khó khăn gì!...
*
Lại nói về những người huynh đệ của Lê Nhất, tức Lê Nhị, Lê Tam, Lê Tứ và Lê Ngũ. Năm người là con của năm người anh em họ Lê, cái tên gọi theo số thứ tự là do họ sinh ra trước hay sau. Mỗi người chỉ ra đời sau người trước vài ba ngày, trong cùng một tháng, cho nên cũng coi như cùng tuổi, tuổi Dần.
Khi Lê Nhất được Quân lực lấy làm lính cần vụ cho các thủ trưởng Tiểu đoàn thì bốn người anh em còn lại được phân về bốn đại đội khác nhau, làm Hỏa đầu quân. Bốn người này, cũng giống Lê Nhất ở thể trạng to lớn, là lực điền siêu hạng nên cùng giống nhau là ăn rất khỏe! “Miệng ăn núi lở”, câu nói ấy rất đúng ở nông thôn nói chung: nhà nào có người ăn khỏe là xem như nghèo đói dài dài! Chính vì thế, khi được chọn làm Anh nuôi, cả bốn người anh em của Lê Nhất đều rất mãn nguyện bởi bữa nào cũng sẽ được ăn căng rốn! Có lẽ họ sẽ làm Anh nuôi suốt đời nếu như không có chuyện sau: khi Lê Nhất cưới vợ, họ đã tới dự đám cưới và như là có sự sắp đặt sẵn của Ông Tơ Bà Nguyệt, ở đây họ đã gặp bốn phù dâu cũng là Chị nuôi như cô dâu và cũng đều có Quý tướng Vượng phu ích tử như cô dâu! Thế là chỉ tháng sau, một đám cưới tập thể của bốn cặp Anh Nuôi cưới Chị Nuôi được tiến hành! Và, khi Lê Nhất lên Tiểu đoàn trưởng thì cả bốn người được đi học một lớp sĩ quan Tham mưu, bởi Tiểu đoàn trưởng Lê Nhất không muốn những người anh em bị thất học của mình làm anh nuôi mãi, mà cũng sẽ phải trở thành sĩ quan chỉ huy như mình!...
Lúc đầu, bốn người anh em của Lê Nhất cũng không thích đi học bởi cũng giống như Lê Nhất, ngồi hàng giờ trong lớp học như bị bó chân, trói tay, như là cực hình! Nhưng sau cùng họ cũng hiểu rằng muốn làm sĩ quan thì phải đi học! Và trong thời gian đi học, bốn người đã làm rạng danh cho lớp học khi trong các buổi hội thao, liên hoan văn nghệ, họ luôn làm mọi người tâm phục khẩu phục lúc cùng nhau biểu diễn những màn võ thuật và nhào lộn, trồng người! Chính vì thế khi ở các kỳ kiểm tra, thi cử văn hóa và chiến thuật, chiến lược quân sự này nọ, họ không làm được bài thì cũng được châm chước! Vả lại, sau này làm sĩ quan Tham mưu thì đâu có phải “đánh trận một mình”, có làm Tướng cũng vậy!
Lúc đầu, bốn người anh em của Lê Nhất cũng không thích đi học bởi cũng giống như Lê Nhất, ngồi hàng giờ trong lớp học như bị bó chân, trói tay, như là cực hình! Nhưng sau cùng họ cũng hiểu rằng muốn làm sĩ quan thì phải đi học! Và trong thời gian đi học, bốn người đã làm rạng danh cho lớp học khi trong các buổi hội thao, liên hoan văn nghệ, họ luôn làm mọi người tâm phục khẩu phục lúc cùng nhau biểu diễn những màn võ thuật và nhào lộn, trồng người! Chính vì thế khi ở các kỳ kiểm tra, thi cử văn hóa và chiến thuật, chiến lược quân sự này nọ, họ không làm được bài thì cũng được châm chước! Vả lại, sau này làm sĩ quan Tham mưu thì đâu có phải “đánh trận một mình”, có làm Tướng cũng vậy!
Khi lớp Sĩ quan Tham mưu mãn khóa cũng là lúc Lê Nhất đã lên chức Trung đoàn trưởng. Rất nhiều Trung đoàn thiếu sĩ quan Tham mưu, vì vậy Trung đoàn trưởng Lê Nhất đã giới thiệu những người anh em của mình cho những Trung đoàn bạn và họ đều trở thành sĩ quan Tham mưu cấp Trung đoàn, rồi lên cấp Sư đoàn. Khi Lê Nhất từ Học viện quân sự Phrun-de trở về thì việc “lên sao lên vạch” của bốn người anh em xem ra còn diễn ra với tốc độ nhanh hơn của Lê Nhất, quả là đúng như lời của ông Thầy Địa Lý khi đến Làng của họ, khi họ còn là những đứa trẻ cởi truồng đã nói: “Làng này hình thế rất đắc địa, có Ngọa Hổ tàng Long , sau này sẽ phát lộ nhiều tướng soái!”…
*
Tới tuổi về hưu, cả năm người cùng xuất ngũ một ngày, cũng như cả năm người cùng nhập ngũ một ngày. Có cô gái nhà báo trẻ, chính là con gái của Lê Nhất Tướng quân, thấy chuyện trùng hợp hay hay, liền nảy ra ý định viết một cuốn tiểu thuyết về đề tài chiến tranh, về chính những người thân ruột thịt của mình, người làng mình, cuốn tiểu thuyết sẽ có nhan đề “Ngũ Hổ Tướng Quân”.
Sau hai năm hỏi chuyện tỉ mỉ cả năm người trong Ngũ Hổ, cô nhà báo trẻ bỗng giật mình khi nhận thấy có một vấn đề “nghiêm trọng”: Cả năm Ông Tướng đều chưa hề tham gia một trận đánh thực sự nào, tức phải xông pha giữa mịt mù bom đạn, máu chảy đầu rơi! Những chuyện mà các ông Tướng đã kể mà cô nhà báo trẻ đã ghi chép rất tỉ mỉ, có lúc còn ghi âm, chỉ là những chuyện “sinh hoạt đời thường” trong suốt bốn mươi năm tại ngũ của năm Ông Tướng!
Cô nhà báo trẻ liền đem vấn đề này trao đổi, tâm tình với các Tướng Bà thì các Bà đều nói giống nhau: “Nếu các ông ấy mà thương tích đầy mình, và chẳng may lại trúng “chỗ ấy” thì làm gì có “Bầu đoàn thê tử” như bây giờ! Phải tạ ơn Bồ Tát, ngày nào mẹ cũng cầu Bồ Tát mới được lành lặn, nguyên vẹn như thế đấy!”. Không thỏa mãn với câu trả lời của các Tướng bà, Cô Nhà Báo trẻ đi hỏi chuyện các ông thầy Tử vi Tướng số thì các ông nói: “Không hề trực tiếp đánh trận, không hề dính mũi tên hòn đạn nào mà lên tới Tướng soái thì quả là kỳ lạ! Thần linh nào mà che chắn cho hoài như thế? Bây giờ cô hãy kiểm tra bên trong người các Tướng Bà xem có gì đặc biệt không? Tôi nghĩ là tất có Quý tướng ẩn tàng bên trong người các Tướng Bà!”.
Cô Nhà Báo trẻ nghe theo, cặp kè riết với các Tướng Bà suốt một tuần mới phát hiện ra những bí ẩn của các Tướng Bà và được ông Thầy Tướng số giải thích như sau: “Hai Bà có lườn thịt nổi lên như cái đai bao quanh bụng gọi là Ngọc đới yêu vi, tức đai ngọc bao quanh, đó là Quý tướng . Còn hai bà có nốt ruồi son trên nhũ hoa trắng hồng thì gọi là Nhũ hoa điểm son, cũng là Quý tướng. Còn một bà, tức mẹ của cô, có hai sợi lông đen bóng, xoắn lại như cái lò xo, khi kéo ra nó dài tới đầu gối, thì gọi là Song Long nhiễu Nguyệt, tức hai con Rồng ấp mặt trăng, đây là tướng cực quý, vạn người mới có một mà thôi! Nói chung, cả năm Tướng Bà đều gọi là tướng cách Vượng phu ích tử, tức trợ giúp cho chồng con rất tuyệt vời! Cô là con gái cưng của Ông Bà, sẽ lên chức Tổng Biên Tập trong năm nay mà thôi!”. Cô nhà báo trẻ nghe Thầy tướng nói vậy vẫn chưa tin, chỉ đến cuối năm, cô hoàn thành sớm trước thời hạn Luận văn Thạc sĩ Báo chí thì nhận được quyết định làm Tổng Biên tập, thì cô mới tin và bỏ ý định viết cuốn tiểu thuyết “Ngũ Hổ Tướng Quân”. Mỗi khi nhớ về “Kỷ niệm” này, cô lại lẩm nhẩm một câu: “Sự đời thì ra chỉ là một Trò Chơi của Tạo Hóa!”…
Sài Gòn, Mùa Đông 2009
Đỗ Ngọc Thạch
BỘ SƯU TẬP ẢNH KHÁC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét