Phê Bình, Tiểu Luận của Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net
- Trích: Phê bình văn học - một cơ chế đặc thù của văn hóa
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D703...
Một cơ chế đặc thù của văn hóa. Đỗ Ngọc Thạch. Một cơ chế đặc thù của văn hóa. (Phê bình văn học - ví trí và chức năng trong nền văn hoá nghệ thuật ...
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị đầu não của đất nước về chính trị và văn hóa. Những người dân Thăng Long, nhất là tầng lớp Nho gia thi sĩ - những người mẫn cảm và “cả nghĩ” - bị rơi vào một cảm giác mất mát, hụt hẫng rất lớn (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 27/09/2010. Lần đọc: 1621 . Cập nhật bởi: DiepAnh
| |||
Trong Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có bài Ký Huyền Hư tử (Gửi Huyền Hư tử) rất đáng chú ý. Lâu nay người ta vẫn cho rằng Huyền Hư Tử là tên hiệu một người bạn của Nguyễn Du, không rõ tên thật là gì(Đỗ Ngọc Thạch ) - Ngày đăng: 22/09/2010. Lần đọc: 2151 . Cập nhật bởi: DiepAnh
| |||
Trước khi có những bài ca hào hùng về Hà Nội như Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, chúng ta đã có những bài ca bi hùng về Hà Nội như Hà Nội chính khí ca , Hà Nội thất thủ ca …và một bài ca buồn về Hà Nội là Long thành cầm giả ca (Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 17/09/2010. Lần đọc: 4775 . Cập nhật bởi: DiepAnh
| |||
như một định mệnh, Hồng Hà nữ sĩ của chúng ta bị câu thơ mở đầu này vận vào số phận một cách nghiệt ngã: Hồng nhan đa truân! Quả là rất đa truân: Bà Điểm kết hôn với Nguyễn Kiều, lúc đó là năm 1743, Bà Điểm đã 39 tuổi.(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 13/09/2010. Lần đọc: 1482 . Cập nhật bởi: DiepAnh
| |||
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao sự trong sạch của tâm hồn con người, lên án thói đời tráo trở, vụ lợi, chà đạp lên thủy chung, tình nghĩa. Thơ ông, do vậy, nặng về nhân tình thế thái, triết lý đạo làm người.(Đỗ Ngọc Thạch) - Ngày đăng: 09/09/2010. Lần đọc: 1990 . Cập nhật bởi: DiepAnh
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D703...
Một cơ chế đặc thù của văn hóa. Đỗ Ngọc Thạch. Một cơ chế đặc thù của văn hóa. (Phê bình văn học - ví trí và chức năng trong nền văn hoá nghệ thuật ...
yume.vn/news/sang-tac/truyen-ngan-tap-van/dam-may-hinh-...
17 Tháng Tám 2011 ... Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. Như Mây là một cô gái được thừa hưởng những nét đẹp “chân quê” của người mẹ và sự khôn ngoan, sắc sảo ..... Một cơ chế đặc thù của văn hóa ... 10 truyện ngắn đầu trên phongdiep. net ...
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D168...
Hai vợ chồng ông Phí Văn Thí và bà Lại Thị Nghiệm đều làm việc ở một phòng Thí ... tin tưởng sự chung tình củaem, nhưng anh cũng hiểu có nhiều khi ta không chế ngự ... chưa nghỉ hưu mà còn được điều về một cơ quan đặcbiệt chống tham nhũng. .... Đó là do quy luật của tạo hóa: người già thường trở lại tuổi ấu thơ!
yume.vn/dongocthach18/article/tim-truyen-ngan-cua-do-ng...
11 Tháng Tám 2011 ... TÌNH GIÀ - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch - PHONGDIEP. NET . ... 25 Tháng 4 2011 – Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính - văn .... Vì thế, khi hết chiến tranh, ông Hòa về thành phố, được các thủ trưởng cũ quan tâm đặc biệt, ... với anh lính cảnh vệ Hòa) nên khi về thành phố, được biên chế vào ...
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D125...
THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (chương 1- 3) ... Và, bao giờ cũng vậy, sau năm phút đứng bất động dưới vòi nước hoa sen cho ... Liễu là con của hai nhà giáo, một nhà thơ và một nhà văn ở một "tỉnh lẻ” (mẹ .... đặn nét ngài nở nang” khiến cho ai đã nhìn thì cứ muốn nhìn mãi không thôi!
newvietart.com/index247.html
24 Tháng Ba 2009 ... ĐỖ NGỌC THẠCH ... 1) Đối tượng của phê bình văn học : Theo như định nghĩa mới nhất ....thời cơ chế thị trường này, tác phẩm văn học là một loại hàng hóa ( cho dù là đặc biệt) thì phải tuân thủ những qui luật khắc nghiệt của cơ chế thị ... năng trong nền văn hóa nghệ thuật : phongdiep. net:27/01/2009 2.
www.trieuxuan.info/%3Fpg%3Dtpdetail%26id%3D2446%26catid...
1 Tháng Sáu 2009 ... Điểm đến lý tưởng của những người sành Văn hóa Ẩm thực, Văn ... Đỗ Ngọc Thạch ... thành một cơ chế văn học đặc thù – một bộ phận thiết yếu của nền văn ... 8. phongdiep. net (Nhà văn Phong Điệp, trang web hoạt động từ ...
phongdiep.net/default.asp%3Faction%3Darticle%26ID%3D109...
Đỗ Ngọc Thạch ... Một thập kỷ sau ngày mất của Vũ Trọng Phụng, nhà văn Vũ Bằng đã viết: "Anh mất đi đến nay đã ... từ chữ Quốc ngữ, cơ sở vật chất, kỹ thuật của báo chí cho đến cơ chế vận hành của nghề viết báo, viết văn. ... biểu hiện khá nhiều và rõ nét trong Kịch nói, -một thể loại mới toanh mà Vũ Đình Long (5) đã tự ...
bichkhe.org/home.php%3Fcat_id%3D147%26id%3D1145
Đỗ Ngọc Thạch ... Cái buồn chán của tiên sinh cũng là cái buồn chán của một người trượng phu… ... một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu văn hóa lớn,- hơn ... Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha. ..... Mộtkiểu văn vần đặc biệt là hát nói mà ở đó, Tản Đà có thể sánh ngang với ...... Nguồn: Phongdiep. net ...
Một cơ chế đặc thù của văn hóa - Đỗ Ngọc Thạch
Đỗ Ngọc Thạch
Một cơ chế đặc thù của văn hóa
(Phê bình văn học - ví trí và chức năng trong nền văn hoá nghệ thuật)
Tất cả những biểu hiện của hoạt động thẩm mỹ của con người mà chúng ta quen nói nôm na là “đời sống văn hóa- văn nghệ” được bộ môn lý luận văn hóa xác định trong một cấu trúc tổng thể theo một hệ thống với khái niệm văn hóa nghệ thuật – là một hệ thống, một thể thống nhất khép kín. Trong hệ thống văn hóa nghệ thuật đó, có nhiều hệ thống phụ, hệ thông con, thể hiện cơ chế hoạt động của những lĩnh vực khác nhau của đời sống thẩm mỹ. Một trong những hệ thống phụ đó của văn hóa nghệ thuật là bộ môn phê bình nghệ thuật.
Các hệ thống phụ trong cấu trúc của văn hóa nghệ thuật đều vận hành theo những quy luật đặc thù, có cơ chế hoạt động riêng nhưng đều có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau. Nếu chỉ nhìn vào qui luật đặc thù thì dễ dẫn đến những quan niệm cực đoan, phiến diện. Nếu bị những biểu hiện của mối quan hệ qua lại chồng chéo che lấp thì sẽ không nhìn rõ đặc trưng loại biệt của từng đối tượng quan sát. Vì thế, dưới đây chúng ta sẽ quan sát cơ chế hoạt động của một quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó sẽ làm nổi rõ bộ môn phê bình nảy sinh từ đâu, nó có chức năng gì, tác động như thế nào vào quá trình này?
1. Hình thái đầu tiên, công đoạn đầu tiên của một quá trình hoạt đông nghệ thuật là sản xuất nghệ thuật (theo chữ dùng của C.Mac). Trong cơ chế sản xuất nghệ thuật hiện đại , bên cạnh “nhân vật chính” là nhà sáng tác còn có một “công cụ sản xuất” rất quan trọng là nhà biên tập. Nhiệm vụ lớn nhất của họ là thẩm định, đánh giá trước nhất tác phẩm nghệ thuật, giúp nhà sáng tác hoàn chỉnh tác phẩm trước khi nó được ra mắt công chúng với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Trước đây, người ta ít chú ý đến bàn tay của nhà biên tập, dấu ấn lao động nghệ thuật của họ trong việc cho ra đời một tác phẩm nghệ thuật. Phải nói rằng quá trình làm việc giữa nhà biên tập và nhà sáng tác diễn ra khá công phu và đó chính là một biểu hiện của hoạt động phê bình nghệ thuật. Hoạt động phê bình ở “khâu yếu” này như thế nào, đến nay vẫn còn là “chuyện hậu trường”,chưa được chú ý nghiên cứu. Tuy vậy, cũng có thể nhận xét sơ bộ rằng, hoạt động phê bình đã có nhu cầu nảy sinh, nhu cầu tồn tại ngay từ khi tác phẩm nghệ thuật chuẩn bị ra đời, thậm chí nó còn thai nghén trong ý đồ sáng tác của nhà sáng tác. ở khía cạnh khác có thể nói, đây chính là cơ sở nảy sinh của kiểu phê bình tình cảm - cá tính sáng tạo, chủ yếu dựa vào công việc bếp núc của nhà sáng tác mà nhà phê bình (hình thành từ trong đội ngũ nhà biên tập) nắm bắt tường tận. Những nhà phê bình này thiên về lý giải, phân tích tác phẩm trong quá trình “mang nặng đẻ đau” của nhà sáng tác, chú ý nhiều đến cuộc đời của nhà sáng tác và cố tìm mối quan hệ giữa tác phẩm và chính cuộc đời của nhà sáng tác. Kiểu phê bình này thường là tạo ra được những chân dung sinh động về nhà sáng tác hơn là sự “mổ xẻ” lạnh lùng và khách quan tác phẩm của nhà sáng tác.
2. Tác phẩm nghệ thuật ra đời, nó tồn tại trong đời sống thẩm mỹ với tư cách là một vật thể mang giá trị nghệ thuật. Giá trị này được quyết định bởi nội dung tinh thần của nó và phẩm chất của hình thức mang giá trị đó. Đồng thời nó cũng được qui định bởi tính chất của những nhu cầu xã hội và bởi mức độ đáp ứng của tác phẩm đối với những nhu cầu ấy. Nói cách khác, giá trị nghệ thuật này tùy thuộc vào lý tưởng thẩm mỹ của thời đại (hệ tư tưởng chính thống của hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà tác phẩm nghệ thuật ra đời). Vì thế, nó mang tính cụ thể - lịch sử và đương nhiên biến đổi theo biến động lịch sử - xã hội. Thước đo giá trị của tác phẩm nghệ thuật này nằm trong lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Thước đo này là “công cụ thẩm mỹ” đặc biệt nhằm đánh giá giá trị tác phẩm nghệ thuật. Như vậy là, từ trong bản thân tính chất của tác phẩm nghệ thuật đã nảy sinh nhu cầu tất yếu đánh giá giá trị tác phẩm nghệ thuật: đó là hoạt động phê bình nghệ thuật. Như thế, nhà phê bình nghệ thuật chính là “công cụ thẩm mỹ” đặc biệt để một lần nữa xác định giá trị tác phẩm nghệ thuật khi nó tồn tại trong đời sống thẩm mỹ với tư cách là một vật thể mang giá trị nghệ thuật. Giá trị tự thân của tác phẩm nghệ thuật và sự đánh giá của nhà phê bình có trùng khớp hay không, đó là một công việc lớn cùa phê bình nghệ thuật.
Sự đánh giá này của hoạt động phê bình nghệ thuât mang tính chất tổng quát và nó thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, nhà phê bình nhân danh người phát ngôn cho tư tưởng thẩm mỹ của thời đại. Vì thế người ta thương nói đó là sự đánh giá có tính chất triết học, hoăc triết mỹ. Đây chính là cơ sở nảy sinh kiểu phê bình triết hoc, có từ lâu với cách gọi “Phê bình triêt học truyền thống” (hoặc còn gọi phê bình là “mỹ học vận động”) do V.G.Biêlinxki sáng lập ở Nga. Kiểu phê bình này thường nhìn tác phẩm dưới con mắt triết mỹ,chú ý nhiều tới việc tìm ra sự phù hợp giữa tác phẩm và thời đại với sự tồn tại của giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ (thực ra không thể tách bạch ra như thế!). Và như trên đã nói, giá trị này tùy thuộc vào lý tưởng thẩm mỹ của thời đại, cho nên nó chỉ chấp nhận những tác phẩm nào “hợp gu”, hợp “khẩu vị” với nó và đương nhiên, nó gạt ra ngoài những tác phẩm nào vượt quá “khuôn phép” mà nó – cái lý tưởng thẩm mỹ của thời đại – ngầm qui ước! Vì thế, khi thời đại có biến đổi, các tác phẩm có sự “đảo lộn” giá trị vì có sự “đảo lộn các thang giá trị”!...
Như C. Mác nói “Tác phẩm nghệ thuật - và mọi sản phẩm khác cũng thế - đều tạo ra một thứ công chúng sính nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp”. (C. Mác: Về văn học và nghệ thuật - NxbSự thật. H.1997 ,tr.96). Công chúng nghệ thuật là nhóm người có trình độ cảm thụ những tác phẩm nghệ thuật. Việc hình thành công chúng nghệ thuật, từ tự phát đến tự giác, từ giáo dục nghệ thuật đến giáo dục thẩm mỹ. ở một nền văn hóa nghệ thuật phát triển cao, việc giáo dục nghệ thuật cũng như giáo dục thẩm mỹ (giáo dục nghệ thuật là một bộ phận hợp thành của hệ thống giáo dục thẩm mỹ) được chú trọng thì công chúng nghệ thuật càng phát triển, nâng cao. Công chúng ấy có nhạy cảm về nghệ thuật, am hiểu nghệ thuật, tức là có kiến thức về nghệ thuật mới có khả năng thưởng thức nghệ thuật, họ tiếp nhận được giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Mà giá trị của tác phẩm nghệ thuật luôn luôn biến đổi và đa nghĩa, lại được “mã hóa” bằng cấu trúc nghệ thuật phức tạp, ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù, v.v… Việc tiếp nhận giá trị của tác phẩm nghệ thuật đối với công chúng không dễ dàng gì. Tác phẩm nghệ thuật như là có “lớp vỏ” đặc biệt bao bọc . Vì thế,có thể nói, chính nhu cầu cảm thụ nghệ thuật của công chúng đã làm nảy sinh nhu cầu giáo dục nghệ thuật một cách chủ động cho công chúng, nhu cầu “giải mã” tác phẩm để cho công chúng tiếp nhận hết giá trị của tác phẩm. Điều này nảy sinh tất yếu bộ môn phê bình nghệ thuật: gồm những nhà phê bình có trình độ, kiến thức nghệ thuật cao làm “phiên dịch”, “môi giới” giữa công chúng với tác phẩm. Đây cũng chính là cơ sở của kiểu phê bình chủ yếu dựa vào văn bản cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật. Kiểu phê bình này tập trung vào việc phát hiện những cái “ẩn tàng” , “ẩn ngôn” , “ý tại ngôn ngoại” trong những cấu trúc “ đa tầng”, “đa nghĩa”, “ đa thanh” của tác phẩm nghệ thuật.
3. Mặt khác, xét ở giác độ tâm lý tiếp nhận, hoạt động cảm thụ của công chúng đồng thời xảy ra với hoạt động đánh giá giá trị tác phẩm. Nói cách khác, đánh giá giá trị tác phẩm nghệ thuật là một nhu cầu tất yếu của cảm thụ nghệ thuật. Nhu cầu đánh giá này không chỉ dừng lại ở sự phản ứng trực tiếp (bản năng của trạng thái xúc cảm thẩm mỹ) của công chúng nghệ thuật mà lan truyền, tích tụ thành những “làn sóng dư luận công chúng”. Làn sóng này tồn tại và phát triển trong đời sống thẩm mỹ, đến độ nào đó sẽ nảy sinh thành nhu cầu phát ngôn thành những quan điểm thẩm mỹ. Điều này nảy sinh tất yếu bộ môn phê bình nghệ thuật mà nhà phê bình là những đại biểu ưu tú nhất của công chúng nghệ thuật . Việc chọn lọc những người tiếp nhận nghệ thuật có tài năng nhất (theo cách nói của Xtanixlapxki) - những người vừa có một cảm quan nghệ thuật phát triển, tinh tế, được tôi luyện hẳn hoi lại vừa có khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ các ấn tượng và thể nghiệm nghệ thuật của mình. Những người này sẽ trở thành những nhà phê bình chuyên nghiệp . Chính vì thoát thai từ bộ phận ưu tú nhất của công chúng , những nhà phê bình này bao giờ cũng coi trọng hiệu quả của sự tác động thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật vào công chúng, coi trọng mối quan hệ giữa tác phẩm và công chúng, đương nhiên không thể không có dấu ấn cá nhân của nhà phê bình. Đây chính là cơ sở của kiểuphê bình xã hội học: tình trạng tiếp nhận tác phẩm của công chúng thu hút sự chú ý của nhà phê bình. “Công chúng là vi quan tòa thông minh nhất” – câu nói nổi tiếng này là chỗ dựa vững chắc cho kiểu phê bình xã hội học này. Lâu nay, người ta thường dè bỉu kiểu phê bình là “xã hội học dung tục” bởi bộ môn xã hội học nghệ thuật chưa phát triển, nhà phê bình chưa thực sự là đại diện của bộ phận công chúng ưu tú…
*
Đến đây, ta có thể hình dung được rằng: trong cơ chế vận hành của một quá trình hoạt động nghệ thuật gồm 3 bộ phận: sáng tạo nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật – ba hệ thống phụ của cấu trúc một quá trình hoạt động nghệ thuật – đều có những cơ sở nảy sinh, những nhu cầu tất yếu của sự có mặt của bộ môn phê bình nghệ thuật. Bộ môn phê bình nghệ thuật nảy sinh từ trong quá trình vận hành của ba hệ thống phụ đó và ngay lập tức quay trở lại tác động vào quá trình vận hành ấy. Như vậy, có thể nói: Phê bình nghệ thuật là hệ thống phụ thứ tư của hệ thống văn hóa nghệ thuật – một thể thống nhất khép kín.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là: phê bình nghệ thuật là một cơ chế đặc thù của văn hóa, nó là một bộ phận thiết yếu thuộc hệ thống văn hóa nghệ thuật. Nó có chức năng tạo nên cái “bình thông nhau”, cái cầu nối giữa cảm thụ nghệ thuật và sản xuất nghệ thuật, nó giải quyết nhiệm vụ xác định giá trị của tác phẩm nghệ thuật và do đó nó điều chỉnh định hướng tư tưởng và thẩm mỹ của sản xuất nghệ thuật. Đồng thời nó có khả năng tác động trở lại vào bản thân việc cảm thụ nghệ thuật, vào ý thức thẩm mỹ và cảm quan nghệ thuật của công chúng. Điều này qui định tính biện chứng của quan hệ qua lại giữa nhà phê bình và công chúng nghệ thuật.
Chức năng vừa nêu của phê bình nghệ thuật, về nguyên tắc nó không thể lẫn lộn với các bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về nghệ thuật như mỹ học, lý luận nghệ thuật, xã hội học nghệ thuật, v.v…. Các bộ môn khoa học về nghệ thuật này không nảy sinh từ nhu cầu nội tại tất yếu của một quá trình hoat động nghệ thuật mà chúng chỉ quan sát, nhìn vào nền văn hóa này từ bên ngoài, từ thế giới của các khoa học. Do đó, toàn bộ nền văn hóa nghệ thuật, trong đó có cả phê bình nghệ thuật, đều nằm ở trong tầm bao quát của các bộ môn khoa học về nghệ thuật vừa nêu với cái nhìn khách quan lạnh lùng của tư duy khoa học. Vì mối quan hệ giữa phê bình nghệ thuật và các khoa học nghiên cứu về nghệ thuật có nhiều mối quan hệ mật thiết cho nên lâu nay người ta vẫn xếp phê bình nghệ thuật vào khu vực các bộ môn khoa học về nghệ thuật như lý luận nghệ thuật, nghiên cứu nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật,v.v… Thậm chí người ta đã đặt câu hỏi: “Phê bình là khoa học hay nghệ thuật?”, song sự trả lời tính nước đôi " Phê bình là bộ môn có hai quốc tịch, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật !" đã khiến cho câu chuyện chưa thể có hồi kết !...
*
Qua việc trình bày cơ sở nảy sinh và chức năng của bộ môn phê bình nghệ thuật nói trên, chúng ta thấy người làm phê bình nghệ thuật phải đồng thời đáp ứng được tất cả những yêu cầu đã nêu với những phẩm chất , trình độ,kiến thức, cảm thụ nghệ thuật, v.v… không thể ở mức bình thường!... Chính vì vậy mà Lưu Hiệp, nhà phê bình trác việt của Trung hoa cổ đại, đã nói về phê bình nghệ thuật rằng:“Tri âm thực là khó thay. Cái âm thực là khó biết, người biết thực là khó gặp. Gặp được người tri âm ngàn năm mới có một lần” (Văn tâm điêu long). /.
Nguồn: Văn nghệ
Văn hoá
17/04/2013 16:43 GMT+7
Beyonce khoe đường cong triệt để
Nữ ca sĩ 32 tuổi xuất hiện trong những bộ bikini nóng bỏng mùa hè, khoe đường cong chết người.
Loạt hình Beyonce quảng cáo cho chiến dịch mới của H&M vừa được tung lên mạng. Đây là lần đầu tiên Beyonce quảng cáo cho sản phẩm của hãng này và ngay lập tức cô đã chứng tỏ lựa chọn của H&M là đúng. Tên tuổi cũng như những đường cong nóng bỏng của nữ ca sĩ đã làm tôn lên những thiết kế mùa hè đầy ấn tượng của H&M.
Tăng gần 30kg khi mang bầu và sinh bé Blue Ivy Carter, giờ đây Beyonce đã trở lại vóc dáng cũ và ngày càng trông quyến rũ hơn. Vốn nổi tiếng với thân hình gợi cảm cùng vũ điệu sexy đến chết người, Beyonce quả thực là sự lựa chọn hoàn hảo cho dòng sản phẩm bikini mùa hè.
Loạt hình được tung ra đúng ngày Beyonce bắt đầu tour lưu diễn thế giới Mrs. Carter World Tour tại Belgrade, Serbia khiến tên tuổi của cô càng nóng.
Linh Anh - Theo UsWeekly
nguồn: vietnamnet.vn
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét