Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: Sự tích chim đa đa; Mẹ Đốp...
newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html
Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.
www.vanchuongviet.org/index.php%3Fcomp%3Dtacgia%26actio...
Đỗ Ngọc Thạch ... Kiếm sống (truyện ngắn). Kiếm Sống 2 (truyện ngắn). Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn). Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn). Làng nói trạng (truyện ngắn) ...
nhavantphcm.com.vn/d%25E1%25BB%2597-ngoc-thach-nha-van-...
Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ...
www.trieuxuan.info/%3Fpg%3Dtgdetail%26id%3D495
Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại ...
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D645...
ĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp ( Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ ...
vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.html
Chi tiết: Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 115. Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát ...
dongocthach18.vnweblogs.com/
9 Tháng Mười Hai 2012 ... Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (Vannghechunhat.net -39) · Tuồng và Chèo ... Hóa Thạch - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch. Hóa thạch ...
BÁC SĨ THÚ Y
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 417
Bác sĩ đồng quê
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 345
Thời chiến tranh chống Mỹ, các đơn vị của bộ đội Ra-đa được biên chế thành một Đại đội độc lâp, trực thuộc Trung đoàn, chứ không có cấp Tiểu đoàn như ở bộ binh…Mỗi Đại đội chỉ có một Y tá lo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của bộ đội.
Nhật ký của một cô giáo trường làng
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 388
1.Ngày…tháng…năm 19…:
Mình tốt nghiệp thì nhận được tin cô em út cũng trúng tuyển vào Đại học Sư phạm. Mình phải về nhà ăn mừng ngay. Thế là nhà có hai chị em cùng nghề Sư phạm, thật là vui.
Nhật ký của một cô giáo trường huyện
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 383
Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm:
Sự tích chim đa đa
- Chi tiết Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 704
CÁC BÀI KHÁC...
Mẹ Đốp
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 871
“Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán…”
– Đó là lời rao của Mẹ Đốp về vụ Thị Mầu hoang thai bị làng phạt vạ trong vở Chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Song, hầu như ngày nào, dân làng xã Đoài Trung cũng được nghe những lời đó, từ Mẹ Đốp. Song, đây không phải là nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo mà là Mẹ Đốp hiện đang sống ở Làng Đoài Trung. Tại sao lại có sự trùng hợp về tên gọi và tại sao Mẹ Đốp ngày nay lại cứ đọc lại cái câu trong lời đi rao khắp Làng của nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo? Những người mới đến Làng Đoài Trung thường hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng như vậy và được bà giải thích khá cặn kẽ như sau:
Mẹ Đốp là một cô gái xinh đẹp nhất nhì cái Làng Đoài Trung, tên thật là Đào, khi tuổi trẻ thích tham gia văn nghệ, đặc biệt là hát Chèo, nên đã được chọn vào đội Chèo của xã Đoài Trung. Đội Chèo của xã tuy không hoạt động chuyên nghiệp, tức chỉ khi có Hội diễn của Huyện, của Tỉnh hoặc ngày Lễ lớn, ngày Tết…đội mới tập họp mọi người lại, tập luyện dăm ba hôm rồi lên sân khấu. Tuy thế, lần nào có Hội diễn, Đội Chèo của Xã cũng đoạt huy chương không Vàng thì Bạc. Riêng cô Đào, là một trong những diễn viên xuất sắc của Đội Chèo, đặc biệt là khi cô sắm vai Mẹ Đốp. Một lần, cô Đào vào vai Mẹ Đốp thì “lọt mắt xanh” ông Lê Văn Xã, người sắm vai Xã Trưởng. Ông Lê Văn Xã hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND Xã Đoài Trung, chuyên trách công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền, các vấn đề xã hội…gọi tắt là Phó Chủ tịch phụ trách Văn – Xã. Ông Lê Văn Xã đã có vợ con nhưng vẫn không chịu “yên bề gia thất” mà nổi tiếng trăng hoa, đa tình. Khi cô Đào đang vào vai Mẹ Đốp, ông Lê Văn Xã đang vào vai Xã Trưởng thì ông chợt phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ không thể cưỡng lại của Mẹ Đốp mà lâu nay mải vui thú đâu đâu, ông “có mắt mà như mù”! Thế là sau buổi diễn đó, ông Lê Văn Xã lập tức “gửi Mẹ Đốp nuôi giùm một đứa con”!...
Song, Mẹ Đốp (tức cô Đào), là người mắn đẻ, lại gặp hôm “mát giời” nên không chỉ “đẻ giùm” ông Xã Trưởng (tức ông Lê Văn Xã) một đứa con mà tới những ba đứa con! Nếu cứ đúng như Lệ Làng thì cô Đào sẽ bị Làng phạt vạ, như trong chính vở Chèo mà cô đã diễn nhiều lần, hoặc có thể nặng hơn, nhưng ông Lê Văn Xã đang là Phó Chủ tịch UBND Xã, lại sắp lên thay chức Chủ tịch UBND Xã do Chủ tịch đương nhiệm được thăng chức lên Phó Chủ tịch UBND Huyện, do đó, chuyện to thu lại thành nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có! Tuy nhiên, Mẹ Đốp (tức cô Đào) là người “đau khổ” suốt đời : tuy không bị phạt vạ, nhưng ông Lê Văn Xã đã “nuốt lời”, không ly dị vợ để cưới cô như đã thề bồi rất tha thiết khi muốn “gửi con” nơi cô, nên cô phải sống trên “búa rìu dư luận” mà nuôi ba đứa “con hoang”! Việc cô Đào phải quần quật nuôi ba đứa “con hoang” khiến cho nhan sắc cô tàn phai, sức cô cạn kiệt… Và khi ba đứa con (đều là con trai) lên mười tuổi thì cô Đào trở nên người ngớ ngẩn, ngày nào cũng đi khắp Làng, vừa gõ cái mõ đã mòn bóng, vừa rao: Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng Hạ, Tây Đông…
Song, Mẹ Đốp (tức cô Đào), là người mắn đẻ, lại gặp hôm “mát giời” nên không chỉ “đẻ giùm” ông Xã Trưởng (tức ông Lê Văn Xã) một đứa con mà tới những ba đứa con! Nếu cứ đúng như Lệ Làng thì cô Đào sẽ bị Làng phạt vạ, như trong chính vở Chèo mà cô đã diễn nhiều lần, hoặc có thể nặng hơn, nhưng ông Lê Văn Xã đang là Phó Chủ tịch UBND Xã, lại sắp lên thay chức Chủ tịch UBND Xã do Chủ tịch đương nhiệm được thăng chức lên Phó Chủ tịch UBND Huyện, do đó, chuyện to thu lại thành nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có! Tuy nhiên, Mẹ Đốp (tức cô Đào) là người “đau khổ” suốt đời : tuy không bị phạt vạ, nhưng ông Lê Văn Xã đã “nuốt lời”, không ly dị vợ để cưới cô như đã thề bồi rất tha thiết khi muốn “gửi con” nơi cô, nên cô phải sống trên “búa rìu dư luận” mà nuôi ba đứa “con hoang”! Việc cô Đào phải quần quật nuôi ba đứa “con hoang” khiến cho nhan sắc cô tàn phai, sức cô cạn kiệt… Và khi ba đứa con (đều là con trai) lên mười tuổi thì cô Đào trở nên người ngớ ngẩn, ngày nào cũng đi khắp Làng, vừa gõ cái mõ đã mòn bóng, vừa rao: Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng Hạ, Tây Đông…
Sự đời, có những cái xảy ra ngoài sức tưởng tượng của con người và lúc đó, người ta không thể cắt nghĩa được, không thể giải thích được, nên đành gọi là chuyện lạ ! Cũng giống như trong Y học, có những căn bệnh mới xuất hiện mà những thứ thuốc hiện có không có tác dụng, thầy thuốc không biết tại sao lại như thế, đành bó tay và gọi đó là bệnh lạ ! Mẹ Đốp (tức cô Đào) sau hai tháng khùng khùng, điên điên, thỉnh thoảng lại đi khắp Làng gõ mõ hát rao “Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông…”, bỗng trở nên thay đổi khiến dân Làng ngỡ ngàng: Tiếng rao của Mẹ Đốp như là những chuỗi âm thanh huyền hoặc, kỳ ảo và có sức mê hoặc hồn người đến không thể cưỡng nổi! Khi nghe tiếng rao của Mẹ Đốp, người nghe đứng ngây ra, bất động và như hóa đá! Chính vì những người nghe đã bị mê hoặc đi như thế nên hầu như không có ai nhận ra rằng: Mẹ Đốp (tức cô Đào) đã không còn cái thân hình tiều tụy như lúc mới điên khùng nữa mà như vừa lột xác để trở lại như cô Đào của mười năm trước!...
Khi ba đứa con sinh ba của Cô Đào là nhận ra sự biến đổi kỳ lạ đó ở người mẹ của chúng, chúng bèn hỏi mẹ: “Mẹ ơi, cha của chúng con đâu?”. Người Mẹ nói: “Cha của các con là anh Mõ!”. Ba đứa trẻ không hiểu “Anh Mõ” nghĩa là gì, bèn đi hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng. Bà Tỏi nói: “Anh Mõ là chồng Mẹ Đốp, đúng là như vậy, nhưng đó là trong vở Chèo. Còn ở Làng ta, từ rất lâu đã bỏ cái chức danh Mõ rồi! Biết tìm anh Mõ ở đâu bây giờ?”. Ba đứa trẻ thấy Bà Tỏi mà không biết thì có lẽ chẳng ai biết cả, bèn thôi không đi hỏi nữa. Vả lại từ lúc chúng sinh ra đời, chúng có thấy người cha bao giờ đâu?
Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Ba đứa trẻ không đi tìm Anh Mõ, tức cha của chúng nữa nhưng một thời gian sau thì có người tự xưng là Anh Mõ đến gặp ba đứa trẻ và nói: “Ta chính là Anh Mõ, là cha của các con đây!” Ba đứa trẻ hỏi: “Ông nói ông là Anh Mõ, vậy lấy gì làm bằng chứng?”. Người kia liền lấy trong cái túi vải đeo lủng lẳng dưới nách ra một cái mõ bằng gỗ đã nhẵn bóng mà rằng: “Các con hãy coi đây! Đây chính là cái mõ ta vẫn dùng hàng ngày khi còn làm công việc của anh Mõ!”. Một đứa trẻ nói: “Vậy ông hãy vừa gõ mõ vừa đọc câu rao như mẹ tôi xem sao?”. Người kia liền gõ mõ “Cốc, cốc…” và đọc:
Khi ba đứa con sinh ba của Cô Đào là nhận ra sự biến đổi kỳ lạ đó ở người mẹ của chúng, chúng bèn hỏi mẹ: “Mẹ ơi, cha của chúng con đâu?”. Người Mẹ nói: “Cha của các con là anh Mõ!”. Ba đứa trẻ không hiểu “Anh Mõ” nghĩa là gì, bèn đi hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng. Bà Tỏi nói: “Anh Mõ là chồng Mẹ Đốp, đúng là như vậy, nhưng đó là trong vở Chèo. Còn ở Làng ta, từ rất lâu đã bỏ cái chức danh Mõ rồi! Biết tìm anh Mõ ở đâu bây giờ?”. Ba đứa trẻ thấy Bà Tỏi mà không biết thì có lẽ chẳng ai biết cả, bèn thôi không đi hỏi nữa. Vả lại từ lúc chúng sinh ra đời, chúng có thấy người cha bao giờ đâu?
Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Ba đứa trẻ không đi tìm Anh Mõ, tức cha của chúng nữa nhưng một thời gian sau thì có người tự xưng là Anh Mõ đến gặp ba đứa trẻ và nói: “Ta chính là Anh Mõ, là cha của các con đây!” Ba đứa trẻ hỏi: “Ông nói ông là Anh Mõ, vậy lấy gì làm bằng chứng?”. Người kia liền lấy trong cái túi vải đeo lủng lẳng dưới nách ra một cái mõ bằng gỗ đã nhẵn bóng mà rằng: “Các con hãy coi đây! Đây chính là cái mõ ta vẫn dùng hàng ngày khi còn làm công việc của anh Mõ!”. Một đứa trẻ nói: “Vậy ông hãy vừa gõ mõ vừa đọc câu rao như mẹ tôi xem sao?”. Người kia liền gõ mõ “Cốc, cốc…” và đọc:
Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán!...
Ba đứa trẻ thấy người này đọc và gõ mõ đúng như mẹ nó vẫn làm thì có vẻ như muốn tin đó là Anh Mõ thật, liền cử một đứa đi tìm mẹ. Cô Đào, tức Mẹ Đốp, tức mẹ của ba đứa trẻ, lúc này đang nấu cơm ở nhà, nghe con nói như thế thì bảo: “Có vẻ như đúng đấy. Bố con lúc nhỏ là con của một thằng Mõ. Khi lớn lên thì Làng không còn cái chức danh Mõ nữa mà gọi là văn hóa-thông tin. Nhờ làm văn hóa – thông tin xã mà đã tán tỉnh được mẹ, khiến mẹ xiêu lòng. Nhưng ông ta nuốt lời, không cưới mẹ, để mẹ phải chịu cảnh chửa hoang, may mà không bị phạt vạ như nhân vật Thị Mầu. Nghe nói ông ta đã leo lên cái chức Trưởng phòng văn hóa-thông tin Huyện, rồi lên nữa tới Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin. Sao bây giờ lại tự nhận là Anh Mõ? Lại có chức danh Anh Mõ sao? Thế còn cái Sở Văn hóa-Thông tin thì sao?”. Đứa con sốt ruột, hỏi: “Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao? Có cho ông ta vào nhà gặp mẹ không?”. Người mẹ liền nói: “Thôi được, cho ông ta vào, nhưng phải kiểm tra cái dấu hiệu này đã. Nếu đúng là ông ta, cái ông Xã trưởng đĩ tính ấy thì ở trên cái “thằng bé” rất dài của ông ta có tới hai cái nốt ruồi son! Có lẽ chính vì thế mà ông ta nổi tiếng “sát gái”!”.
Đứa con nghe nói vậy thì chạy ra ngoài cổng, nơi hai người anh em của nó và người kia đang đứng đợi. Nó nói với hai đứa anh em của nó phải kiểm tra như thế, như thế!...Sau khi hai đứa anh em của nó “kiểm tra” xong thì nói: “Không phải hai nốt ruồi mà có tới ba cái!”. Nghe hai người anh em nói vậy, đứa con lại chạy vào nói với người mẹ như thế, như thế! Người mẹ nghe nói vậy thì giật mình nghĩ bụng: “Mới có hai cái nốt ruồi mà đã “sát gái” như thế thì nay có tới ba cái tất sẽ rất kinh hoàng, ta làm sao mà chịu nổi? Nhưng nếu không cho ông ta nhận con thì ba đứa trẻ tội nghiệp kia sẽ suốt đời không cha hay sao?”. Người mẹ liền hỏi đứa con: “Mẹ hỏi câu này, con cứ nói thật. Con có thích cho cái ông kia nhận làm bố hay không?”. Đứa con nói ngay: “Mẹ thích thì con cũng thích, mẹ không thích thì sao con lại dám trái ý mẹ, con cũng không thích!”. Người mẹ cười quặn bụng hồi lâu rồi mới nói: “Mẹ có ý này, ra nói với hai anh em của con nữa, cùng thuận theo ý mẹ thì ta quyết ngay: Nếu ông ta đồng ý làm “Thái giám” thì sẽ cho làm bố, làm chồng, nếu không thì …“Tiễn khách”! Nhớ là không để ông ta cò cưa, năn nỉ nữa!”. Đứa con lại chạy ra nói với hai người anh em ý muốn của mẹ. Cả ba anh em đều tán đồng theo ý mẹ ngay mà không tranh cãi gì. Khi ba anh em nói với người đàn ông kia như thế, như thế thì ông ta nói ngay: “Dù bất cứ điều kiện như thế nào, tôi cũng đồng ý!”. Ba anh em liền dẫn người đàn ông kia vào nhà gặp mẹ. Khi hai người gặp lại nhau, người mẹ nói: “Nói là nói vậy, nhưng tôi vẫn chừa cho ông một con đường để mà hối cải! Cái án “hoạn quan” cứ treo đó, nếu như ông thật lòng thành tâm hối cải thì có thể cho qua!”. Người kia nghe nói vậy thì lạy tạ ơn rối rít và hứa sẽ hết lòng với bốn mẹ con. Người mẹ lại nói: “Danh có chính thì ngôn mới thuận. Dù thế nào, ông cũng phải làm cái lễ cưới hỏi đàng hoàng chứ không thể khơi khơi đến nhà người ta rồi ngồi chễm chệ trên ghế ông chồng, ông bố được!”. Người kia nói: “Tôi đã bị cái án kỷ luật mất sạch chức tước, tài sản cũng bị bà vợ già lấy hết, không cho một đồng chinh cắc bạc thì làm sao…”. Người mẹ nói ngay: “Ông không phải lo chuyện tiền bạc mà chỉ lo làm tốt các thủ tục, nghi thức cho vẹn toàn! Coi như tôi cho ông thiếu nợ!...”.
Ở những người tốt, có lòng vị tha thì dễ mủi lòng mà tha thứ, cho dù tội lỗi kia có trầm trọng tới đâu. Chính vì biết cô Đào, tức Mẹ Đốp là con người dễ mềm lòng nên ông Văn Xã, tức Xã Trưởng đã triệt để khai thác “điểm yếu” đó của cô Đào và được cô Đào tổ chức đám cưới đàng hoàng, thậm chí rất dềnh dang vì cả Làng ai cũng mến cô Đào, đến dự đám cưới cô và ông Văn Xã rất đông, có thể nói là vui như Hội. Mọi người còn yêu cầu cô dâu tức cô Đào và chú rể tức ông Văn Xã diễn lại trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, khiến cho cả Làng lại được một phen cười nghiêng ngả…
Thực ra, ông Văn Xã bị án kỷ luật mà mất chức tước ở Sở Văn hóa-Thông tin, trở về xã làm nhiệm vụ “Thằng Mõ”, tức chuyên trách nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước, là rất “đúng người, đúng việc” bởi ông Văn Xã không chỉ có tài diễn vai Chèo Xã Trưởng trong lớp Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, mà ông còn có tài làm ca dao, hò vè, thơ Bút Tre…khiến cho ai đọc “thơ ca” của ông cũng cười nôn ruột! Nói cho công bằng thì cái Tài của ông Văn Xã ở đây là tài nhại, tài bắt chước ca dao, hò vè dân gian, thơ Bút Tre…Song, làm được như thế cũng không phải dễ dàng gì, ai không tin thì cứ thử mà xem, sẽ tắc tị ngay mà thôi!...
Sau đám cưới, ông Văn Xã có vẻ như “tu chí làm ăn”, một lòng với vợ con, nên Ông Trời thương tình cho cô Đào đẻ được ba đứa con nữa, cũng lại sinh ba! Giờ thì cô Đào không phải một mình nuôi con hoang nữa mà ông Văn Xã đã thể hiện là một người cha tốt! Đi đâu, gặp ai, ông Văn Xã cũng nói: “Làm một người cha tốt quả là không hề dễ dàng, song làm được một người cha tốt thì thật là hạnh phúc, thật mãn nguyện!”
Bây giờ, ai đến Làng Đoài Trung, vào ngày thường, sẽ được tận mắt mục kích “Thằng Mõ” hành nghề thực sự, đâu ra đó, chứ không chỉ là “chuyện ngày xưa”. Nhiệm vụ “Thằng Mõ” này thường là do ông Văn Xã thực hiện, thi thoảng ông Văn Xã đau yếu, bệnh tật thì do Mẹ Đốp, tức cô Đào, thực hiện. Còn nếu đến Làng Đoài Trung vào những dịp có Lễ Hội, sẽ được xem diễn trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” do cô Đào và ông Văn Xã trình diễn. Trình độ nghệ thuật của hai nghệ sĩ dân gian này đã đạt tới mức không thể bình luận mà chỉ có một cách là bị cuốn hút vào “Mê Hồn Trận Cười” để rồi vỗ tay tới mỏi tay thì thôi!...
Thực ra, ông Văn Xã bị án kỷ luật mà mất chức tước ở Sở Văn hóa-Thông tin, trở về xã làm nhiệm vụ “Thằng Mõ”, tức chuyên trách nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước, là rất “đúng người, đúng việc” bởi ông Văn Xã không chỉ có tài diễn vai Chèo Xã Trưởng trong lớp Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, mà ông còn có tài làm ca dao, hò vè, thơ Bút Tre…khiến cho ai đọc “thơ ca” của ông cũng cười nôn ruột! Nói cho công bằng thì cái Tài của ông Văn Xã ở đây là tài nhại, tài bắt chước ca dao, hò vè dân gian, thơ Bút Tre…Song, làm được như thế cũng không phải dễ dàng gì, ai không tin thì cứ thử mà xem, sẽ tắc tị ngay mà thôi!...
Sau đám cưới, ông Văn Xã có vẻ như “tu chí làm ăn”, một lòng với vợ con, nên Ông Trời thương tình cho cô Đào đẻ được ba đứa con nữa, cũng lại sinh ba! Giờ thì cô Đào không phải một mình nuôi con hoang nữa mà ông Văn Xã đã thể hiện là một người cha tốt! Đi đâu, gặp ai, ông Văn Xã cũng nói: “Làm một người cha tốt quả là không hề dễ dàng, song làm được một người cha tốt thì thật là hạnh phúc, thật mãn nguyện!”
Bây giờ, ai đến Làng Đoài Trung, vào ngày thường, sẽ được tận mắt mục kích “Thằng Mõ” hành nghề thực sự, đâu ra đó, chứ không chỉ là “chuyện ngày xưa”. Nhiệm vụ “Thằng Mõ” này thường là do ông Văn Xã thực hiện, thi thoảng ông Văn Xã đau yếu, bệnh tật thì do Mẹ Đốp, tức cô Đào, thực hiện. Còn nếu đến Làng Đoài Trung vào những dịp có Lễ Hội, sẽ được xem diễn trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” do cô Đào và ông Văn Xã trình diễn. Trình độ nghệ thuật của hai nghệ sĩ dân gian này đã đạt tới mức không thể bình luận mà chỉ có một cách là bị cuốn hút vào “Mê Hồn Trận Cười” để rồi vỗ tay tới mỏi tay thì thôi!...
Một lần, cô Đào đang “thay chồng làm việc quan” như trong vai trò “Mẹ Đốp”, thì thấy hai đứa học trò, áng chừng lớp mười một, mười hai rồi, cứ lẽ đẽo “bám đuôi”. Cô Đào nghĩ, chẳng lẽ lại có kiểu “người hâm mộ” như thế sao? Cô Đào bèn quay lại, tóm hai “cái đuôi” hỏi cho ra nhẽ! Thì ra đó là hai học sinh lớp 12 của Trường Huyện, sẽ vào vai Mẹ Đốp và Xã Trưởng trong trích đoạn Chèo này, muốn đến gặp đích danh “Mẹ Đốp” để nhờ làm “Đạo diễn”, vì đợt Hội diễn Văn nghệ sắp tới sẽ có tất cả các trường Trung học Phổ thông của Tỉnh tham gia, và nghe nói đã có tới gần chục trường chọn trích đoạn “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” làm bài thi! Cô Đào nghe nói xong thì ôm chầm lấy hai đứa học trò khiến hai đứa như ngạt thở!...Khi đã bình tâm trở lại, cô Đào nói: “Đó là ta đã truyền công lực cho hai em rồi đó! Giờ thì theo ta đi tuyên truyền phòng chống dịch cúm H5N1! Nếu như bà con ai cũng hiểu được bệnh cúm H5N1 là gì và phòng chống như thế nào thì coi như hai em đã thành công!”. Hai đứa học trò liền Bái sư và cùng với cô Đào, tức “Mẹ Đốp” đi khắp Làng!...
Kết quả đợt Hội diễn văn nghệ là hai đệ tử của cô Đào đã đoạt Huy chương Vàng. Lúc hai đệ tử nhận giải thưởng, cô Đào tới chúc mừng và nói: “Hãy nhớ là chỉ làm Mẹ Đốp trên sân khấu thôi nghe! Không được lẫn lộn giữa sân khấu và cuộc đời!”. Nhưng cả hai đệ tử lúc đó đâu có nghe rõ những lời dặn dò, cho nên chỉ sau nửa năm, đệ tử gái vào vai Mẹ Đốp đến gặp Sư phụ với những giọt nước mắt lã chã: “Sư phụ!...Thằng Xã Trưởng nó gửi con cái Thai này rồi biến đâu mất rồi!”. Cô Đào biết nói sao với đệ tử bây giờ bởi cô đang là cô gái của hai mươi năm trước!...
Kết quả đợt Hội diễn văn nghệ là hai đệ tử của cô Đào đã đoạt Huy chương Vàng. Lúc hai đệ tử nhận giải thưởng, cô Đào tới chúc mừng và nói: “Hãy nhớ là chỉ làm Mẹ Đốp trên sân khấu thôi nghe! Không được lẫn lộn giữa sân khấu và cuộc đời!”. Nhưng cả hai đệ tử lúc đó đâu có nghe rõ những lời dặn dò, cho nên chỉ sau nửa năm, đệ tử gái vào vai Mẹ Đốp đến gặp Sư phụ với những giọt nước mắt lã chã: “Sư phụ!...Thằng Xã Trưởng nó gửi con cái Thai này rồi biến đâu mất rồi!”. Cô Đào biết nói sao với đệ tử bây giờ bởi cô đang là cô gái của hai mươi năm trước!...
Sài Gòn, tháng 1-2010.
Đỗ Ngọc Thạch
Sự tích chim đa đa
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch Lượt xem: 704
Tiểu Ngũ là con trai út trong một gia đình có năm anh chị em: anh cả, tên là Công Nhất, anh sinh ra lúc người bố, tên là Quan Gia, lập được công trạng đầu tiên, được thăng chức Trưởng phòng của Sở Nông nghiệp, tên anh được đặt như vậy để kỷ niệm bước khởi đầu con đường quan chức của người bố.
Sau khi lên chức Trưởng phòng, ông Quan Gia ly hôn người vợ trước ở quê với lý do đây là người vợ “Tảo hôn”, hơn ông tới năm tuổi để cưới cô Thục Nữ, con gái của ông Chủ tịch Tỉnh, cũng là Kỹ sư Nông nghiệp, làm việc cùng phòng (thực ra, bà vợ trước cũng không phải là bình dân mà là con gái rượu của ông Chủ tịch Huyện khét tiếng một vùng…). Đầu năm cưới, cuối năm sinh được cậu con trai, đặt tên là Tiến sĩ, bởi lúc này ông Quan gia đang mơ cái bằng Tiến sĩ, bởi nếu không có nó, con đường quan chức của ông chỉ dừng ở cái chức Trưởng phòng - cái chức quan “Bé như hạt vừng” (dân miền Nam gọi là hạt Mè) này mà thôi. Quả nhiên, “cầu được, ước thấy”, người vợ mới của ông Quan Gia tuy “không đẹp” như Hoa Hậu, Hoa Khôi nhưng lại có tướng “Vượng phu ích tử”, tức nuôi con thì hay ăn, mau lớn, giúp chồng một lúc hai kết quả : vừa có bằng Tiến sĩ, vừa lên chức Phó giám đốc Sở. “Thừa thắng xốc tới”, năm sau người vợ tốt tướng lại sinh cho ông Quan Gia người con gái giống mẹ như hai giọt nước và giúp ông lên chức Giám đốc Sở, vì thế người con gái có tên là Nữ Giám… Người xưa có câu “Thấy bở đào mãi”, quả không sai. Ngồi lên cái ghế Giám đốc Sở chưa ấm chỗ, ông Quan Gia đã thấy “cái Sở như là ao tù chật chội”, ông nói với vợ: “Phu nhân quả là Thần May mắn của ta! Mỗi lần phu nhân đẻ con cho ta, quả nhiên ta lại có tài lộc lớn! Mang nặng đẻ đau, phu nhân phải chịu vất vả cực nhọc! Nhưng ta còn phải leo lên cái chức Phó chủ tịch Tỉnh, rồi Chủ tịch Tỉnh nữa. Vì thế, Phu nhân phải đẻ cho ta hai đứa con nữa!”. Bà Thục Nữ nghe nói vậy thì vui lắm, mười phần hưng phấn cho nên sau đó đẻ liền hai đứa con nữa, đứa chị đặt tên là Nữ Chủ, còn thằng em, không hiểu sao lại nhỏ bé hơn các anh chị tới gần một lạng khi chào đời, nên đặt tên là Tiểu Ngũ!... Tuy nhiên, sau khi hai chị em Nữ Chủ và Tiểu Ngũ đã cứng cáp thì ông Quan Gia lên chức Phó chủ tịch Tỉnh và cái chức Chủ tịch Tỉnh, nghe nói chỉ còn chờ một vị “Thượng Quan” ký duyệt, chặng đường quan chức này chưa hết chục năm!
Thời gian thoi đưa, năm người con của ông Quan Gia “lớn nhanh như thổi” và thành đạt như diều gặp gió! Khi Công Nhất, Tiến Sĩ, Nữ Giám, Nữ Chủ và Tiểu Ngũ mới gần tới tuổi ba mươi thì cả bốn người anh chị của Tiểu Ngũ đã có đầy đủ mọi thứ của một “Con người thời đại”: Bằng cấp cao, chức vụ lớn! Duy chỉ có Tiểu Ngũ là cứ dở ngây dở dại, lúc tỉnh lúc khùng, không ai biết thế nào!
*
Vào một ngày Mùa Đông đẹp trời, ông Quan Gia nói với vợ: “Hôm vừa rồi, tôi ngẫu nhiên đọc tập truyện Cổ tích của mấy đứa cháu con thằng Cả, thấy có chuyện “Sự tích Chim Đa Đa” hay lắm!”. Bà vợ nói: “Tôi đọc truyện Cổ tích đó cho mấy đứa cháu nghe chứ ai? Nhưng tại sao tự nhiên ông lại nói tới cái chuyện “Sự tích chim Đa Đa”? Hay là ông đang Cải lão hoàn đồng?”. Ông Quan Gia nói: “Cải lão hoàn đồng thì chưa nhưng tôi có ý này: Thằng Tiểu Ngũ nhà mình đã gần ba mươi tuổi mà cứ “Mãi mãi tuổi Nhi đồng” như thế thật không hay! Nó vừa làm chúng ta mất thì giờ vừa cản trở, kìm hãm sự phát triển, thăng tiến của tôi và các anh, chị nó!... Chi bằng chúng ta học theo truyện cổ tích, cho nó hóa thành chim Đa Đa lại là tốt cho nó!”. Bà vợ ông Quan Gia đã hiểu ý ông chồng: đem thằng con Tiểu Ngũ ngô nghê kia vào rừng sâu để cho nó “hóa thành chim Đa Đa”! Tuy cũng thương con như bao người mẹ khác, nhưng bà vợ ông Quan Gia luôn coi lời ông chồng là “Chiếu chỉ” và phải thực hiện bằng mọi giá! Vì thế, ngày hôm sau, bà cho gọi hai cán bộ Kiểm Lâm tới nói: “Mấy giáo sư hàng đầu về Thần kinh học nói với tôi rằng muốn chữa bệnh “ngớ ngẩn” cho thằng Tiểu Ngũ nhà tôi thì phải cho nó vào rừng tắm trong thác nước lớn nhất một tuần liền! Vậy tôi nhờ hai anh ngày mai đưa nó vào tới thác nước rồi bảo nó chui vào trong thác mà tắm, là các anh xong việc! Sau một tuần, tôi sẽ cho người tới đón!”.
Hai người cán bộ Kiểm lâm nghe xong thì không hiểu “đầu cua tai nheo” thế nào, bèn về nhà hỏi vợ thì cả hai bà vợ đều nói: “Có thế mà không hiểu gì à? Thằng con ngớ ngẩn ấy sẽ bị bỏ đói ở trong rừng sâu và sẽ chết rồi hóa thành con chim Đa Đa! Anh quên cái chuyện Cổ tích Sự tích chim Đa Đa rồi sao?”. Hai anh chồng Kiểm Lâm chợt nhớ lại nội dung cái chuyện Cổ tích Sự tích chim Đa Đa thì vô cùng kinh ngạc và cùng nói với hai người vợ: “Tôi không thể làm như thế, nhưng không thể không chấp hành lệnh của Bà Chủ tịch Phu nhân! Hãy nói cho tôi cái cách vẹn toàn?”. Tức thì hai bà vợ cùng nói: “Cách vẹn toàn là “Quân lệnh như sơn”! Làm xong nhiệm vụ thì báo cáo lại rõ ràng, chính xác!”. Hai anh cán bộ Kiểm Lâm làm theo lời vợ, ngày hôm sau, đưa Tiểu Ngũ vào rừng, tới đúng chân thác nước dội xuống tung bọt trắng xóa thì bảo Tiểu Ngũ chui vào dòng thác mà tắm rồi chụp liền ba kiểu ảnh đem về báo cáo với Bà Quan Gia Phu nhân!...
Khi Tiểu Ngũ đứng giữa dòng thác thì dòng nước như là mạnh lên gấp bội và cuốn phăng cái anh chàng Ngù ngờ ấy đi theo dòng sông cuộn chảy ở ngay dưới chân thác!... Dòng nước đã cuốn cái anh chàng Tiểu Ngũ ngu ngơ kia tới đâu thì hai người cán bộ Kiểm Lâm không biết được bởi sau khi bấm vội ba kiểu ảnh Tiểu Ngũ đang đứng trong dòng nước lấp loáng, thì cả hai đã chạy thật nhanh khỏi khu vực thác nước!...
*
Thực ra Tiểu Ngũ bị dòng nước cuốn đi băng băng như một khúc gỗ và bị quăng quật mỗi khi gặp phải chướng ngại vật nào đó. Thông thường, chỉ bị nước cuốn đi khoảng hai kilômét thì không ai còn có thể sống nổi. Tiểu Ngũ cũng sẽ như thế nếu không được một con sóng đánh dạt vào bờ sau khi đã trôi trong dòng nước sục sôi khoảng hai kilômét. Chỗ Tiểu Ngũ được dòng nước quăng lên bờ cát lại đúng chỗ mà người dân vùng này gọi là Bến Tiên: ngay bên bờ sông, bỗng có một chỗ lõm vào như một cái hồ nước xinh xinh, xung quanh hồ, xâm xấp bên mép nước là những tảng đá cuội to bằng tấm phản, trên mặt tảng đá nhẵn bóng, tương truyền do các Nàng Tiên đã thường xuyên đến ngồi tắm ở đó!
Lúc Tiểu Ngũ lạc vào Bến Tiên thì chỉ có một cô gái đang tắm ở đó! Cô gái là con của vợ chồng người đánh cá bên sông, tên gọi Sơn Nữ. Cô Sơn Nữ đã cứu sống anh chàng Tiểu Ngũ ra sao không ai biết nhưng khi cô Sơn Nữ đưa anh chàng Tiểu Ngũ về nhà giới thiệu với cha mẹ thì đó không còn là một anh chàng Tiểu Ngũ ngớ ngẩn nữa mà là một chàng thanh niên khôi ngôi tuấn tú, phong thái đĩnh đạc như văn nhân tài tử. Duy chỉ có điều là chàng thanh niên không còn nhớ mình là ai, từ đâu tới! Bố mẹ Sơn Nữ nói với cô: “Trí nhớ của anh ta đã bị xóa sạch khi bị quăng quật qua khúc sông lắm thác ghềnh đó! Song, thân thể anh ta còn nguyên vẹn thì quả là chuyện xưa nay hiếm! Quả là Ông Trời đã thương tình nhà ta neo người, cha mẹ đã già yếu và hiếm muộn nên ban cho người con trai này! Vậy con muốn gọi anh ta là Đại Ca hay là…” Bố mẹ Sơn Nữ chưa nói hết câu thì Sơn Nữ đã nói ngay: “Đó không phải là Đại Ca mà chàng chính là Phu quân của con! Bố mẹ chẳng phải là đã rất mong cho con có chồng hay sao?”. Thế là sau đó, chàng Tiểu Ngũ và cô Sơn Nữ làm lễ cưới, họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày, Tiểu Ngũ ra sông đánh cá với cha vợ, khi chiều buông, họ lại trở về sống quây quần bên nhau trong ngôi nhà tranh dưới chân núi thanh bình!... Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu như người con trai lớn của ông Quan Gia là Công Nhất không trúng thầu dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái, bao gồm toàn bộ vùng thượng lưu của con sông Kim Giang này - con sông mà anh chàng Tiểu Ngũ đang cùng bố vợ ngày ngày đánh cá kiếm sống!...
*
Một buổi sáng, khi cô Sơn Nữ đang thơ thẩn trong rừng để kiếm cây thuốc thì gặp một tốp người lạ, - đó chính là Đoàn khảo sát thực địa của Dự án Khu du lịch Sinh Thái Bồng Lai. Tốp người khảo sát thực địa đó gồm có hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ, lúc này Công Nhất là Giám đốc Khu Du lịch sinh thái Bồng Lai, còn Tiến Sĩ đang là Giám đốc một Công ty Du lịch và Khách sạn, hai anh em đang hùn vốn “làm ăn” ở vùng đất còn chưa in dấu chân người này. Cùng đi với hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ là ba người chuyên ngành đo đạc, bản đồ.
Vừa thoáng nhìn thấy bóng Sơn Nữ, Tiến Sĩ nói với Công Nhất: “Cứ bảo đây là vùng núi rừng hoang sơ, chưa in dấu chân người, sao em vừa nhìn thấy bóng hình mỹ nhân ẩn hiện đằng kia?”. Công Nhất ngạc nhiên nói: “Thì người của bên ngành Lâm nghiệp nói vậy mà! Không thể nào? Em có bị hoa mắt không đấy?”. Tiến Sĩ: “Mắt em rất tinh, nhất là nhìn người đẹp!”. Công Nhất: “Nếu vậy thì chỉ có thể là Tiên Nữ giáng trần hoặc Hồ Ly tinh giả dạng! Dù sao thì chúng ta cũng phải bắt cho bằng được!...Tất cả theo tôi!”. Công Nhất vừa dứt lời thì cả năm người lăm lăm súng ống trong tay, bám theo Công Nhất len lỏi trong rừng…
Lại nói về Sơn Nữ, khi thấy tốp người của Công Nhất và Tiến Sĩ ở trong rừng thì chạy nhanh về nhà. Lúc đó, cả bố mẹ Sơn Nữ và Tiểu Ngũ đều còn ở nhà, đang chuẩn bị đồ nghề để ông bố và Tiểu Ngũ đi đánh cá. Nghe Sơn Nữ nói có tốp người lạ xuất hiện trong rừng, ông bố Sơn Nữ nói: “Quả nhiên đêm qua bố nằm mộng thấy Thần Rừng nói sẽ có một bọn người tới phá khu rừng này!”. Tất cả đều giật mình hoảng sợ, nhìn nhau không biết nói gì! Một lúc sau, Sơn Nữ nói: “Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ? Con nhất định không để cho bọn người xấu đó phá rừng!”. Ông bố trầm ngâm giây lát rồi nói: “Tất nhiên là không thể ngồi yên nhìn bọn chúng phá rừng. Nhưng trước hết phải biết đích xác xem bọn chúng định làm gì? Năm xưa, cũng có một Đoàn khảo sát của mấy người địa chất đến ngắm nghía, đo đạc này nọ nhưng rồi họ có trở lại nữa đâu? Cầu cho họ chỉ như những người địa chất kia!”. Sơn Nữ nói: “Không thể chỉ cầu như vậy được! Con phải đi xem họ là ai, định làm gì ở đây!”. Ông bố thở dài rồi nói: “Thôi được! Vậy thì hai vợ chồng con đi thám thính xem sao. Nhưng nhớ là không nên để cho họ nhìn thấy!”. Nói rồi Tiểu Ngũ và Sơn Nữ đi nhanh vào rừng, thoáng cái bóng hai người đã lẫn vào màu xanh của đại ngàn!
*
…Khi còn cách tốp người lạ khoảng hơn năm chục mét, Sơn Nữ và Tiểu Ngũ dừng lại, nấp sau một lùm cây quan sát tốp người lạ. Lúc đó đã gần trưa, khu rừng tràn ngập nắng. Tốp người chừng như đã thấm mệt mà vẫn không tìm thấy Sơn Nữ nên đã “hạ trại” nghỉ ngơi ăn uống…
Sơn Nữ và Tiểu Ngũ vẫn đang chăm chú nhìn tốp người đang ngồi trên một tấm vải bạt trải rộng, đang vừa ăn uống vừa nói cười ầm ĩ. Tất nhiên là với khoảng cách xa như thế, Sơn Nữ không thể nghe thấy họ đang nói chuyện gì. Nhưng khi thấy Tiểu Ngũ đang chăm chú nhìn tốp người kia và như là đang lắng nghe câu chuyện của họ, Sơn Nữ ngạc nhiên hỏi: “Tiểu Ngũ, anh nghe thấy họ đang nói chuyện với nhau à?”. Tiểu Ngũ nói: “Không nghe thấy, nhưng nhìn cử động của họ và nhất là nhìn môi họ mấp máy, tôi như “đọc” được những lời nói của họ!”. Sơn Nữ nghe nói vậy thì ngạc nhiên hết sức, hỏi dồn: “Vậy anh thấy họ đang nói gì, họ là ai, đang định làm gì, anh nói lại cho Sơn Nữ nghe, nhanh lên!”. Tiểu Ngũ thong thả nói: “Người mặc áo xanh, đeo kính đen (chính là Công Nhất) kia như là chỉ huy của nhóm người này. Ông ta vừa nói có lẽ không tìm thấy Mỹ Nhân đâu, ăn uống xong thì rút quân kẻo bị lạc trong rừng thì khốn! Còn người mặc áo đỏ, đeo kính trắng (chính là Tiến Sĩ) thì nói, phải tìm một lúc nữa, để mất dấu Mỹ Nhân thì tiếc quá! Ba người mặc quần áo đồng phục kiểm lâm thì chỉ lo ăn uống, không thấy nói gì!...”. Sơn Nữ nói: “Đúng là lúc nãy người đeo kính trắng kia đã thoáng nhìn thấy em! Thì ra họ đang đuổi theo dấu vết của em!...Họ đang nói gì nữa, anh nói lại đi!”. Tiểu Ngũ tiếp tục “thông dịch”: “Hai người áo xanh kính đen và áo đỏ kính trắng nói với nhau nhiều chuyện lắm, còn chuyện liên quan tới khu rừng này thì “tóm tắt” lại là: họ sẽ làm một con đường lớn tới Thác nước, bên cạnh thác nước sẽ xây một khu nhà nghỉ dưỡng và khách sạn, toàn bộ khu rừng này từ thác nước mở rộng ra tới mười kilômét đều thuộc Khu du lịch sinh thái do Công ty Bồng Lai quản lý!...”
Khi nghe Tiểu Ngũ nói đến chỗ toàn bộ khu rừng thuộc thượng nguồn con sông Kim Giang này sẽ nằm trong tay Công ty Bồng Lai, Sơn Nữ tưởng chừng như muốn ngất xỉu!...
*
Sơn Nữ và Tiểu Ngũ càng “nghe lén từ xa” câu chuyện của hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ, càng hết chịu nổi và họ đã chủ động xuất đầu lộ diện, hy vọng sẽ ngăn cản mọi ý đồ của Công ty Bồng Lai đối với khu rừng này. Song, khi Tiểu Ngũ gặp hai người anh của mình là Công Nhất và Tiến Sĩ thì sự việc lại xảy ra ngoài sự tưởng tượng của họ: cả Công Nhất và Tiến Sĩ đều mừng rú khi nhìn thấy cậu em út Tiểu Ngũ không những còn lành lặn nguyên vẹn mà dường như đỏ da thắm thịt hơn trước khi bị “lạc trong rừng” rất nhiều, ngay cả miếng ngọc bội đeo ở cổ Tiểu Ngũ có khắc hai chữ Tiểu Ngũ cũng còn nguyên. Tại sao họ lại vui mừng như vậy, bởi họ không hề biết “Kế hoạch Sự tích chim Đa Đa” của hai vợ chồng ông Quan Gia đối với Tiểu Ngũ!...
Khi Công Nhất, Tiến Sĩ, Tiểu Ngũ và Sơn Nữ về tới cổng nhà ông Quan Gia thì thấy trong sân rất đông khách. Hỏi ra mới biết, có một vị “Quan Khâm sai” từ Thủ đô đem quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Tỉnh tới cho ông Quan Gia, và có rất nhiều quan chức, Đại gia trong Tỉnh do “thính tai” và “nhạy bén chính sự” đã ngay lập tức tới chúc mừng!... Khi mấy anh em vừa bước tới khoảng giữa sân thì từ cửa ra vào căn nhà, cả hai vợ chồng ông Quan Gia đã nhìn thấy mấy anh em hớn hở đi vào. Nhưng, khi vừa nhìn thấy Tiểu Ngũ thì cả hai vợ chồng ông Quan Gia cùng giật mình kinh hoàng và nhìn nhau và cùng nói: “Thằng Tiểu Ngũ nó đã hóa thành chim Đa Đa rồi cơ mà?!” Không ai nghe thấy câu nói đó của vợ chồng ông Quan Gia, trừ Tiểu Ngũ!... Khi nghe thấy bố, mẹ mình nói như vậy, Tiểu Ngũ đã hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện và cậu dừng lại giữa sân, kéo Sơn Nữ lại gần và nói: “Anh phải trở về rừng để hóa thành con chim Đa Đa!... Anh không muốn làm bố, mẹ phải phiền lòng!”. Nói rồi, Tiểu Ngũ cầm tay Sơn Nữ đi nhanh ra khỏi cái sân đang đông nghẹt người với những lời chúc tụng ồn ào!...
Sài Gòn, 2005-2009
Đỗ Ngọc Thạch
Thời gian thoi đưa, năm người con của ông Quan Gia “lớn nhanh như thổi” và thành đạt như diều gặp gió! Khi Công Nhất, Tiến Sĩ, Nữ Giám, Nữ Chủ và Tiểu Ngũ mới gần tới tuổi ba mươi thì cả bốn người anh chị của Tiểu Ngũ đã có đầy đủ mọi thứ của một “Con người thời đại”: Bằng cấp cao, chức vụ lớn! Duy chỉ có Tiểu Ngũ là cứ dở ngây dở dại, lúc tỉnh lúc khùng, không ai biết thế nào!
*
Vào một ngày Mùa Đông đẹp trời, ông Quan Gia nói với vợ: “Hôm vừa rồi, tôi ngẫu nhiên đọc tập truyện Cổ tích của mấy đứa cháu con thằng Cả, thấy có chuyện “Sự tích Chim Đa Đa” hay lắm!”. Bà vợ nói: “Tôi đọc truyện Cổ tích đó cho mấy đứa cháu nghe chứ ai? Nhưng tại sao tự nhiên ông lại nói tới cái chuyện “Sự tích chim Đa Đa”? Hay là ông đang Cải lão hoàn đồng?”. Ông Quan Gia nói: “Cải lão hoàn đồng thì chưa nhưng tôi có ý này: Thằng Tiểu Ngũ nhà mình đã gần ba mươi tuổi mà cứ “Mãi mãi tuổi Nhi đồng” như thế thật không hay! Nó vừa làm chúng ta mất thì giờ vừa cản trở, kìm hãm sự phát triển, thăng tiến của tôi và các anh, chị nó!... Chi bằng chúng ta học theo truyện cổ tích, cho nó hóa thành chim Đa Đa lại là tốt cho nó!”. Bà vợ ông Quan Gia đã hiểu ý ông chồng: đem thằng con Tiểu Ngũ ngô nghê kia vào rừng sâu để cho nó “hóa thành chim Đa Đa”! Tuy cũng thương con như bao người mẹ khác, nhưng bà vợ ông Quan Gia luôn coi lời ông chồng là “Chiếu chỉ” và phải thực hiện bằng mọi giá! Vì thế, ngày hôm sau, bà cho gọi hai cán bộ Kiểm Lâm tới nói: “Mấy giáo sư hàng đầu về Thần kinh học nói với tôi rằng muốn chữa bệnh “ngớ ngẩn” cho thằng Tiểu Ngũ nhà tôi thì phải cho nó vào rừng tắm trong thác nước lớn nhất một tuần liền! Vậy tôi nhờ hai anh ngày mai đưa nó vào tới thác nước rồi bảo nó chui vào trong thác mà tắm, là các anh xong việc! Sau một tuần, tôi sẽ cho người tới đón!”.
Hai người cán bộ Kiểm lâm nghe xong thì không hiểu “đầu cua tai nheo” thế nào, bèn về nhà hỏi vợ thì cả hai bà vợ đều nói: “Có thế mà không hiểu gì à? Thằng con ngớ ngẩn ấy sẽ bị bỏ đói ở trong rừng sâu và sẽ chết rồi hóa thành con chim Đa Đa! Anh quên cái chuyện Cổ tích Sự tích chim Đa Đa rồi sao?”. Hai anh chồng Kiểm Lâm chợt nhớ lại nội dung cái chuyện Cổ tích Sự tích chim Đa Đa thì vô cùng kinh ngạc và cùng nói với hai người vợ: “Tôi không thể làm như thế, nhưng không thể không chấp hành lệnh của Bà Chủ tịch Phu nhân! Hãy nói cho tôi cái cách vẹn toàn?”. Tức thì hai bà vợ cùng nói: “Cách vẹn toàn là “Quân lệnh như sơn”! Làm xong nhiệm vụ thì báo cáo lại rõ ràng, chính xác!”. Hai anh cán bộ Kiểm Lâm làm theo lời vợ, ngày hôm sau, đưa Tiểu Ngũ vào rừng, tới đúng chân thác nước dội xuống tung bọt trắng xóa thì bảo Tiểu Ngũ chui vào dòng thác mà tắm rồi chụp liền ba kiểu ảnh đem về báo cáo với Bà Quan Gia Phu nhân!...
Khi Tiểu Ngũ đứng giữa dòng thác thì dòng nước như là mạnh lên gấp bội và cuốn phăng cái anh chàng Ngù ngờ ấy đi theo dòng sông cuộn chảy ở ngay dưới chân thác!... Dòng nước đã cuốn cái anh chàng Tiểu Ngũ ngu ngơ kia tới đâu thì hai người cán bộ Kiểm Lâm không biết được bởi sau khi bấm vội ba kiểu ảnh Tiểu Ngũ đang đứng trong dòng nước lấp loáng, thì cả hai đã chạy thật nhanh khỏi khu vực thác nước!...
*
Thực ra Tiểu Ngũ bị dòng nước cuốn đi băng băng như một khúc gỗ và bị quăng quật mỗi khi gặp phải chướng ngại vật nào đó. Thông thường, chỉ bị nước cuốn đi khoảng hai kilômét thì không ai còn có thể sống nổi. Tiểu Ngũ cũng sẽ như thế nếu không được một con sóng đánh dạt vào bờ sau khi đã trôi trong dòng nước sục sôi khoảng hai kilômét. Chỗ Tiểu Ngũ được dòng nước quăng lên bờ cát lại đúng chỗ mà người dân vùng này gọi là Bến Tiên: ngay bên bờ sông, bỗng có một chỗ lõm vào như một cái hồ nước xinh xinh, xung quanh hồ, xâm xấp bên mép nước là những tảng đá cuội to bằng tấm phản, trên mặt tảng đá nhẵn bóng, tương truyền do các Nàng Tiên đã thường xuyên đến ngồi tắm ở đó!
Lúc Tiểu Ngũ lạc vào Bến Tiên thì chỉ có một cô gái đang tắm ở đó! Cô gái là con của vợ chồng người đánh cá bên sông, tên gọi Sơn Nữ. Cô Sơn Nữ đã cứu sống anh chàng Tiểu Ngũ ra sao không ai biết nhưng khi cô Sơn Nữ đưa anh chàng Tiểu Ngũ về nhà giới thiệu với cha mẹ thì đó không còn là một anh chàng Tiểu Ngũ ngớ ngẩn nữa mà là một chàng thanh niên khôi ngôi tuấn tú, phong thái đĩnh đạc như văn nhân tài tử. Duy chỉ có điều là chàng thanh niên không còn nhớ mình là ai, từ đâu tới! Bố mẹ Sơn Nữ nói với cô: “Trí nhớ của anh ta đã bị xóa sạch khi bị quăng quật qua khúc sông lắm thác ghềnh đó! Song, thân thể anh ta còn nguyên vẹn thì quả là chuyện xưa nay hiếm! Quả là Ông Trời đã thương tình nhà ta neo người, cha mẹ đã già yếu và hiếm muộn nên ban cho người con trai này! Vậy con muốn gọi anh ta là Đại Ca hay là…” Bố mẹ Sơn Nữ chưa nói hết câu thì Sơn Nữ đã nói ngay: “Đó không phải là Đại Ca mà chàng chính là Phu quân của con! Bố mẹ chẳng phải là đã rất mong cho con có chồng hay sao?”. Thế là sau đó, chàng Tiểu Ngũ và cô Sơn Nữ làm lễ cưới, họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày, Tiểu Ngũ ra sông đánh cá với cha vợ, khi chiều buông, họ lại trở về sống quây quần bên nhau trong ngôi nhà tranh dưới chân núi thanh bình!... Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu như người con trai lớn của ông Quan Gia là Công Nhất không trúng thầu dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái, bao gồm toàn bộ vùng thượng lưu của con sông Kim Giang này - con sông mà anh chàng Tiểu Ngũ đang cùng bố vợ ngày ngày đánh cá kiếm sống!...
*
Một buổi sáng, khi cô Sơn Nữ đang thơ thẩn trong rừng để kiếm cây thuốc thì gặp một tốp người lạ, - đó chính là Đoàn khảo sát thực địa của Dự án Khu du lịch Sinh Thái Bồng Lai. Tốp người khảo sát thực địa đó gồm có hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ, lúc này Công Nhất là Giám đốc Khu Du lịch sinh thái Bồng Lai, còn Tiến Sĩ đang là Giám đốc một Công ty Du lịch và Khách sạn, hai anh em đang hùn vốn “làm ăn” ở vùng đất còn chưa in dấu chân người này. Cùng đi với hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ là ba người chuyên ngành đo đạc, bản đồ.
Vừa thoáng nhìn thấy bóng Sơn Nữ, Tiến Sĩ nói với Công Nhất: “Cứ bảo đây là vùng núi rừng hoang sơ, chưa in dấu chân người, sao em vừa nhìn thấy bóng hình mỹ nhân ẩn hiện đằng kia?”. Công Nhất ngạc nhiên nói: “Thì người của bên ngành Lâm nghiệp nói vậy mà! Không thể nào? Em có bị hoa mắt không đấy?”. Tiến Sĩ: “Mắt em rất tinh, nhất là nhìn người đẹp!”. Công Nhất: “Nếu vậy thì chỉ có thể là Tiên Nữ giáng trần hoặc Hồ Ly tinh giả dạng! Dù sao thì chúng ta cũng phải bắt cho bằng được!...Tất cả theo tôi!”. Công Nhất vừa dứt lời thì cả năm người lăm lăm súng ống trong tay, bám theo Công Nhất len lỏi trong rừng…
Lại nói về Sơn Nữ, khi thấy tốp người của Công Nhất và Tiến Sĩ ở trong rừng thì chạy nhanh về nhà. Lúc đó, cả bố mẹ Sơn Nữ và Tiểu Ngũ đều còn ở nhà, đang chuẩn bị đồ nghề để ông bố và Tiểu Ngũ đi đánh cá. Nghe Sơn Nữ nói có tốp người lạ xuất hiện trong rừng, ông bố Sơn Nữ nói: “Quả nhiên đêm qua bố nằm mộng thấy Thần Rừng nói sẽ có một bọn người tới phá khu rừng này!”. Tất cả đều giật mình hoảng sợ, nhìn nhau không biết nói gì! Một lúc sau, Sơn Nữ nói: “Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ? Con nhất định không để cho bọn người xấu đó phá rừng!”. Ông bố trầm ngâm giây lát rồi nói: “Tất nhiên là không thể ngồi yên nhìn bọn chúng phá rừng. Nhưng trước hết phải biết đích xác xem bọn chúng định làm gì? Năm xưa, cũng có một Đoàn khảo sát của mấy người địa chất đến ngắm nghía, đo đạc này nọ nhưng rồi họ có trở lại nữa đâu? Cầu cho họ chỉ như những người địa chất kia!”. Sơn Nữ nói: “Không thể chỉ cầu như vậy được! Con phải đi xem họ là ai, định làm gì ở đây!”. Ông bố thở dài rồi nói: “Thôi được! Vậy thì hai vợ chồng con đi thám thính xem sao. Nhưng nhớ là không nên để cho họ nhìn thấy!”. Nói rồi Tiểu Ngũ và Sơn Nữ đi nhanh vào rừng, thoáng cái bóng hai người đã lẫn vào màu xanh của đại ngàn!
*
…Khi còn cách tốp người lạ khoảng hơn năm chục mét, Sơn Nữ và Tiểu Ngũ dừng lại, nấp sau một lùm cây quan sát tốp người lạ. Lúc đó đã gần trưa, khu rừng tràn ngập nắng. Tốp người chừng như đã thấm mệt mà vẫn không tìm thấy Sơn Nữ nên đã “hạ trại” nghỉ ngơi ăn uống…
Sơn Nữ và Tiểu Ngũ vẫn đang chăm chú nhìn tốp người đang ngồi trên một tấm vải bạt trải rộng, đang vừa ăn uống vừa nói cười ầm ĩ. Tất nhiên là với khoảng cách xa như thế, Sơn Nữ không thể nghe thấy họ đang nói chuyện gì. Nhưng khi thấy Tiểu Ngũ đang chăm chú nhìn tốp người kia và như là đang lắng nghe câu chuyện của họ, Sơn Nữ ngạc nhiên hỏi: “Tiểu Ngũ, anh nghe thấy họ đang nói chuyện với nhau à?”. Tiểu Ngũ nói: “Không nghe thấy, nhưng nhìn cử động của họ và nhất là nhìn môi họ mấp máy, tôi như “đọc” được những lời nói của họ!”. Sơn Nữ nghe nói vậy thì ngạc nhiên hết sức, hỏi dồn: “Vậy anh thấy họ đang nói gì, họ là ai, đang định làm gì, anh nói lại cho Sơn Nữ nghe, nhanh lên!”. Tiểu Ngũ thong thả nói: “Người mặc áo xanh, đeo kính đen (chính là Công Nhất) kia như là chỉ huy của nhóm người này. Ông ta vừa nói có lẽ không tìm thấy Mỹ Nhân đâu, ăn uống xong thì rút quân kẻo bị lạc trong rừng thì khốn! Còn người mặc áo đỏ, đeo kính trắng (chính là Tiến Sĩ) thì nói, phải tìm một lúc nữa, để mất dấu Mỹ Nhân thì tiếc quá! Ba người mặc quần áo đồng phục kiểm lâm thì chỉ lo ăn uống, không thấy nói gì!...”. Sơn Nữ nói: “Đúng là lúc nãy người đeo kính trắng kia đã thoáng nhìn thấy em! Thì ra họ đang đuổi theo dấu vết của em!...Họ đang nói gì nữa, anh nói lại đi!”. Tiểu Ngũ tiếp tục “thông dịch”: “Hai người áo xanh kính đen và áo đỏ kính trắng nói với nhau nhiều chuyện lắm, còn chuyện liên quan tới khu rừng này thì “tóm tắt” lại là: họ sẽ làm một con đường lớn tới Thác nước, bên cạnh thác nước sẽ xây một khu nhà nghỉ dưỡng và khách sạn, toàn bộ khu rừng này từ thác nước mở rộng ra tới mười kilômét đều thuộc Khu du lịch sinh thái do Công ty Bồng Lai quản lý!...”
Khi nghe Tiểu Ngũ nói đến chỗ toàn bộ khu rừng thuộc thượng nguồn con sông Kim Giang này sẽ nằm trong tay Công ty Bồng Lai, Sơn Nữ tưởng chừng như muốn ngất xỉu!...
*
Sơn Nữ và Tiểu Ngũ càng “nghe lén từ xa” câu chuyện của hai anh em Công Nhất và Tiến Sĩ, càng hết chịu nổi và họ đã chủ động xuất đầu lộ diện, hy vọng sẽ ngăn cản mọi ý đồ của Công ty Bồng Lai đối với khu rừng này. Song, khi Tiểu Ngũ gặp hai người anh của mình là Công Nhất và Tiến Sĩ thì sự việc lại xảy ra ngoài sự tưởng tượng của họ: cả Công Nhất và Tiến Sĩ đều mừng rú khi nhìn thấy cậu em út Tiểu Ngũ không những còn lành lặn nguyên vẹn mà dường như đỏ da thắm thịt hơn trước khi bị “lạc trong rừng” rất nhiều, ngay cả miếng ngọc bội đeo ở cổ Tiểu Ngũ có khắc hai chữ Tiểu Ngũ cũng còn nguyên. Tại sao họ lại vui mừng như vậy, bởi họ không hề biết “Kế hoạch Sự tích chim Đa Đa” của hai vợ chồng ông Quan Gia đối với Tiểu Ngũ!...
Khi Công Nhất, Tiến Sĩ, Tiểu Ngũ và Sơn Nữ về tới cổng nhà ông Quan Gia thì thấy trong sân rất đông khách. Hỏi ra mới biết, có một vị “Quan Khâm sai” từ Thủ đô đem quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Tỉnh tới cho ông Quan Gia, và có rất nhiều quan chức, Đại gia trong Tỉnh do “thính tai” và “nhạy bén chính sự” đã ngay lập tức tới chúc mừng!... Khi mấy anh em vừa bước tới khoảng giữa sân thì từ cửa ra vào căn nhà, cả hai vợ chồng ông Quan Gia đã nhìn thấy mấy anh em hớn hở đi vào. Nhưng, khi vừa nhìn thấy Tiểu Ngũ thì cả hai vợ chồng ông Quan Gia cùng giật mình kinh hoàng và nhìn nhau và cùng nói: “Thằng Tiểu Ngũ nó đã hóa thành chim Đa Đa rồi cơ mà?!” Không ai nghe thấy câu nói đó của vợ chồng ông Quan Gia, trừ Tiểu Ngũ!... Khi nghe thấy bố, mẹ mình nói như vậy, Tiểu Ngũ đã hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện và cậu dừng lại giữa sân, kéo Sơn Nữ lại gần và nói: “Anh phải trở về rừng để hóa thành con chim Đa Đa!... Anh không muốn làm bố, mẹ phải phiền lòng!”. Nói rồi, Tiểu Ngũ cầm tay Sơn Nữ đi nhanh ra khỏi cái sân đang đông nghẹt người với những lời chúc tụng ồn ào!...
Sài Gòn, 2005-2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: vannghechunhat.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét